Bé 10 tháng tuổi là giai đoạn phát triển cực kỳ tuyệt vời của con. Nhưng nhiều mẹ lại chưa nắm rõ bé 10 tháng biết làm gì để xem con mình có đang phát triển bình thường hay không. Cách chăm sóc trẻ lúc 10 tháng cũng sẽ có những điểm khác biệt. Vậy hãy ghi nhớ những điều dưới đâu để trở thành người mẹ thông thái đồng hành cùng con yêu.
Mục lục
1. Đặc trưng trong phát triển của trẻ 10 tháng tuổi
Mẹ có thể xem thêm: TRẺ 10 THÁNG CHƯA MỌC RĂNG: MẸ CÓ NÊN LO LẮNG?
Trước khi tìm hiểu về việc bé 10 tháng biết làm gì, mẹ cần phải nắm rõ các đặc trưng trong giai đoạn này của con là như thế nào. Đây là căn cứ để xem con có đang phát triển bình thường không. Từ đó can thiệp đúng và dành những điều tốt đẹp nhất cho bé.
Trẻ 10 tháng tuổi sẽ có các đặc trưng sau:
- Chiều cao: Bé trai từ 68,9 – 78,9cm; Bé gái từ 67,7 – 77,3cm.
- Cân nặng: Bé trai từ 7,5 đến 11,5cm; Bé trai 7,5 đến 11,5cm.
- Vòng đầu: Bé trai từ 43,2 – 48,4cm; Bé gái 42,4 – 47,2cm.
- Vòng ngực: Bé trai 41,9 đến 49,9cm; Bé gái từ 40,7 đến 48,7cm.
- Thóp: thóp trước sẽ tiếp tục thu nhỏ lại.
2. Bé 10 tháng biết làm gì?
Ngay bây giờ sẽ là lời giải đáp cho việc bé 10 tháng biết làm gì mà mẹ cần biết.
2.1. Vận động thô
Đối với các hoạt động liên quan đến vận động thô, trẻ 10 tháng sẽ làm được những điều sau:
- Tứ chi duỗi thẳng ra khi bò.
- Tay bé có thể chống được xuống đất một cách vững chắc.
- Trẻ biết cách vịn vào đồ vật đồng thời di chuyển tay và bước ngang. Như vậy tức là con có thể chuyển từ ngồi lên đứng và nằm một cách có ý thức hơn.
- Con thích tự bò lên ghế và bò xuống.
- Nếu có vật chắc chắn để vịn, con sẽ có khả năng khom người nhặt đồ vật và lại đứng lên.
- Biết bỏ đi vật ở trong tay của mình.
2.2. Vận động tinh
Các bé 10 tháng tuổi đã có những khả năng sau đây về vận động tinh:
- Sử dụng ngón cái và ngón trỏ của mình một cách thành thục.
- Có thể cầm được 2 vật nhỏ trên 1 bàn tay. Nhiều bé còn biết dùng cả 2 bàn tay và phân chia xem bên nào giữ đồ còn bên nào để chơi.
- Con đã biết các đẩy đồ chơi được treo trên cao cho chúng động đậy.
- Trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể của con người.
- Khả năng thích ứng với hoàn cảnh cũng cao hơn.
- Tự có thể cầm đồ vật nhỏ ở trong giỏ ra ngoài.
- Khi có vật nào đó bị rơi chúng sẽ biết nhìn thao.
- Con sẽ biết cách tìm đồ vật mà người lớn giấu đi. Nhưng chỉ tìm được ở 1 nơi chứ chưa tìm được nhiều nơi một lúc.
- Đã có thể bắt chước được các động tác của người lớn. Phát hiện ra mình cũng là một vật thể đang tồn tại.
- Nhiều khi con có biểu hiện là chỉ dùng 1 tay và 1 bên của cơ thể mà thôi.
- Khi uống nước, bé sẽ đưa tay ra đỡ. Hoặc khi mặc đồ con cũng sẽ vươn tay ra để phối hợp.
- Thích làm việc mới và cảm thấy nhàm chán với những việc quen thuộc hằng ngày.
2.3. Ngôn ngữ của bé 10 tháng tuổi
Mẹ cũng cần chú ý xem con đã có thể nói được những gì ở giai đoạn này để hướng dẫn cho con thực hiện. Cụ thể là:
- Trẻ biết nói 2 chữ nhưng chưa thực sự rõ ràng.
- Con kết hợp được hành động và lời nói một cách đơn giản. Ví dụ như vừa nói “không” vừa xua tay…
- Con đã có thể hiểu được một số câu mệnh lệnh đơn giản. Cảm thấy thích thú nếu như nghe được các chữ quen thuộc hằng ngày.
