Trẻ ngủ ngày thức đêm, cáu gắt, khó ngủ là những hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con mà cũng khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy mệt mỏi. Việc thức quá khuya sẽ khiến cho cơ hội phát triển cả về chiều cao và trí tuệ giảm sút. Chính vì thế, mẹ cần quan tâm đến vấn đề này để có sự điều chỉnh kịp thời.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh ngủ ban ngày và thức vào ban đêm. Chúng ta có thể liệt kê ra một vài nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Đầu tiên là do con chưa phân biệt được rõ ràng giữa ban ngày và ban đêm.
- Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và chúng cần phải được bú liên tục. Nếu trẻ thức đêm khoảng 3 đến 4 tiếng/ngày là bình thường. Nhưng vượt qua con số này nhiều thì mẹ cần phải xem xét.
- Con bị khó chịu trong người cũng có khả năng thức đêm cao hơn.
- Do thói quen khi ngủ của con. Thường thì các bé được bố mẹ dỗ khi ngủ sẽ có xu hướng khóc đòi mẹ trong đêm.
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng ảnh hưởng đến việc ngủ ban đêm của trẻ.
- Con đang bước vào giai đoạn phát triển mới ví dụ như: mọc răng, lăn, bò, lật, tập nói…
- Khi bạn chuyển nhà và thay đổi nếp sống sinh hoạt.
- Con bị bệnh cũng sẽ khó ngủ vào ban đêm hơn.
2. Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?
Vậy nếu như em bé nhà bạn thường xuyên thức đêm, ngủ ngày thì phải làm sao? Hãy ghi nhớ những cách khắc phục dưới đây.
2.1. Tạo thói quen ngủ tránh cho trẻ ngủ ngày thức đêm
Đây là điều đầu tiên mà các mẹ cần phải làm để giải quyết vấn đề này. Không cần quan tâm đến việc con đã buồn ngủ hay chưa, cứ đến khoảng 8 – 9 giờ tối thì bạn hãy tạo thói quen đi ngủ cho chúng.
Hãy cho con ti đủ no sau đó lau người và thay quần áo cho con. Cuối cùng là đặt chúng vào chỗ ngủ đã quen thuộc. Không nên ẵm bồng, rung lắc như vậy sẽ hình thành thói quen không tốt cũng như khiến con khó ngủ hơn.
Việc lặp lại những bước này khi con ngủ sẽ tạo thành thói quen để chúng thích nghi và dần điều chỉnh nhịp đồng hồ sinh học của mình.
2.2. Dạy con cách phân biệt ngày và đêm
Hoạt động vào ban ngày nhiều hơn đó chính là thói quen của trẻ hình thành ngay từ khi chưa sinh ra. Chính vì thế mà chúng vẫn sẽ giữ thói quan đó, không phân biệt được ngày và đêm.
Để tránh tình trạng trẻ ngủ ngày thức đêm, mẹ hãy giữ cho con thật tỉnh táo bằng cách mở các loại rèm cửa, đèn và thường xuyên chơi cùng con. Duy trì nếp sinh hoạt bình thường của gia đình nhưng hãy hạn chế ấm thanh lớn làm trẻ giật mình.
2.3. Đảm bảo thời gian ngủ ngày và giảm tình trạng thức đêm
Mẹ không nên ngăn việc con ngủ ngày. Trẻ sơ sinh vẫn cần những giấc ngủ ngắn ở ban ngày nếu không con sẽ cáu gắt khó chịu và mệt mỏi. Hãy tham khảo thời gian ngủ của trẻ để biết như thế nào là trẻ ngủ ít và ngủ bình thường.
- Trẻ sơ sinh: Nên ngủ 20 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày 8 đến 10 tiếng, ngủ đêm 12 tiếng.
- Trẻ 1 tháng tuổi: Nên ngủ 19-20 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày 7 đến 8 tiếng, ngủ đêm 12 tiếng.
- Trẻ 3 tháng tuổi: Nên ngủ 16-18 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày 5 đến 7 tiếng, ngủ đêm 11 tiếng.
- Trẻ 6 tháng: Nên ngủ 14,5 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày 3,5 tiếng, ngủ đêm 11 tiếng.
- Trẻ 9 tháng: Nên ngủ 14 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày 3 tiếng, ngủ đêm 11 tiếng
- Trẻ 12 tháng: Nên ngủ 13 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày 3 tiếng, ngủ đêm 12 tiếng
2.4. Luyện cho con tự ngủ
Luyện cho con tự ngủ rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trẻ ngủ ngày thức đêm. Các phương pháp mà mẹ có thể áp dụng là:
- Phương pháp không khóc
- Bế lên đặt xuống
- Để con khóc
- Khóc có kiểm soát
Hãy đặt con vào cùi, giường khi chúng buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Tránh việc đặt con khi chúng đã mơ màng ngủ điều này khiến trẻ dễ bị thức giấc đêm và bám mẹ.
3. Những yếu tố cần quan tâm giúp trẻ ngủ đêm dễ dàng hơn
Để tạo thói quen ngủ đúng giờ, sinh hoạt khoa học cho con, cha mẹ hãy ghi nhớ những điều sau đây:
- Chơi cùng con vào ban ngày. Ben đêm giữ yên lặng để bé ngủ. Tuy nhiên không để con quá phấn khích nếu không chúng sẽ thức giấc bất chợt vào ban đêm.
- Thực hiện các hoạt động giúp con thư thái tinh thần trước khi ngủ.
- Duy trì các điều kiện trong phòng khi con ngủ. Đảm bảo âm thanh, ánh sáng mọi thứ vẫn như lúc con bắt đầu đi ngủ.
- Để chỗ của con càng thoáng đãng càng tốt. Như vậy thì con sẽ ngủ ngon hơn.
- Hãy mang đến cho con bạn cảm giác an toàn khi ngủ bằng cách ôm ấp và vỗ về chúng trước khi đặt con ngủ.
Trẻ sơ sinh khi bắt đầu luyện tập ngủ đúng giờ giấc sẽ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, chỉ cần kiên nhẫn và thực hiện đúng thì việc trẻ ngủ ngày thức đêm sẽ không còn nữa. Cha mẹ cũng sẽ không phải vất vả và có sự xáo trộn trong sinh hoạt quá nhiều.