Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay không? Những dấu hiệu cổ tử cung mở nào cho biết điều đó? Hẳn bạn sẽ lo lắng khi không biết làm cách nào biết được khi nào chuyện đó xảy ra.
May mắn thay, một số dấu hiệu của sự dãn nở cổ tử cung được đúc kết lại từ những kinh nghiệm trước đó. Sẽ khiến các mẹ hoàn toàn yên tâm khi những ngày vượt cạn đang tới gần.
Đọc thêm: 8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết
Mục lục
1. Khi nào thì cổ tử cung sẽ mở?
Cổ tử cung mở chính là một dấu mốc quan trọng để báo cho mẹ biết rằng mình đã chuẩn bị kết thúc quá trình “mang nặng” và sẵn sàng cho việc sinh con. Việc cổ tử cung mở nhanh hay chậm, lâu hay mau sẽ tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và nhiều yếu tố khác ở mỗi mẹ bầu.
2. Làm thế nào nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở
Nếu chú ý đến cơ thể, bạn sẽ nhận ra một số dấu hiệu ban đầu của sự dãn nở cổ tử cung. Dưới đây là 5 dấu hiệu cổ tử cung mở mà bạn có thể nhận biết mà không cần qua kiểm tra thăm khám của bác sĩ.
2.1. Những cơn đau nhói âm đạo
Đó là những cơn đau chớp nhoáng không thể nhầm lẫn, xảy ra với nhiều mẹ bầu trong tuần cuối của thai kỳ. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả những cơn đau buốt nhói trong âm đạo. Cơn đâu có thể đến từ việc em bé thay đổi vị trí, đầu chúc xuống khung xương chậu. Nó chèn các dây thần kinh và gây ra những cơn đau chớp nhoáng. Khi sự dãn nở cổ tử cung bắt đầu, nó cũng gây ra những đau buốt ở âm đạo.
2.2. Dấu hiệu cổ tử cung mở – Ra nhớt hồng
Nếu mẹ yêu thấy chất nhầy màu nâu hoặc hồng xuất hiện dưới chíp của mình. Đó là triệu chứng ban đầu của dấu hiệu cổ tử cung mở. Khi mang thai, cổ tử cung hình thành một nút nhầy vững chắc. Nhờ có lớp nhầy này vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong. Đồng thời hạn chế được những tác động ngoại lực từ bên ngoài đến thai nhi. Cổ tử cung mỏng đi là nguyên nhân khiến cho mạch máu bị vỡ. Đây là lí do vì sao chất nhầy có màu hồng hay màu nâu.
Mẹ bầu cần gọi cho bác sĩ ngay khi xuất hiện những hiện tượng sau:
- Ra máu âm đạo sớm hơn 37 tuần
- Máu chuyển sang màu đỏ tươi, không phải máu thành vệt.
- Có hiện tượng chảy máu rõ ràng.
2.3. Dấu hiệu cổ tử cung mở – Chuột rút và đau lưng
Nếu chuột rút xảy ra ở phía dưới, ngay phần xương mu, đây có thể là dấu hiệu cổ tử cung đang giãn ra. Nó có một chút giống như cảm giác chuột rút mà bạn gặp phải vào thời gian đầu kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể cảm thấy đau âm ỉ ở phần dưới lưng và nó diễn ra một cách đều đặn. Đây có thể là thời điểm diễn ra những cơn co thắt chuyển dạ.
2.4. Xuất hiện đường màu tím
Đường màu tím là cách đo sự giãn nở cổ tử cung đã được nghiên cứu và được nhiều sự ủng hộ. Khi đầu em bé di chuyển xuống dưới, xuất hiện một đường màu đỏ tím hoặc nâu chạy từ hậu môn đến đỉnh khe mông. Chiều dài của đường này tương quan với sự giãn nở của cổ tử cung và nó xảy ra ở hầu hết với các phụ nữ mang thai.
Nếu muốn kiểm tra, bạn có thể dùng đến một chiếc gương. Dấu hiệu cổ tử cung mở này sẽ càng nổi bật và rõ ràng hơn khi càng gần đến quá trình chuyển dạ.
2.5. Chảy nước ối
Khi chuẩn bị sinh con thì đi kèm với những cơn gò tử cung là những áp lực trong buồng tử cung nhằm đẩy nhi di chuyển xuống. Trong quá trình chuyển dạ, khi mà màng ối vỡ, sẽ có một lượng nước ối trong buồng tử cung chảy ra ngoài. Lúc này, vỡ ối sẽ khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và nhanh hơn nữa. Nếu thai phụ sắp đến ngày dự sinh nhưng chưa xuất hiện những cơn gò nhiều, thì có thể bác sĩ sẽ dùng một thủ thuật là bấm ối, việc này sẽ chủ động làm màng ối vỡ ra.
2.6. Những dấu hiệu cổ tử cung mở thông qua thăm khám cổ tử cung
Cách rõ ràng nhất để tìm ra sự giãn nở cổ tử cung là kiểm tra cổ tử cung. Thông thường bạn phải tìm đến bác sĩ để làm việc này. Tuy nhiên, điều đó không bắt buộc và bạn có thể tự kiểm tra cho mình.
