Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

BÉ BỊ NÔN – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI MẸ TỐT

Bé bị nôn là một việc vô cùng đau đầu đối với các cặp bố mẹ. Vì nôn ói là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính. Vì vậy khi bé bị nôn, các mẹ cần ngay lập tức nhận biết các dấu hiệu và đưa bé đến bệnh viện đúng lúc.

1. Nguyên nhân bé bị nôn?

1.1. Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

bé bị nôn
Nguyên nhân bé bị nôn?

Nếu bé nhà mình bị nôn nhiều liên tục 5-10 phút/ lần trong 1-12 giờ đầu thì có nguy cơ bé bị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm. Hai bệnh này về cơ bản là dấu nhau, nên các mẹ đặc biệt chú ý đến các đặc điểm khác sau đây:

  • Trường hợp bị viêm dạ dày, bé bị nôn, kèm sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài 12 – 72 giờ (3 ngày). Có thể bị tiêu chảy trong 2 ngày đầu.
  • Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau khi ăn trúng thực phẩm nhiễm khuẩn 2-12 tiếng thì bé mới bắt đầu bị nôn ói. Không kéo dài quá 12 tiếng sau đó và không kèm theo sốt cao hoặc tiêu chảy.

Đới với các bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, bé bị nôn có thể do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý, nên ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Nếu bé bị nôn nhiều, lúc này dấu hiệu bé gặp các vấn đề về viêm ruột dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tắc ruột,… là khá cao.

Viêm dạ dày ruột thường gặp đối với các bé trên 12 tháng tuổi. Nguyên nhân phổ biến do siêu vi. Bé thường nôn ói đột ngột trong 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng khác của viêm dạ dày ruột có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.

1.2. Nhiễm trùng tiết niệu

Nếu bé nhà mình bị sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì các mẹ nên cân nhắc tình trạng này của bé.

1.3. Tắc ruột

Đây là một bệnh lý nguy hiểm và cần được cấp cứu gấp. Nếu các mẹ thấy bé nhà mình bị đau bụng dữ dội, thì nên tham khảo thêm các triệu chứng bao gồm sau:

  • Đau bụng đột ngột.
  • Nôn ra mật xanh vàng.
  • Thường là nôn vọt (không bắt buộc).
  • Đau bụng dữ dội liên tục hoặc từng cơn.
  • Không đại tiện.
  • Trẻ nhợt nhạt, vã mồi hôi.
  • Tình trạng bệnh ngày càng tồi đi.

1.4. Lồng ruột

bé bị nôn
Nguyên nhân bé bị nôn?

Lồng ruột cũng là 1 triệu chứng nguy hiểm và cần cấp cứu gấp. Trẻ dưới 4 tuổi vẫn có khả năng cao bị nôn do lồng ruột.

Lúc này, mẹ nên quan sát bé nhà mình có đau bụng kèm theo thường co chân về phía bụng, có thể có máu trong phân, phân lỏng.

1.5. Hẹp phì đại môn vị

Môn vị là phần cuối của dạ dày, nơi nối với tá tràng. Dù trường hợp này ít nhưng các mẹ cũng nên lưu ý. Nếu bé 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội nhiều lần và bé cứ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói. Các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Hẹp phì đại môn vị cần được phẫu thuật điều trị, trẻ có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Cách xử lý khi bé bị nôn

Lúc này, các mẹ có vai trò hết sức quan trọng. Việc bé bị nôn nếu không được xử lý đúng cách sẽ nhanh chóng làm bé kiệt sức.

2.1. Cách xử lý tại nhà cho các mẹ

bé bị nôn
Cách xử lý khi bé bị nôn
  • Khi bé bị nôn sữa hay thức ăn ra ngoài, các mẹ hãy lấy khăn lau sạch miệng bé, quàng 1 khăn sạch vào đổ để tránh bị tiếp tục nôn trớ.
  • Tuyệt đối không bế bé lên khi bé đang nôn ói vì sẽ tăng nguy cơ dịch ói tràn vào phổi.
  • Các mẹ nhớ đặt bé nằm kia, kê đầu bé đảm bảo phần nửa trên luôn cao hơn phần dưới thân mình để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi

Xem thêm: Top 3 tư thế cho bé bú khoa học dành cho mẹ

  • Các mẹ cũng lưu ý là đừng cho bé uống sữa sau khi nôn ói. Đồng thời, nhanh chóng làm sạch mùi hôi/ tanh khó chịu do chất nôn gây ra để bé dễ chịu hơn.
  • Các mẹ có thể cho bé nhà mình dùng dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước trái cây loãng từng chút một để bù đi phần nước và chất điện giải bị mất qua việc nôn.
  • Nếu sử dụng Oresol, mẹ cần lưu ý pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Các mẹ không cho trẻ uống phần đã pha từ sáng. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1-2 phút, bằng muỗng nhỏ, đút hết một lượng oresol trong vòng 4 giờ (50ml cho mỗi ký cân nặng, ví dụ trẻ 10 ký, cần bù 500ml). Sau đó, ba mẹ có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường.
  • Các mẹ đừng nên quát mắng hay tỏ thái độ bực tức, vì các bé sẽ cảm nhận được và quấy khóc nhiều hơn. Việc bé khóc sẽ càng làm tồi tệ hơn tình trạng sức khỏe của bé.  Các mẹ nên từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.

