Chuẩn bị thai sản thường là kế hoạch cần được lên trước khi quá trình thụ thai diễn ra. Mặc dù mẹ có thể mang thai và sinh em bé “thuận buồm xuôi gió” ngay cả khi bạn không chuẩn bị thai sản, lên kế hoạch kĩ lưỡng sẽ giúp hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé. Nếu mẹ đang đọc bài viết này, chúng mình tin rằng mẹ đang nghĩ đến việc sẽ “sản xuất” một em bé thông minh khỏe mạnh trong thời gian tới phải không nào? Vậy thì, hãy cùng chúng mình rà soát lại check-list dưới đây một lần nữa để đảm bảo rằng kế hoạch thai sản của mẹ đã đầy đủ mẹ nhé!
Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Mục lục
1.Kế hoạch chuẩn bị mang thai 1: Lên lịch khám sức khỏe tổng quát
Mẹ nhớ đặt lịch khám sức khỏe tổng quát cho cả 2 vợ chồng nha. Đây là bước đâu tiên trong kế hoạch chuẩn bị thai sản mẹ nhé. Các bác sĩ sẽ giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe của cả hai và của gia đình. Tìm hiểu về lịch sử phụ khoa và kinh nghiệm mang thai trong quá khứ rất quan trọng. Nó sẽ giúp mẹ lên kế hoạch mang thai khỏe mạnh đó nè.
Mẹ hãy nhớ hỏi bác sĩ về một số vấn đề về sức khỏe như sau nhé:
- Các bệnh nội khoa mãn tính như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh thận hoặc bệnh tim nên được theo dõi và kiểm soát tốt trước khi thụ thai để có cơ hội mang thai khỏe mạnh nhất mẹ ạ
- Mẹ nên đề nghị được xét nghiệm HIV và viêm gan B nhé.
- Mẹ hãy lên lịch tiêm chủng những văc-xin cần thiết 6 tháng trước khi thụ thai mẹ nha. Một số vắc-xin có thể kể đến là cúm, thủy đậu, Rubella, sởi, quai bị. Do đây đều là những văc-xin “sống” nên chúng được khuyến cáo là không nên dùng trong thai kỳ nè.
- Các cặp vợ chồng có tiền sử bệnh di truyền, có con khác mắc bệnh di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc một số bệnh có thể chọn tư vấn di truyền trước khi thụ thai.
Mẹ nhớ chuẩn bị kĩ các câu hỏi trước khi đến gặp bác sĩ nhé!
Xem thêm: Tiêm phòng trước khi mang thai
2.Kế hoạch chuẩn bị mang thai 2: Hãy thay đổi thói quen ăn uống!
Mẹ ơi, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đó nha. Nếu mẹ đang theo chế độ ăn kiêng, hãy cân nhắc tạm dừng trong khoảng thời gian này nhé. Chế độ ăn nhiều chất béo và chế độ ăn chay cũng sẽ không phù hợp với mẹ bầu đâu nè.
Caffein thường được xem như là 1 “chất cấm” trong thai kỳ. Thực tế là chưa có bằng chứng khoa học nào cho nhận định này hết. Theo một số chuyên gia, bao gồm cả viện dinh dưỡng và ăn kiêng Hoa Kỳ, lượng caffeine ở phụ nữ mang thai nên được giới hạn ở mức 200 mg mỗi ngày.
Ngoài ra, một số loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao cần được hạn chế. Hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp bao gồm cá hồi, tôm, cá rô phi, cá da trơn và cá tuyết. Cá thu, cá bơn, cá ngừ chứa hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ cần tránh ăn nhiều mẹ nhé.
Mẹ cũng nên cố gắng tránh sữa chưa tiệt trùng, pho mát mềm, thịt nguội và thực phẩm động vật chưa nấu chín hoặc thô. Điều này là do nguy cơ tiếp xúc với Listeria monocytogenes, vi khuẩn phổ biến có thể gây sảy thai và các vấn đề khác. Trái cây và rau quả nên được rửa sạch trước khi ăn mẹ nha.
3.Kế hoạch chuẩn bị mang thai 3: Hãy bắt đầu bổ sung vitamin!
Axit Folic luôn đứng đầu danh sách dành cho mẹ bầu và “mẹ-sắp-bầu”. Axit folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Nó còn được chứng mình có khả năng làm giảm khả năng các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì vậy, Axit Folic là tối quan trong, ngay từ lúc mẹ lên kế hoạch có bầu, mẹ nhé. Thông thường, bổ sung sau khi chẩn đoán mang thai là quá muộn để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Vitamin chứa 400 đến 800 mcg axit folic được khuyên dùng hàng ngày mẹ nha. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn định lượng chính xác nhất cho cơ thể của mình mẹ nhé.