Kiểm tra cổ tử cung là một phần thường xuyên trong chăm sóc thai sản tại bệnh viện hay các phòng khám. Kết quả kiểm tra có thể sẽ khác nhau đối với những bác sĩ khác nhau.
Đối với phụ nữ việc nhận thức cơ thể đang thay đổi như thế nào là một điều quan trọng. Nó giúp các mẹ biết rõ cổ tử cung của mình như thế nào trước và sau khi mang thai. Nếu tự kiểm tra cho mình. Các mẹ cần đảm bảo rửa tay và cánh tay bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Nếu nước ối đã vỡ. Lời khuyên dành cho mẹ bầu là không nên thực hiện thăm khám để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập khu vực này. Nhiễm khuẩn có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Kiểm tra độ mở của cổ tử cung
Khi mẹ bầu cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sớm cần phải được đến ngay địa chỉ y tế gần nhất. Các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra độ mở của tử cung để xác định bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ. Cách kiểm tra của họ là đặt hai ngón tay(ngón giữa và ngón trở) vào trong âm đạo của bạn, có sử dụng găng tay y tế hoặc thuốc khử trùng. Bằng cách đẩy ngón tay đi sâu bên trong, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, cũng như biết được kiểu ngôi thai như thế nào.
4. Dấu hiệu tử cung mở sớm
Cổ tử cung mở trước khi bắt đầu vào chuyển dạ gọi là cổ tử cung mở sớm. Hiện tượng này chỉ xảy ra với 2% thai phụ. Lúc này tử cung yếu nên không thể duy trì trạng thái đóng kín trong suốt giai đoạn mang thai và bắt đầu mở rộng ra trước thời điểm được cho phép. Điều này có thể khiến cho các bà bầu sinh sớm hoặc sảy thai.
Rất khó để nhận biết các dấu hiệu này, chúng trùng khớp với nhiều triệu chứng thai kỳ thông thường. Bà bầu chỉ biết khi bác sĩ thông báo trong lần khám thai gần nhất. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Đau lưng
- Cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng khung chậu
- Xuất hiện cơn gò nhẹ, hơi đau gần giống như đau bụng kinh
- Âm đạo tiết dịch, càng ngày càng nhiều và loãng
- Chảy máu nhẹ
Hiện vẫn không có cách điều trị hiệu quả hiện tượng này. Chỉ có 3 biện pháp hỗ trợ: Nằm nghỉ, giảm gò, khâu eo tử cung.
5. Vì sao cổ tử cung không mở?
Cổ tử cung không mở là một tình trạng không hiếm gặp. Việc này không chỉ làm trục trặc quá trình sinh tự nhiên mà còn làm chuyển dạ kéo dài, gây đau đớn nhiều hơn trong thời gian sản phụ sinh con.
Nguyên nhân có thể là:
- Rối loạn cơn gò xuất hiện trong ngày dự sinh hoặc lúc chuyển dạ
- Cổ tử cung xơ cứng do những tổn thương như viêm nhiễm, ung thư
- Sẹo xơ trước đó do những thủ thuật khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ tử cung…
Khi gặp tình trạng này phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cổ tử cung mở là tách ối, đặt túi nước vào buồng tử cung, hướng dẫn se đầu vú, cho thuốc tăng co bóp… Nếu các biện pháp trên vẫn không giúp tiến triển tốt thì sẽ mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
6. Các giai đoạn chuyển dạ
Hầu hết các hướng dẫn y tế chia chuyển dạ thành ba giai đoạn
6.1. Giai đoạn một
Giai đoạn chuyển dạ sớm. Các cơn co thắt bắt đầu, cổ tử cung giãn và em bé di chuyển xuống phần khung chậu. Khi gian đoạn này hoàn tất, cổ tử cung giãn ra 10cm.
6.2. Giai đoạn hai
Cơ thể bắt đầu đẩy em bé ra ngoài. Trong giai đoạn này, người mẹ thường cảm thấy muốn rặn mạnh. Giai đoạn này kết thúc với sự ra đời của em bé.
6.3. Giai đoạn ba
Các cơn co thắt vẫn tiếp tục, đẩy nhau thai ra ngoài. Giai đoạn này kết thúc bằng việc đẩy toàn bộ nhau thai ra ngoài, và thường diễn ra trong vòng vài phút sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, mẹ sắp sinh sẽ cảm thấy mình trải qua nhiều giai đoạn hơn thế.
Phần kết
Cách nhận biết cổ tử cung mở báo hiệu thời điểm những thiên thần của chúng sắp ra đời. Đây là thời khắc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt là những ông bố và bà mẹ. Khi nghĩ về khoảnh khắc ấy, các mẹ bầu vừa mong chờ lại vừa lo lắng. Đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể người mẹ cũng như thai nhi. Chính vì thế hãy luôn giữ cho mình một cảm giác thoải mái và vui vẻ. Và như thế, những đứa trẻ của chúng ta sẽ chào đời một cách tốt đẹp nhất.
Nguồn tham khảo: Làm sao để biết tử cung mở khi chuyển dạ
Có thể mẹ quan tâm đến bài viết này:
Tai 40 tuần chưa chuyển dạ mẹ phải làm sao?
Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên biết
Chuyển dạ giả: Liệu mẹ có biết chuyện dạ giả sau bao lâu thì sinh?