2.2. Cần theo dõi tình trạng bé

Bố mẹ bé cần theo dõi các dấu hiệu để xử trí đúng và đưa trẻ đi khám khi cần thiết.

Theo dõi dấu hiệu mất nước khi bé bị nôn

  • Dấu hiệu mất nước nhẹ: Môi hơi khô, trẻ khát nước. Trẻ bị mất nước nhẹ thường không cần đi khám ngay nhưng ba mẹ cần theo dõi diễn tiến để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn.
  • Dấu hiệu mất nước vừa và nặng:
    • Giảm đi tiểu (không đi vệ sinh hoặc không ướt tã trong 4-6 giờ)
    • Khóc không thấy nước mắt
    • Môi khô nhiều, mắt trũng
    • Bàn tay bàn chân lạnh
    • Trẻ lừ đừ

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, ba mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay.

Lưu ý chế độ ăn

bé bị nôn
Lưu ý chế độ ăn

Lúc này, các mẹ cần lưu ý lại chế độ và thời gian biểu trong sinh hoạt của bé để báo cho bác sĩ khi cần thiết nhé.

Đới với các bé còn đang bú sữa mẹ: nếu bé không mất nước quá nhiều. Các mẹ có thể tiếp tục cho bé bé sữa vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước.

Nếu trẻ nôn ói ngay sau bú, mẹ cố gắng cho con bú từng chút một, nhiều lần. Ví dụ: bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Nếu sau 2-3 giờ, tình trạng nôn ói giảm, có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Có thể cho bé ăn cháo, thịt nạc, sữa chua, trái cây. Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì gây khó tiêu hóa. Các mẹ nên lưu ý lại đã cho bé ăn gì, số lượng. Để lỡ tình trạng tệ hơn xảy ra, có thể khai báo đầy đủ với bác sĩ.

Xem thêm: 7 lưu ý quan trọng để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

3. Các biện pháp hạn chế tình trạng bé bị nôn trớ

bé bị nôn
Các biện pháp hạn chế tình trạng bé bị nôn trớ

3.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ:

Mẹ nên cho bé bú từ từ, không để bú quá no và chỉ cho trẻ nằm sau khi bú mẹ ít nhất 15 phút.

Xem thêm mẹ nên cho bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa là đủ tại đây

Khi cho bé bú, các mẹ nên giữ đầu và người bé trên một đường thẳng. Mẹ phải ôm sát bé vào người và dùng tay đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ. Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú.

Các mẹ hãy tập thói quen này khi cho bé bú. Cho bé bú bên trái trước. Vì khi mới bú, lượng sữa trong bụng ít, để bé nằm nghiêng bên phải tốt hơn. Sau đó, chuyển bé sang bên phải (bé nằm nghiêng bên trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.

Khi bé nhà bạn bú xong, các mẹ cần bế bé lên, vỗ nhẹ vào phần lưng bé. Mục đích của việc này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân gây cho bé bị nôn.

3.2. Đối với trẻ bú bình:

Các mẹ để nghiêng bình sữa cho bé bú. Điều này để tránh việc bé nuốt phần không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Xem thêm Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình khoa học

3.3. Với trẻ ăn dặm:

Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn nhiều dễ khiến con sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày.

Tập cho trẻ thói quen ăn khi ngồi. Tình trạng bị trào ngược dạ dày sẽ xảy ra do các mẹ cho bé nhà mình nằm khi ăn.

Bé có thể có dấu hiệu không dung nạp lactose trong sữa bò (đây là dấu hiệu bình thường). Mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

Tình trạng bé bị nôn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bé sơ sinh vì bé lúc này rất yếu. Các mẹ nên giữ bình tĩnh và theo dõi kĩ lưỡng tình trạng bé nhà mình khi bé có dấu hiệu không khỏe nhé.

Nguồn tham khảo:

Bệnh viện nhi trung ương: Một số triệu chứng nôn mửa ở trẻ em

Báo Tuổi trẻ: bố mẹ làm gì khi con bị nôn

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÉ BỊ NÔN – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI MẸ TỐT”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0