3 tuổi là lứa tuổi bé đã được bố mẹ giáo dục về việc tự lập ăn và ngủ. Tuy nhiên, với bé 3 tuổi hay khóc đêm vì việc ngủ một mình tương đối khó khăn và có nhiều tác hại đến tâm lý, sức khỏe. Cùng Góc của Mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho bé 3 tuổi hay giật mình về đêm.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé 3 tuổi hay khóc đêm
1.1. Bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng
Bé 3 tuổi hay giật mình về đêm là chế độ ăn uống không khoa học.
Thực đơn và giờ giấc ăn uống hàng ngày của bé là một điểm quan trọng đối với sự phát triển. Bởi giai đoạn này bé cũng tiêu hao rất nhiều năng lượng cho việc học hỏi và chơi. Khi trẻ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết hoặc do mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Trẻ dễ mệt mỏi, ngủ không ngon, hoặc khóc quấy.
Trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt cần chú trọng bố sung vitamin D. Và canxi để phát triển hệ xương khớp một cách khỏe mạnh.
1.2. Tâm lý bé không ổn định
Để có giấc ngủ ngon, bé cần không gian thích hợp và an toàn. Ban đêm trẻ khóc có thể do tâm lý hoảng loạn, bị giật mình. Hoặc thời tiết nóng – lạnh khiến cơ thể khó chịu không ngủ được, bị muỗi đốt… Trong những trường hợp này mẹ nên chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến trẻ khóc đêm.
Ngoài ra, nếu ban ngày hoặc trước lúc đi ngủ. Trẻ đùa nghịch quá độ sẽ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Làm trẻ cũng dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
1.3. Trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe
Trẻ bị sốt, cảm cúm, đau bụng, đói,… đều khiến cơ thể không khỏi khó chịu. Con khó mà ngủ ngon được và khiến hiện tượng giật mình trở thành dấu hiệu nhận biết cho mẹ rằng trẻ đang cần sự giúp đỡ.
Một số nguyên nhân khác:
- Bình thường mẹ hay cho trẻ ngủ ngày quá nhiều dẫn đến chưa buồn ngủ.
- Không gian ngủ không thuận lợi: nhiều tiếng ồn, ánh sáng, con không thích…
- Do khả năng ức chế thần kinh gây ngủ của trẻ kém nên trẻ ít buồn ngủ.
2. Đặc điểm của hiện tượng bé 3 tuổi hay khóc đêm
- Trẻ đang ngủ thì bỗng dưng giật mình, lăn lộn, giãy giụa, mắt thì vẫn nhắm và khóc nức nở.
- Nếu mẹ bế bé ngay thì bé sẽ càng quẫy đạp mạnh hơn. ưỡn cong người để trườn ra khỏi tay mẹ. Còn nếu mẹ thả bé xuống thì bé lại túm cổ áo mẹ đòi bế lên và khi bế rồi thì lại giãy ra. Đây là dấu hiệu cho thấy bé chỉ đang hờn dỗi mẹ thôi.
- Mắt trẻ vẫn nhắm, mặt thì cau có, miệng vