Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn: 12 Nguyên nhân & 10 Cách khắc phục

Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn khiến bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên trên thực tế đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về hiện tượng bé 2 tuổi ăn vào là nôn trớ và biện pháp xử lý.

1. Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi ăn hay bị nôn? 

Mẹ có thể xem thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm

Tình trạng nôn, trớ khá phổ biến và hầu như không có gì đáng lo ngại với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tình trạng nôn, trớ khá phổ biến và hầu như không có gì đáng lo ngại với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng nôn, trớ khá phổ biến và hầu như không có gì đáng lo ngại với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm tháng phát triển đầu đời. Nhưng đôi khi, nôn trớ cũng là biểu hiện của một số vấn đề về ngoại khoa, nhiễm khuẩn…

Cùng Góc của mẹ tìm hiểu 12 nguyên nhân khiến bé 2 tuổi ăn hay bị nôn dưới đây:

1.1. Cho ăn, bú.. chưa đúng tư thế

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Lúc này dạ dày của trẻ còn đang nằm ngang, và cơ thắt tâm vị còn yếu. Thế nên trẻ rất dễ gặp hiện tượng GERD hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Ở trường hợp này có thể mẹ đang cho bé ăn, bú chưa đúng tư thế. Vì vậy theo các chuyên gia nhi khoa mẹ nên bắt đầu cho bé bú từ bên trái trước, sau đó mới chuyển sang bên phải. 

Đặc biệt, khi trẻ đang quấy, khóc chưa chịu hợp tác trong việc bú hoặc ăn, thì mẹ không nên ép trẻ vì có thể dẫn đến việc trẻ bị sặc từ đó khiến trẻ 2 tuổi ăn hay bị nôn.

1.2. Cho bé ăn quá nhiều

Bé 2 tuổi bị đau bụng và nôn khi ăn quá nhiều
Bé 2 tuổi bị đau bụng và nôn khi ăn quá nhiều

Có rất nhiều mẹ vì lo lắng bé ăn không đủ hoặc ăn quá ít mà dẫn đến tình trạng ép con ăn quá nhiều. Điều này khiến bé vừa nhìn thấy thức ăn là sợ, đây là một phần nguyên nhân khiến bé 2 tuổi ăn hay bị nôn

Để tránh việc này, mẹ nên cho bé ăn làm thành nhiều bữa. Chia nhỏ các bữa thành bữa chính và bữa phụ. Với bữa chính bổ sung chủ yếu là chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất như thịt, cá, rau của quả…Còn các bữa phụ mẹ có thể cho bé các loại thực phẩm như sữa chua, nước ép, bánh…. Bữa chính và phụ cần được đan xen và cách nhau từ khoảng 2 giờ cho tới 4 giờ. 

1.3. Ép bé ngủ khi mới ăn no xong

Nhiều mẹ có thói quen bắt con ăn xong là đi ngủ ngay. Việc này làm rất nhiều trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn. Nguyên nhân là do khi con bị ăn no xong đi ngủ ngay khiến lượng dịch tiêu hóa tiết ra không đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn dung nạp vào. Vì vậy làm trẻ có cảm giác buồn nôn, khó chịu và dẫn tới việc nôn để giảm bớt thức ăn đang có. 

1.4. Quấn tã quá chặt

Quán tã quá chặt cũng là một nguyên nhân khiến bé 2 tuổi ăn hay bị nôn. Khi bị quấn chặt thì dạ dày và ruột của trẻ bị ép rất mạnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa thức nên bé rất dễ bị nôn. Bên cạnh đó việc quấn chặt cũng khiến phần động mạch ở bụng bị ép làm cho dạ dày không có lượng máu cần thiết để tiêu hóa thức ăn. 

1.5. Dị ứng thức ăn

Mẹ cần chú ý thức ăn để bé 2 tuổi tránh bị nôn do dị ứng
Mẹ cần chú ý thức ăn để bé 2 tuổi tránh bị nôn do dị ứng

Khi bé 2 tuổi ăn hay bị nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu để mẹ nhận biết trẻ đang bị dị ứng với thực phẩm. Bé bị dị ứng là lúc hệ miễn dịch của cơ thể  đang phản ứng lại với những thành phần có trong thực phẩm đó. 

Bé có thể bị dị ứng với các thực phẩm được mẹ bổ sung hàng ngày như trứng, sữa và các thành phẩm làm từ sữa, hải sản, lạc, đậu nành….Khi bé bị dị ứng thường có một số dầu hiệu như sau: 

  • Nôn và buồn nôn. 
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa và mọc nốt ban khắp người. 
  • Đau bụng, tiêu chảy…
  • Choáng, ngất hoặc bất tỉnh. 

Nếu bé 2 tuổi ăn vào là nôn do bị dị ứng thực phẩm cha mẹ cần dừng ngay  không cho bé tiếp tục ăn thực phẩm đó nữa. Nếu con ở tình trạng nhẹ có thể chườm nước mát để làm dịu cơn ngứa của trẻ. Còn khi trẻ biểu hiện nặng như phù nề, khó thở…. cha mẹ cần cho con tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

1.6. Ngộ độc thực phẩm

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn có thể là do ngộ độc thực phẩm. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 12 tiếng, không đi kèm sốt, bố mẹ có thể xác định là trẻ đã bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp này tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc đúng cách nhé

1.7. Nhiễm khuẩn cấp tính

Tình trạng bé 2 tuổi ăn hay bị nôn cũng có thể dấu hiệu cho cha mẹ biết con đang bị nhiễm khuẩn cấp tính
Tình trạng bé 2 tuổi ăn hay bị nôn cũng có thể dấu hiệu cho cha mẹ biết con đang bị nhiễm khuẩn cấp tính

Tình trạng bé 2 tuổi ăn hay bị nôn cũng có thể dấu hiệu cho cha mẹ biết con đang bị nhiễm khuẩn cấp tính như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp… hoặc nghiêm trọng hơn có thể là bị các bệnh như viêm màng não hay viêm phổi. 

1.8. Bệnh ngoại khoa

Nếu bé 2 tuổi đang gặp những căn bệnh ngoại khoa cũng được coi là một trong những nguyên nhân làm bé hay buồn nôn khi ăn. Bệnh ngoại khoa là bệnh xảy ra khi cơ thể của trẻ gặp phải các sự rối loạn về hoạt động hoặc thay đổi về các cấu trúc của cơ quan. Để chữa trị và khắc phục bệnh ngoại khoa trẻ cần được điều trị theo liệu trình và bằng thuốc, hoặc nghiêm trọng hơn có thể là phải thực hiện các biện pháp phẫu thuật chỉnh sửa.

1.9. Dạ dày chưa phát triển

Do ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, dạ dày chưa xuất hiện góc cong như người lớn. Chính vì vậy khi trẻ ăn vào sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường với trẻ 2 tuổi. Bố mẹ chỉ cần lưu ý cho con ăn đủ lượng, đúng bữa. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều để giảm nôn trớ.

1.10. Bị trúng gió

Các trẻ thường hiếu động chạy nhảy dẫn đến dễ gặp phải gió độc, gió lạnh mà không kịp thích ứng. Chính điều này dẫn đến trẻ bị trúng gió, nôn ói thậm chí là ốm nhiều ngày. Khi trẻ 2 tuổi ăn vào là nôn trớ kèm theo biểu hiện của trúng gió bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để chữa trị. 

1.11. Do vấn đề về não, thần kinh

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn có thể là do thần kinh của trẻ chưa phát triển đủ hoặc bị một vài vấn đề dẫn tới không thể xử lý thông tin. Nếu trẻ vô thức bị nôn mà không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường hay tác nhân nào tác động vào bé, bố mẹ hãy theo dõi và đưa trẻ tới cơ quan y tế để kiểm tra.

1.12. Đường tiêu hóa dị dạng

Các hiện tượng dị dạng đường tiêu hóa thường là nguyên nhân chính gây nên tắc nghẽn đường ruột. Khi bị đường ruột bị tắc nghẽn có thể dẫn tới khi trẻ ăn vào bị nôn trớ, bị đau quặn bụng. Đây là biểu hiện khá nguy hiểm, bố mẹ nên chú ý quan sát. Nếu trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn kèm theo đau quặn bụng thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Ưu đãi Mamamy Chào con đến với bố mẹ
Mua 1 tặng 1 khăn ướt và giảm 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Cách xử lý và chăm sóc khi bé 2 tuổi ăn bị nôn

2.1. Nguyên tắc xử lý chung khi bé 2 tuổi bị nôn

Mẹ cần có chăm sóc khi bé 2 tuổi bị nôn 
Mẹ cần có chăm sóc khi bé 2 tuổi bị nôn
  • Dùng khăn sạch lau miệng: nôn trớ khiến thức ăn bị đẩy ngược lại qua đường thực quản. Vì thế thường gây khó chịu cho trẻ. Khi bé 2 tuổi ăn hay bị nôn thì điều đầu tiên ba mẹ cần làm là lau sạch các chất nôn ở quanh miệng trẻ. 
  • Không được bế xốc trẻ: khi bé ăn hay bị nhợn ba mẹ không nên bế xốc con lên vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tràn các phần dịch bị nôn vào phổi của trẻ. 
  • Thái độ nhẹ nhàng: trẻ 2 tuổi ăn hay bị nôn thường đang rất lo lắng và sợ hãi. Ba mẹ không nên quát mắng con hay làm con hoảng sợ thêm điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Cha mẹ hãy nhẹ nhàng an ủi, vỗ về và chăm sóc để con hết sợ hãi và bình tĩnh trở lại. 
  • Để trẻ nằm yên, kê cao đầu: mẹ nên cho bé nằm yên và cao đầu hơn để làm giảm tình trạng trào ngược đang xảy ra ở trong dạ dày. Có thể để con nằm nghiêng sang phía bên trái để tránh việc dịch nôn đi vào phổi. 

2.2. Xử lý ngay lập tức tình trạng nôn khi ăn ở bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn sẽ khiến cơ thể bị mất nước cùng các chất điện giải qua phần nôn
Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn sẽ khiến cơ thể bị mất nước cùng các chất điện giải qua phần nôn
  • Cho bé uống thêm nước: bé 2 tuổi ăn hay bị nôn sẽ khiến cơ thể bị mất nước cùng các chất điện giải qua phần nôn. Vì thế cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, có thể dùng Oresol chia làm nhiều lần để bổ sung nước cho bé.
  • Không cho uống nước trái cây, soda: những đồ uống loại đồ uống này càng làm tăng phần dịch vị có trong dạ dày ảnh hưởng không tốt tới tình trạng nôn của trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống những loại thức uống trên khi bé bị nôn.
  • Hạn chế lượng đường: lúc này mẹ không nên cho bé ăn đường để cơ thể có thể hồi phục sau khi bị nôn. 

2.3. Nên cho bé ăn gì sau khi nôn trớ?

Nước và chất điện giải là những chất quan trọng và cần thiết cho bé 2 tuổi ăn hay bị nôn
Nước và chất điện giải là những chất quan trọng và cần thiết cho bé 2 tuổi ăn hay bị nôn
  • Cho trẻ uống nước và chất điện giải: đây là những chất quan trọng và cần thiết cho bé 2 tuổi ăn hay bị nôn. Nước và chất điện giải mới sẽ bổ sung và thay thế cho phần đã bị trẻ ói ra theo cùng dịch nôn.
  • Bắt đầu một chế độ ăn lỏng: khi nôn ảnh hưởng tới cả dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ. Cha mẹ nên cho bé ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Không ép trẻ phải ăn ngay sau khi nôn, hoặc ăn quá nhiều trong vòng 24 giờ kể từ lúc nôn. 
  • Cho trẻ ăn thức ăn đặc nhạt: những thức ăn quá mặn lúc này không tốt cho trẻ, cha mẹ nên nấu những món ăn nhạt, loãng và lỏng để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi cơ thế sau khi bị nôn. 

3. Khi nào nên gọi bác sĩ chăm sóc bé 2 tuổi ăn hay nôn?

Mẹ nên cho bé đi khám khi có kèm các triệu chứng nguy hiểm
Mẹ nên cho bé đi khám khi có kèm các triệu chứng nguy hiểm

Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn trớ có thể tự khỏi trong vòng từ 1 cho đến 2 ngày. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi và đưa con đi khám để được các bác sĩ chăm sóc nếu bé có các dấu hiệu sau đây.

  • Thấy máu trong chất nôn: đây là hiện tượng cảnh báo tình trạng nôn ói của trẻ đang ngày càng nặng và có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm.
  • Tiêu chảy dữ dội và sốt cao kèm nôn trớ: nếu bé 2 tuổi ăn vào là nôn với các nguyên nhân thông thường không nguy hiểm thì ít khi kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy và sốt cao dữ dội. Vì thế khi bé có dấu hiệu này cha mẹ nôn cho bé đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay. 
  • Nôn có màu xanh lá cây hoặc màu đen: khi màu chất nôn của trẻ có 2 màu xanh hoặc đen thì có thể màu đen chính là biến chất của màu máu đi kèm theo chất nôn.
  • Sưng bụng: bụng bị sưng là một trong những biến chứng của một số căn bệnh mà trẻ gặp phải khiến bé bị nôn. 
  • Mạch yếu và mệt mỏi: đây là lúc cơ thể bị ảnh hưởng rất lớn của việc bé bị nôn. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bé. 

4. Cách phòng ngừa bé 2 tuổi ăn vào là nôn 

  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, nhanh: bé 2 tuổi ăn hay bị nôn có thể nguyên nhân là bị ăn quá nhiều, quá nhanh khiến hệ tiêu hóa của trẻ không tiết đủ dịch vị tiêu hóa hoặc trẻ bị ảnh hưởng bị tâm lý dẫn đến phản xạ bị nôn thường xuyên. 
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày: việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp cơ thể trẻ tiếp nạp lượng dinh dưỡng từ tốn và phù hợp. 
  • Đảm bảo thực phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh: mẹ cần đảm bảo thực phẩm chế biến cho con được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ để con phòng tránh các bệnh về rối loạn tiêu hóa. 
Mẹ nên đảm bảo thực phẩm sạch để bé 2 tuổi ăn không bị nôn
Mẹ nên đảm bảo thực phẩm sạch để bé 2 tuổi ăn không bị nôn
  • Tránh những loại thức ăn gây khó tiêu: thức ăn khó tiêu có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hay buồn nôn khi ăn. Do đó mẹ nên chế biến món ăn dễ tiêu, phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. 
  • Tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc: bé 2 tuổi ăn hay bị nôn đôi lúc là tác dụng dùng thuốc. Vì vậy  mẹ cần tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình con sử dụng. 
  • Theo dõi tình trạng dị ứng của trẻ: nếu trẻ có tiền sử và thể trạng hay việc dị ứng thực phẩm và thức ăn thì mẹ cần tránh không cho trẻ ăn thực phẩm đó. 
  • Cung cấp đủ nước: bé được bổ sung đầy đủ nước giúp các quá trình trao đổi chất được thực hiện “trơn tru”, cũng như giúp dinh dưỡng đi nuôi cơ thể tốt nhất.

Trên đây là những cách phòng ngừa cho bé 2 tuổi ăn vào là nôn. Quan trọng nhất chính là sự quan sát, chú ý tới bé. Hãy luôn theo dõi sát sao để tránh những điều không tốt cho bé mẹ nhé!

Mẹ có thể xem thêm: BÉ BỊ NÔN – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI MẸ TỐT

Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe của bé. Vì thế cha mẹ nên chú ý bé trong quá trình chăm sóc và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 2 tuổi ăn hay bị nôn: 12 Nguyên nhân & 10 Cách khắc phục”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua
Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua
Bé 2 tuổi ho có đờm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có nghiêm trọng không, bố mẹ xử lý sao cho hiệu quả? Mọi thông tin mẹ cần đều sẽ có trong bài viết dưới đây. 1. Vấn đề bé 2 tuổi ho có đờm Bé 2 tuổi ho có đờm […]
Bé 2 tuổi xổ giun: 9 loại thuốc tẩy giun Bộ Y tế khuyên dùng
Bé 2 tuổi xổ giun: 9 loại thuốc tẩy giun Bộ Y tế khuyên dùng
Bé 2 tuổi xổ giun khiến cho cha mẹ đứng ngồi không yên? Mẹ đừng quá lo lắng nhé. Hãy tham khảo ngay 9 loại thuốc tẩy giun cho con được Bộ Y tế khuyên dùng kèm theo cả gợi ý của Góc của mẹ để giúp loại bỏ vấn đề một cách nhanh chóng. […]
Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Hệ tiêu hóa của bé 2 tuổi phát triển chưa hoàn thiện. Đường ruột còn rất nhạy cảm nên khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vậy tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không? 1. Trẻ 2 […]
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không chỉ là các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa. Mà còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ? 1. Biểu hiện […]
Giỏ hàng 0