2.4. Hành vi giao tiếp
Đối với việc giao tiếp với các thành viên trong gia đình và những người xung quanh, con đã có thể làm được những điều sau đây:
- Con có khả năng nhạy cảm cao khi bố mẹ bế các bạn khác.
- Lúc này, bé sẽ có xu hướng thích 1 món đồ chơi. Nếu là bé gái thì sẽ thích búp bê. Bé trai có thể siêu nhân hoặc các loại xe.
- Con đã có khuynh hướng hình thành cá tính riêng biệt. Ví dụ như con không thích người khác động vào đồ chơi của mình. Nhiều bé thấy bố mẹ cho bạn khác mượn đồ thì đòi lại…
- Con biết bắt chước các hành động của người lớn như vỗ tay, vẫy tay…
2.5. Sự phát triển về giác quan
Thế giới thực sự là một nơi mà trẻ muốn khám phá. Trừ lúc con ngủ thì thời gian còn lại hoàn toàn là dành để tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Chính vì thế mà mọi giác quan của trẻ sẽ bắt đầu hình thành, phát triển một cách toàn diện để thỏa mãn khả năng tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình.
Trẻ nhận ra mục đích sử dụng của mỗi vật dụng là như thế nào và bắt chước người lớn sử dụng chúng. Gọi điện thoại, đưa tay đỡ cốc nước hay thậm chí cả những hành động đánh đối phương nếu như người thân có xu hướng cổ vũ.
Lúc này còn sẽ biết cách sử dụng tay của mình để cầm nắm nhiều hơn. Hãy chuẩn bị tinh thần nhìn thấy con đập khá mọi thứ và làm lộn xộn đồ đạc trong nhà của bạn. Đây chính là một phần của việc tìm hiểu.
2.6. Thói quen ăn uống của bé cũng thay đổi
Bé 10 tháng tuổi đã có vài chiếc răng nên mẹ có thể mở rộng thực đơn của con bằng các đồ ăn dạng cứng và cắt đồ ăn thành dạng thanh. Điều này sẽ giúp con thực tập kĩ năng phối hợp bằng cách nhặt thức ăn lên và cho nó vào miệng. Mẹ có thể mở rộng thực đơn bằng các loại trái cây, rau, ngũ cốc, sữa chua và thịt. Khuyến cáo mẹ không nên sử dụng các loại đồ ăn có thể làm cho bé dễ nghẹt thở như là bỏng ngô, nho khô, kẹo cứng, các loại hạt, xúc xích cắt khoanh.
2.7. Bé có thể nhớ mọi thứ xung quanh
Khả năng nhớ của bé 10 tháng tuổi ngày một tốt hơn. Một vài tháng trước, mỗi ngày giống như một khởi đầu hoàn toàn mới thì bây giờ bé đã có thể nhận ra nhiều khuôn mặt quen thuộc (thậm chí cả những người họ hàng mà bé chưa từng nhìn thấy trong một tháng), bé nhớ đồ chơi để ở đâu và có thể nhớ cả đường đi. Cả nhà sẽ trầm trồ nếu thử thách bé bằng các trò chơi về trí nhớ đó nha!
2.8. Bé bắt đầu hình thành tính cách riêng
Bé đã bắt đầu có những đặc điểm tính cách riêng biệt. Có bé là người thích giao tiếp xã hội, hay mỉm cười với mọi người. Trong khi lại có trẻ khá nhút nhát, e dè và thường giấu mặt đi khi có người lạ đến trò chuyện. Ở độ tuổi này bé sẽ học cách phát triển suy nghĩ của riêng mình. Bé sẽ phản đối khi không thích những việc mẹ làm như đặt thêm ghế ngồi vào xe đẩy của bé. Các mẹ nên chú ý vì môi trường sống của bé sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách của bé sau này. Hãy tạo cho bé một sự phát triển thoải mái, hạnh phúc nhất nha
3. Bí kíp chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi mà mẹ không thể bỏ qua
3.1. Ăn đúng, ăn đủ và giàu dinh dưỡng
Khi trẻ 10 tháng tuổi, việc cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng và cân đối là quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của bé. Dưới đây là một số nguyên tắc và gợi ý về chế độ ăn cho trẻ 10 tháng tuổi:
- Thức ăn chính: Trẻ 10 tháng tuổi nên ăn ba bữa chính trong ngày, bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Cung cấp các loại thức ăn như cháo, bột, hoặc thức ăn nhuyễn như khoai tây, cà rốt, bắp, đậu bắp, bí đỏ, thịt gà hoặc cá. Hạn chế sử dụng muối và đường trong thức ăn cho trẻ nhỏ.
