Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ nên cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Như các Mẹ đã biết, trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều hơn bình thường. Vậy Mẹ nên cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Thời gian quyết định bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của con. Khi bé được 5 tháng tuổi cũng là lúc con bắt đầu ghi nhớ được sự vật. Do đó những trò chơi như trốn tìm, ù òa khiến trẻ thích thú vô cùng.

Trí thông minh của các bé phát triển rất nhanh: con có thể phân biệt được các đồ vật với kích thước và các màu sắc khác nhau, cũng như có thể quan sát sự chuyển động của các vật thể. Lúc này, khả năng nghe và nhìn ở trẻ gần như đã hoàn thiện hoàn toàn. Các bé có thể ghi nhớ tên của bản thân. Biểu hiện là trẻ sẽ quay về phía người gọi khi nghe thấy người gọi tên mình.

Thời điểm này cũng là lúc tay trẻ đã phát triển sự khéo léo. Trẻ có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác hoặc cầm nắm, nhặt đồ. Bắt đầu từ lúc này, bé sẽ vô cùng háo hức khi được sờ nắm mọi thứ. Thông qua những hành động này, con có thể khám phá thế giới xung quanh mình, thỏa mãn tính tò mò của trẻ nhỏ.

Trẻ cũng sẽ bắt đầu nói rất nhiều. Mới đầu, bé sẽ chỉ bập bẹ những tiếng “baba”, “mama” nhưng Mẹ hãy cố gắng trò chuyện cùng con nhiều nhất có thể Mẹ nhé! Vì đây chính là cách để khuyến khích khả năng giao tiếp của con phát triển.

2. Vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến thời gian bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ

Vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến thời gian bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ
Vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến thời gian bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ

Đây là thời điểm bé nhà mình chuẩn bị mọc răng. Thông thường, chiếc răng đầu tiên của bé sẽ xuất hiện khi con được 6 – 8 tháng tuổi. Dù vậy, những triệu chứng mọc răng có thể xuất hiện trước. Những triệu chứng này sẽ gây khó chịu cho trẻ.

Biểu hiện mọc răng ở các con sẽ khác nhau. Tuy nhiên các con sẽ có biểu hiện chung có thể kể đến như: chảy nhiều dãi, nổi mẩn ở cằm, ho, cáu gắt, vò đầu bứt tai và khó ngủ… Một số trường hợp cho rằng quá trình mọc răng cũng khiến trẻ sốt và tiêu chảy. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ vẫn chưa có kết luận về những triệu chứng này có liên quan đến quá trình mọc răng của bé hay không.

Chính những biểu hiện này làm ảnh hưởng lớn đến thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ bé 5 tháng tuổi.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

3. Bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

3.1. Sắp xếp lịch trình cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Sắp xếp lịch trình cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Sắp xếp lịch trình cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Các bé từ 3-6 tháng tuổi, nhịp sinh học của bé được thiết lập rõ ràng hơn. Nhịp sinh học là một đồng hồ 24 giờ bên trong cơ thể mỗi người. Nó xoay vòng theo thời gian đều đặn giữa tỉnh táo và buồn ngủ. Một lịch trình ngủ cố định sẽ hỗ trợ một chu kỳ sinh học tự nhiên. Đồng thời, nó cũng khuyến khích phát triển một thói quen ngủ tốt.

Thời gian ngủ của hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ lâu hơn khi các bé được 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, bé chưa thể tự thiết lập cho mình một nhịp sinh học khoa học. Mẹ có thể tham khảo lịch trình sau đây để lập kế hoạch đi ngủ cho trẻ, tạo cho con một nhịp sinh học tốt nhé:

  • Mỗi sáng Mẹ hãy đánh thức bé dậy vào khoảng 6 giờ – 8 giờ sáng
  • Ban ngày, Mẹ để con chợp mắt 2 – 4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần từ 30 phút đến 3 tiếng đồng hồ.
  • Giờ đi ngủ mỗi tối là khoảng 6 giờ đến 8 giờ tối
  • Giấc ngủ đêm 4 – 10 giờ một lần và tổng cộng giấc ngủ tối là 9 – 12 giờ

=> Tổng số giấc ngủ mỗi ngày 12 – 16 giờ

3.2. Chăm sóc giấc ngủ của bé

Chăm sóc giấc ngủ của bé
Chăm sóc giấc ngủ của bé

Hầu hết các bé 5 tháng tuổi đều có những giấc ngủ suốt đêm cộng thêm hai giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và sau khi ăn trưa. Mẹ không nên trì hoãn giấc ngủ ngày của bé nhé! Đồng thời, Mẹ cũng cần tạo lập cho bé một thói quen ngủ thật khoa học.

Trước khi để bé đi ngủ, Mẹ có thể tắm bé qua với nước ấm rồi kể cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để bé có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Ban đêm các bé có thể ngủ một giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần phải tỉnh dậy để ăn. Mẹ vẫn cần tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi bé đang lim dim chưa hoàn toàn chìm vào giấc ngủ. Việc này sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ. Đây là một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ hay khi con bước vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Lúc này, con có thể sẽ thức dậy 1 – 2 lần mỗi đêm dù trước đó các bé đã có thể ngủ liền mạch trong nhiều giờ liền. Tuy nhiên, Mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển mà thôi. Trẻ sẽ nhanh chóng quay trở lại nếp sinh hoạt cũ khi vượt qua giai đoạn này.

Như vậy, Mẹ đã biết một ngày bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ chưa? Hy vọng, với những thông tin trên, Mẹ đã biết cách tạo cho con một nhịp sinh hoạt khoa học, hỗ trợ sự phát triển tối đa cho con.

Xem thêm:

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ nên cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0