Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khám phá lịch ăn bé 10 tháng để giúp con phát triển toàn diện

Trẻ càng lớn, nhu cầu về dinh dưỡng của con càng cao. Bước sang tháng thứ 10, con không chỉ bú mẹ nữa mà đã làm quen với việc ăn uống các loại đồ ăn khác. Lịch ăn bé 10 tháng cũng vì vậy mà cần phải được sắp xếp lại sao cho phù hợp. Hãy cùng với Góc của mẹ tìm hiểu về những thông tin có liên quan đến việc ăn uống của trẻ trong bài viết.

1. Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trước khi tìm hiểu về về lịch ăn bé 10 tháng mẹ cần nắm được xem con ăn bao nhiêu là đủ để lên lịch một cách chính xác nhất.

Khi được 10 tháng tuổi, bé đã có thể ngủ một giấc dài từ tối cho đến tận sáng. Có nhiều bé vẫn thích được bú mẹ vào lúc gần sáng (khoảng 4 -5 giờ) để ngủ một giấc ngon lành cho đến 6 hoặc 7 giờ sáng.

Bé cũng trở nên hiếu động hơn rất nhiều vì vậy mà luôn có cảm giác thèm ăn. Con cần năng lượng để tập bò, tập đi đứng. Vậy nên chung cần một lượng dinh dưỡng như sau:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức ít nhất 3 – 4 cử/ngày với khoảng từ 770ml – 950ml.
  • Nước ép trái cây khoảng từ 180ml – 240ml.
  • 2 phần ngũ cốc cho bé (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng ngũ cốc khô)
  • 1 – 2 phần các loại hạt (1 phần ăn = 1/2 lát bánh mì, 2 cái bánh qui, 1/2 cốc ngũ cốc, hoặc 1/2 chén mì ống)
  • 2 phần trái cây (1 phần ăn = 3 – 4 muỗng trái cây)
  • 2 – 3 khẩu phần rau (1 phần ăn = 3 – 4 muỗng rau)
  • 2 – 3 khẩu phần chứa protein (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng)
  • 1 khẩu phần sữa (1 phần ăn = 1/2 cốc sữa chua, 1/3  cốc phô mát làm từ sữa đã gạn kem (cottage cheese) hoặc 30 gram phô mát bào)

2. Thời gian biểu của trẻ 10 tháng

Trẻ 10 tháng tuổi là bé gái có cân nặng trung bình là 8,4kg và cao khoảng 71,3cm. Đối với bé trai, con nặng khoảng 9,1kg và cao 73,4cm. Để con phát triển tốt nhất, mẹ nên sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý. Dưới đây sẽ là 2 thời gian biểu về lịch ăn bé 10 tháng dành cho các mẹ.

2.1 Lịch ăn bé 10 tháng số 1

07:00 -Thức dậy và cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

09:00 – Ăn sáng bằng thực phẩm đặc

10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

11:00 – Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

13:00 – Ăn trưa bằng thực phẩm đặc

14:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

15:00 – Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và có thể ăn thêm thức ăn vặt

17:00 – Ăn tối bằng thực phẩm đặc

18:15 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)

19:00 – Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và ngủ

2.2 Lịch ăn bé 10 tháng số 2

Gợi ý thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi – 2

07:00 – Thức dậy

07:15 – Ăn sáng (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột

09:15 – Ăn vặt

10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

12:00 – Ăn trưa (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột

14:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

15:30 – Ăn vặt

17:00 – Ăn tối (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột

18:15 – Làm các công việc trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)

19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột) với một lượng vừa đủ và cho bé ngủ

3. Trẻ 10 tháng ăn gì?

Thức ăn cho bé 10 tháng
Thức ăn cho bé 10 tháng

Sau khi đã lên được lịch ăn bé 10 tháng, cùng xem con đã có thể ăn được những gì rồi nhé.

  • Trái cây: Các loại trái cây dành cho các bé 10 tháng tuổi bao gồm: Bơ, Lê, Táo, Chuối, Dâu tây, Dưa hấu, Cam vàng, Thanh long.
  • Rau củ: Rau mùng tơi, rau dền, rau lang, rau cải, cải bó xôi, đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, bông cải, súp lơ luộc/hấp chín, cà rốt, củ cải… Tất cả cần phải được hầm nhừ và nấu chín kỹ.
  • Thịt: Thịt nạc heo, Thịt bò, Thịt gà, Cá, Tôm
  • Ngoài ra, mẹ hãy cho con ăn thử bún, mì, nui nấu mềm, cũng như sữa chua, phô mai được làm từ sữa đã tiệt trùng.

4. Thực phẩm bé không nên ăn

Thực phẩm bé không nên ăn cho bé 10 tháng
Thực phẩm bé không nên ăn cho bé 10 tháng

Mẹ cũng cần chú ý hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm sau: Sữa bò, Mật ong, Quả ô liu, Động vật có vỏ, Lòng trắng trứng, Bỏng ngô, các loại hạt, Trái cây nguyên miếng, Kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo cao su, Những miếng rau củ có kích thước lớn, Các món tráng miệng chứa quá nhiều đường…

5. Gợi ý một vài món ăn trong lịch ăn bé 10 tháng tuổi

Ngoài lịch ăn bé 10 tháng, Góc của mẹ sẽ giới thiệu cho các mẹ bỉm sữa một vài món ăn dành cho con.

5.1. Cháo gà nấu nấm

Cháo gà nấu nấm
Cháo gà nấu nấm cho bé 10 tháng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Thịt gà: 30 gram
  • Nấm hương hoặc nấm rơm: 30 gram
  • Gạo
  • Các gia vị để nêm nếm, dầu ăn dành cho bé ăn dặm

Cách thực hiện như sau:

Vo sạch gạo rồi cho vào nồi và đổ lượng nước vừa phải sau đó nấu trên lửa vừa. Đun cho đến khi nhừ thành cháo.

Nấm rửa sạch và cắt bỏ chân. Thái nhỏ thịt gà và nấm. Sau đó xào cùng với 1 chút dầu ăn. Đến khi cháo nhừ thì cho hỗn hợp thịt gà và nấm vừa xào vào trong cháo đảo đều.

Đun sôi cháo trong khoảng 5–10 phút rồi rắc hành ngò. Tắt bếp, múc cháo ra bát để nguội. Thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn đều rồi cho bé thưởng thức.

5.2. Cháo yến mạch

Cháo yến mạch
Cháo yến mạch cho bé 10 tháng

Nguyên liệu cần thiết:

  • Yến mạch xay: 30 gram
  • Nước: 236ml
  • Bột hạnh nhân rang xay: 1 thìa
  • Táo hoặc chuối nghiền: 1 trái

Cách thực hiện như sau:

Cho yến mạch vào trong nồi áp suất đun cho đến khi cháo nhừ. Sau đó đổ ra bát và để nguội

Cho hỗn hợp yến mạch vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn. Sau đó cho hỗn hợp ra tô thêm hạnh nhân và trộn đều. Cuối cùng rắc táo hoặc chuối lên trên và cho bé ăn.

Mẹ đã nắm rõ lịch ăn bé 10 tháng chưa nào? Hãy áp dụng ngay cho con yêu nhé. Ngoài ra, mẹ cũng hãy nhớ lịch tiêm chủng cho con để bảo vệ bé toàn diện nhất.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khám phá lịch ăn bé 10 tháng để giúp con phát triển toàn diện”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0