- Thức ăn phụ: Ngoài ba bữa chính, bạn có thể cung cấp một số thức ăn phụ như trái cây tươi, bánh quy gạo, bánh mì mềm, sữa chua hoặc bột yến mạch. Đảm bảo các thức ăn phụ có kích thước nhỏ và dễ ăn.
- Chế độ ăn dặm: Trẻ 10 tháng tuổi thường đã bắt đầu ăn dặm, nên được khuyến khích thử nhiều loại thức ăn khác nhau. Hãy đảm bảo cung cấp đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm các loại rau, quả, thịt, cá, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa. Bắt đầu với các loại thức ăn mềm, nhuyễn như cháo, bột và sau đó dần dần chuyển sang các món nhai như thức ăn nhuyễn nhưng có kết cấu hơn.
- Đồ ăn tự nhiên: Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và nhanh chóng, và thay vào đó ưu tiên sử dụng thực phẩm tự nhiên và tươi. Chế biến thức ăn cho bé bằng cách hấp, nấu, hoặc nướng nhẹ để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hương vị.
- Uống nước: Nước là một phần quan trọng của chế độ ăn uống của trẻ. Hãy đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và uống trong suốt ngày. Trẻ 10 tháng tuổi có thể uống nước từ ly, tách, hoặc từ ống hút.
- Theo dõi phản ứng: Khi cung cấp thức ăn mới cho trẻ, hãy chú ý theo dõi phản ứng của bé. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa, hãy ngừng cung cấp và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quan trọng nhất, hãy theo dõi sự phát triển và sự phản hồi của trẻ sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn cụ thể và tư vấn cho chế độ ăn của trẻ 10 tháng tuổi.
3.2. Hoạt động và vui chơi
Hoạt động vui chơi là một phần quan trọng trong sự phát triển của bé 10 tháng tuổi. Dưới đây là một số hoạt động vui chơi phù hợp cho bé 10 tháng tuổi:
- Chơi với đồ chơi gợi mở: Cung cấp cho bé các đồ chơi gợi mở như khối xếp hình, đồ chơi gắp, bóp, chảy nước, đồ chơi nhún, đồ chơi gỗ. Đây là cách tuyệt vời để bé khám phá, phát triển khả năng cầm nắm, tư duy logic và tăng cường khả năng tương tác xã hội.
- Đọc sách và hát nhạc: Đọc sách với bé và hát nhạc là một hoạt động tuyệt vời để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ và sự quan tâm của bé. Chọn sách hình, sách đồng dao hoặc sách với âm thanh, hình ảnh sắc nét để kích thích sự tò mò và sự tương tác của bé.
- Bơi lội: Đưa bé đi bơi lội trong bể bơi cho trẻ em nhỏ hoặc trong bồn tắm nhà. Bơi lội không chỉ là hoạt động thú vị mà còn giúp bé phát triển cơ bắp, cải thiện thể lực và khám phá thế giới xung quanh.
- Thăm quan công viên hoặc sân chơi trẻ em: Đưa bé đến công viên hoặc sân chơi trẻ em để bé có cơ hội vận động, khám phá môi trường, và giao tiếp với các em nhỏ khác. Hãy đảm bảo giám sát bé chặt chẽ và đảm bảo an toàn trong khi chơi.
- Trò chuyện và tương tác: Dành thời gian để trò chuyện, tương tác và chơi cùng bé. Chụp ảnh, gọi tên, nhận biết đồ vật, và khuyến khích bé nói chuyện bằng cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản và câu chuyện đơn giản.
- Hoạt động ngoài trời: Đưa bé ra ngoài để tham gia hoạt động ngoài trời như đi dạo, chơi cát, chơi bóng, hoặc ném bóng. Đây là cách tốt để bé khám phá môi trường tự nhiên, tăng cường sự vận động và tạo ra trải nghiệm thú vị.
- Xây dựng thái độ tự tin: Khuyến khích bé thử những hoạt động như đứng, bò, tự ngồi và chạy. Đặt các đồ vật trong tầm với của bé để bé có thể khám phá và khuyến khích bé tham gia vào những hoạt động độc lập.
Hãy nhớ rằng mỗi trẻ em có sở thích và tố chất riêng, vì vậy hãy quan sát và tương tác với bé, và tìm hiểu những hoạt động mà bé thích nhất. Đồng thời, luôn đảm bảo an toàn cho bé trong mọi hoạt động vui chơi và giám sát bé chặt chẽ.
Nguồn: FirstCry Parenting
Trên đây là những điều mà mẹ cần nắm được về việc bé 10 tháng tuổi biết làm gì. Từ đó cùng con phát triển một cách toàn diện nhất. Hãy tham khảo website Mamamy thường xuyên để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!