Ngoài ra tăng cường bổ sung thêm Sắt và Canxi cũng cần thiết lắm mẹ nhé. Mẹ có thể bổ sung thông qua vitamin hoặc thực phẩm có chứa hàm lượng 2 chất này cao mẹ nhé. Mẹ chỉ cần nhớ rằng không nên bổ sung quá nhiều Vitamin A và D thôi nè. Các bác sĩ khuyến nghị là:
- Vitamin A: 770-3300 mcg
- Vitamin D: 5-50mcg
Mẹ hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất nhé!
Các ông bố cũng nên bổ sung thêm Axit Folic, Kẽm và Vitamin C mẹ nhé. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng chất lượng tinh trùng hiệu quả lắm nhé. Bố mẹ cùng nhắc nhau bổ sung đầy đủ nha!
Xem thêm: Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì giúp mẹ và bé khoẻ mạnh?
4.Kế hoạch chuẩn bị mang thai 4: Kiểm soát cân nặng và lên lịch luyện tập hợp lý!
Cân nặng trước khi mang thai của mẹ nên được tính kĩ ngay từ trước khi mang thai nhé. Nếu cân nặng của mẹ đang nhiều hơn mức cho phép, hãy cố gắng giảm cân nha. Và duy trì cân nặng phù hợp trong suốt thai kỳ mẹ nhé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những mẹ béo phì phải đối mặt với nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ dẫn đến thai nhi bị quá to so với mức quy đinh.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên để cân nặng bị ít hơn mức cho phép nè. Điều đó sẽ khiến cho mẹ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sinh sản, chuyển dạ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc bị thiếu máu đó nha.
Thêm vào đó, nếu như mẹ đang có một thói quen tập thể dục đều đặn, hãy tiếp tục duy trì mẹ nhé. Nếu mẹ thích tập yoga, thì điều đó còn tuyệt vời hơn nữa. Mẹ có thể tập yoga trong suốt thai kỳ sau này luôn đó. Nó còn giúp mẹ có thêm năng lượng, ngủ ngon hơn. Và cải thiện tâm trạng và đối phó với căng thẳng nữa nha.
5.Kế hoạch chuẩn bị mang thai 5: Bắt đầu chiến dịch nào!
Và cuối cùng cũng đến được bước thụ thai rồi mẹ ơi!. Nôn quá nè. Bây giờ, cố gắng thêm vài bước nữa để chuẩn bị cho một thai kì khỏe mạnh mẹ nhé.
- Hạn chế những công việc nặng nhọc. Mẹ hãy hạn chế những việc mang vác nặng nhọc hoặc phải với cao nhé. Mẹ sẽ không biết được mình thụ thai thành công vào lúc nào. Những việc nặng nhọc thường đi kèm với khả năng xảy thai cao đấy mẹ ạ
- Hạn chế hóa chất. Việc làm đẹp là cả đời, nhưng mang thai chỉ là một hai lần của đời người thôi mẹ ơi. Sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc nên được hạn chế hết mức nhé. Nếu mẹ thực sự muốn đi nhuộm tóc, hãy lưu ý tránh xa phần da đầu mẹ nha.
- Cùng chăm sóc sức khỏe cho các chàng tinh binh. Hãy nhắc nhỏ anh chồng mặc quần thoáng mát khi ở nhà mẹ nha. Bố nhà mình cũng không nên để máy tính gần “cậu em” quá mức đâu nha.
6.Tâm tình chút xíu cùng chúng mình, mẹ nhé!
Chia sẻ nhiều vậy chứ thực tế có mấy điểm tối quan trọng sau mẹ cần lưu ý nhé:
- Một em bé khỏe mạnh cần sự chuẩn bị kĩ lượng ngay từ những giây phút đầu tiên nhé.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát cần được ưu tiên để giảm thiểu các dị tật bẩm sinh mẹ nha.
- Mẹ nhớ bổ sung axit folic mỗi ngày nè.
- Hãy bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe nè. Và cũng đừng quên tập thể dục đều đặn nữa nè. Tất cả sẽ giúp mẹ duy trì được cân nặng ổn địn trước và trong suốt thai kỳ đó.
- Tạm biệt các bạn chất kích thích gồm rượu, bia và thuốc lá mẹ nha. Mẹ cũng nhắc bố tránh hút thuốc cạnh mình nữa nhé.
Hy vọng những chia sẻ xíu xiu trên sẽ hỗ trợ được mẹ trong quá trình lên kế hoạch mang thai. Còn nếu chưa có kế hoạch gì, hãy lấy giấy bút và ghi lại ngay những điểm cơ bản để sau này dùng mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: Pregnancy Planning Tips, Foods and Infections to Avoid, and How to Prepare for the Baby. <https://www.medicinenet.com/pregnancy_planning_preparing_for_pregnancy/article.htm?fbclid=IwAR3KBauWThQSstLlHe3a8Rng5KLxB7grL_d6MWEeh3C8iN025aEGc1Jtxow>
Những loại cá chứa lượng thủy ngân rất cao bà nội trợ cần lưu ý. <https://www.bidvmetlife.com.vn/vn/for-customers/navigating-happiness-together/eat-happy/nhung-loai-ca-chua-luong-thuy-ngan-rat-cao-can-luu-y/>