Cua hấp hay cua luộc là cách chế biến đơn giản mà giữ lại được vị ngon tự nhiên. Khi ăn hải sản như mực hay cua, độ ngọt của thịt là tiêu chí cần được giữ nguyên. Cách hấp cua ngon với bia, sả hoặc muối có thể đảm bảo được tiêu chí này. Chọn cua như thế nào, hấp cua như thế nào để không rụng càng, hấp cua bao lâu,… mẹ lưu lại ngay bài viết này để nắm giữ bí quyết nhé!
Cua là loại hải sản có hàm lượng protein rất lớn. Chính vì thế, giá cua biển không hề rẻ một chút nào. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể đổi mới bữa ăn với sự bổ sung vitamin và khoáng chất từ cua với mức chi phí chấp nhận được. Cua hấp được nhiều người yêu thích bởi hương vị hấp dẫn và giữ nguyên được độ ngọt tự nhiên của cua. Cách hấp cua không tanh, không rụng càng, vừa đủ thời gian sẽ được Góc của mẹ hướng dẫn qua bài viết này.
Mục lục
1. Cách hấp cua ngon cần phải biết chọn cua tươi và làm sạch cua
1.1. Bí quyết chọn cua tươi là gì?
Cua có hai loại là đực và cái. Cua đực sẽ có nhiều thịt hơn. Ngược lại, nếu mẹ muốn ăn nhiều gạch thì chọn cua cái. Cua đực thường có phần yếm hình tam giác ở phía mặt dưới bụng. Phần yếm của cua cái thường to hơn đáng kể so với cua đực. Đây là cách phân biệt hai loại đơn giản nhất khi chọn mua để chuẩn bị cho cách hấp cua. Đương nhiên, khi chọn cua, cần chọn những con còn sống. Cua càng cử động khỏe thì càng tươi.
Về màu sắc, nên chọn cua có màu xám đục thì cách hấp cua ngon và thơm thịt mới có hiệu quả. Để chắc chắn rằng cua có nhiều thịt hay không, mẹ có thể ấn tay vào yếm cua. Nếu thấy cứng, ấn chắc tay, thì đó là con cua có nhiều thịt. Phần vỏ yếm cua bám chắc chắn vào thân chỉ có ở những con cua còn tươi. Thêm vào đó, càng và chân cua vẫn linh hoạt chứ không “bất động” cũng là dấu hiệu tương tự. Đặc biệt, cua mới bắt có đặc điểm rất hay để nhận biết. Nếu mẹ thấy lớp da non ở cùi chỏ chỗ càng cua có màu hồng đậm hoặc đỏ, đó là con cua ngon. Ngược lại, nếu lớp da nhợt nhạt và nhăn nheo, hẳn đó là cua đã để lâu.
Xem thêm:
Cháo bí đỏ cho bé ăn dặm – 4 cách nấu đơn giản, nhanh chóng
Cách nấu lẩu mắm ngon chuẩn công thức miền Tây
1.2. Làm sạch cua
Một lưu ý rất quan trọng khi hấp cua, đó là không được để cua rụng càng. Đây có thể coi là điều tối kỵ nếu muốn hấp cua ngon. Nhiều mẹ thường để cua sống và cho vào nồi hấp luôn. Đó là một cách hấp cua sai lầm. Mẹ phải chọc cua chết trước khi đem đi hấp. Để làm bước này, mẹ dùng mũi dao nhọn đâm vào yếm cua ở ngay phần đầu tam giác. Sau khi chọc mũi dao, mẹ giữ nguyên khoảng 1 phút, chờ cho cua chết hẳn.
Mẹ nên chờ cho cua chết hẳn mới gỡ dây buộc ra. Nhiều khi vì chủ quan, có mẹ đã tháo dây khi cua vẫn còn đang sống. Do đó, cua sẽ dễ dàng dùng càng để cắp vào da thịt gây thương tích. Sau khi tháo dây cua, lúc này mẹ mới yên tâm rửa sạch cua. Sử dụng một chiếc bàn chải, mẹ cọ rửa kỹ càng những phần rêu và bùn bẩn. Thân cua và càng cua, đặc biệt là các ngóc nghách trên người rất dễ bị bám bẩn. Sau đó, mẹ rửa sạch cua với nước và để ráo nước. Như vậy, cách hấp cua đã hoàn thành được 50% công đoạn rồi.
2. Cách làm cua hấp bia với sả
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cua biển tươi: 2kg.
- Sả: 10 cây
- Bia lon: 1 lon
Xem thêm:
Cách nấu lẩu gà ớt hiểm siêu ngon siêu đơn giản tại nhà
Cách nấu lẩu chay chua cay cho gia đình siêu ngon
2.2. Cua hấp bia và sả làm như nào?
Lưu ý đầu tiên khi hấp cua, đó là không được tách mai. Nếu như mẹ tách mai ra để hấp cua, thịt cua sẽ bị nhạt. Đầu tiên, mẹ bóc lớp vỏ trên cây sả ra và rửa với nước. Để tinh dầu sả được tỏa ra nhiều nhất, mẹ hãy đập dập và cắt sả thành các khúc nhỏ. Tiếp theo, mẹ xếp một lớp sả vào nồi hấp trước. Xếp cua lên lớp sả này. Mẹ tiếp tục xếp thêm chỗ sả còn lại lên trên cùng rồi đổ bia vào. Sau khi đặt tấm xửng hấp lên, mẹ bật nồi và bắt đầu làm cua hấp bia.
Hấp cua bao lâu là thời gian hợp lý để cua vừa chín tới? Tùy theo kích cỡ của cua, cách hấp cua với thời gian từ 10 đến 15 phút là cua đã chín tới. Cuối cùng, mẹ tắt nồi và đậy kín nắp, để khoảng 2 phút nữa rồi vớt cua ra. Cua hấp bia chín có màu đỏ au như gạch. Mùi thơm của cua cùng với mùi sả nhẹ nhàng sau khi hấp là sự kết hợp hoàn hảo. Cách hấp cua ngon đảm bảo thịt cua chín vừa tới, săn chắc, thể hiện độ ngọt nguyên vị của hải sản.
3. Hướng dẫn cách làm gia vị chấm cua hấp
Cách hấp cua ngon nhất đã cho ra sản phẩm là những miếng thịt cua thơm ngon. Vậy còn gia vị chấm cua thì sao? Khi ăn hải sản, vai trò của gia vị là vô cùng quan trọng. Với cua hấp bia, Góc Của Mẹ khuyên dùng muối ớt xanh để tạo nên hương vị chuẩn nhất. Mẹ cần chuẩn bị ớt xiêm xanh (50g), đường (25g), sữa đặc (một ít), muối (15g), quả chanh tươi kèm lá chanh.
Mẹ cắt bỏ đầu ớt trước tiên rồi rửa sạch. Sau khi thái nhỏ lá chanh, mẹ gọt vỏ chanh, bổ chanh dạng múi cau và lọc hết hạt đi. Cuối cùng, mẹ cho hết hỗn hợp ớt xanh, chanh, lá chanh cùng các gia vị bên trên vào máy xay sinh tố. Chỉ cần xay nhuyễn mịn hỗn hợp là đã hoàn thành làm gia vị chấm cua hấp bia và sả.
Cách hấp cua với bia và sả là một trong những phương pháp nhanh nhất và tốt nhất để hấp cua. Vừa khử được mùi hôi tanh, vừa giữ được nguyên hàm lượng dinh dưỡng của cua, đây là cách nhiều gia đình lựa chọn khi hấp cua. Đồng thời, những nguyên liệu cần chuẩn bị cũng rất đơn giản. Ngoài ra, mẹ có thể thử thay bia bằng nước dừa khi hấp cua. Hương vị của cua hấp với nước dừa mang lại hương vị rất ấn tượng.
Nguồn tham khảo: