Trẻ sơ sinh khi được 4 – 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm. Khác với thời gian đầu bé chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, lúc này thức ăn dặm cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Bởi vì lúc này bé đã lớn hơn và cần nhiều dưỡng chất hơn. Trong thời gian ăn dặm, rau củ là một nguyên liệu không thể thiếu. Rau củ quả cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có nhiều thời gian để mỗi ngày đều chế biến đồ ăn dặm cho con. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về cách trữ đông rau cho bé ăn dặm an toàn nhé!
Xem thêm: Bé ăn dặm: 10 luật bất thành văn mẹ không thể bỏ qua
Mục lục
1. Vì sao nên trữ đông đồ ăn dặm cho trẻ sơ sinh?
Thời gian này nhiều mẹ đã bắt đầu trở lại đi làm sau kì nghỉ phép. Hoặc với nhiều mẹ làm nội trợ, việc chế biến đồ ăn dặm cho bé hàng ngày đôi khi cũng là khó khăn vì bận rộn. Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận, và mẹ cũng nên tiết kiệm thời gian thay vì lúc nào cũng bận rộn. Vậy nên việc trữ đông đồ ăn dặm cho bé là một biện pháp hiệu quả cho mẹ.
Đa số các mẹ bỉm thường sử dụng ngăn mát tủ lạnh để bảo quản đồ ăn. Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn. Nếu mẹ muốn giữ thực phẩm lâu hơn, mẹ nên dùng ngăn đông của tủ lạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh, sử dụng ngăn đông để bảo quản đồ ăn không làm mất đi các dưỡng chất của nó. Kể cả đồ ăn dặm của bé cũng vậy. Vì thế nhiều mẹ bây giờ đều đã sử dụng phương pháp này để tiết kiệm thời gian mà không làm giảm dinh dưỡng cần thiết cho con. Và rau củ quả là một phần không thể thiếu, mẹ nên tìm hiểu cách trữ đông rau xanh cho bé ăn dặm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Cách chế biến rau xanh cho bé ăn dặm để trữ đông
Rau xanh mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Vì thế có rau củ quả trong các món ăn dặm của trẻ là điều cần thiết. Mẹ có thể dùng các loại rau củ như: bí xanh, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây, bông cải… Cách chế biến những loại rau củ để ăn dặm cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần cắt nhỏ, đem hấp hoặc luộc chín lên. Sau đó đem xay hoặc nghiền nhuyễn là có thể cho bé ăn được rồi. Mẹ cũng có thể trộn thêm sữa nếu đặc quá giúp bé dễ ăn hơn. Hoặc kết hợp cùng một số nguyên liệu khác như thịt, cá để bổ sung chất đạm cho bé.
Một lưu ý nhỏ khi nấu các loại rau củ là mẹ không nên nấu quá lâu. Vì nếu như vậy, nhiệt độ sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Và mẹ cũng không cần phải nêm nếm thêm gia vị gì đâu. Bé sơ sinh không nên ăn muối vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Đối với mẹ bận rộn thì nên nấu nhiều một chút. Sau đó dùng cách trữ đông rau cho bé ăn dặm là có thể tiết kiệm được thời gian rồi.
3. Cách trữ đông rau cho bé ăn dặm
3.1. Cách trữ đông an toàn
Sau khi chế biến xong đồ ăn dặm cho bé, mẹ hãy chia nhỏ ra thành các phần vừa ăn. Rồi sử dụng các hộp nhựa nhỏ hoặc khay có những ô vuông nhỏ để đựng. Mẹ hãy bọc kín lại rồi bỏ vào tủ đông đá là xong rồi. Trước khi bỏ vào tủ lạnh, mẹ nên dán nhãn ngày tháng và tên thức ăn để dễ phân chia thời gian ăn uống hợp lí hơn nhé.
Mẹ cũng nên chú ý không nên dùng đồ đựng bằng thủy tinh để cho vào ngăn đông. Đồ thủy tinh sẽ rất dễ vỡ vì thay đổi về nhiệt độ quá nhiều. Vì vậy mẹ nên dùng đồ nhựa. Tuy nhiên cũng cần kĩ lưỡng chọn đồ dùng an toàn cho sức khỏe của bé và cả gia đình. Như vậy là đã biết cách trữ đông rau xanh cho bé ăn dặm rồi đấy!
3.2. Đồ ăn được bảo quản bao lâu?
Thức ăn sẽ được bảo quản tốt nhất trong 2 ngày nếu ở ngăn mát và trong 1 tuần nếu ở ngăn đông. Mẹ không cần lo lắng đồ ăn dặm của bé sẽ bị mất đi dưỡng chất đâu. Khi đồ ăn đông lạnh, các chất trong đó sẽ rơi vào trạng thái “ngủ”, từ đó không xảy ra quá trình chuyển hóa chất. Như vậy mẹ có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho bé cần hấp thụ trong thời gian ăn dặm. Hơn nữa lại còn có thể giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Mẹ có thể dành thời gian cho công việc hoặc nghỉ ngơi. Mỗi lần nấu đồ ăn dặm mẹ có thể nấu luôn cả tuần cho bé. Mỗi lần đến giờ ăn lấy ra rã đông cho bé ăn là được, rất nhanh đúng không nào?
4. Cách rã đông an toàn
Trữ đông là một việc, rã đông lại là một việc khác. Mặc dù mẹ đã trữ đông để không bị mất dưỡng chất, nhưng nếu rã đông sai cách, dinh dưỡng cũng có thể “bốc hơi” khỏi thức ăn. Mẹ nến tìm hiểu một số cách rã đông an toàn sau đã được các chuyên gia khuyên làm:
- Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.
- Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy.
- Dùng lò vi sóng để làm nóng thức ăn dặm.
Như vậy mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn dặm an toàn mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Thời kì ăn dặm của con tuy làm nhiều mẹ vất vả, nhưng chăm sóc bé yêu là một việc mang lại nhiều hạnh phúc cho mẹ. Nếu biết cách chăm sóc thông minh và hiệu quả, mẹ vừa tiết kiệm được thời gian mà vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cách trữ đông rau cho bé ăn dặm, mẹ đã học được chưa?
Xem thêm:
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Gia vị cho bé ăn dặm: 6 Loại hạt nêm cho bé mẹ cần biết
Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng thực phẩm chuẩn nhất
Cho bé ăn dặm đúng cách: Những nguyên tắc bất di bất dịch
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?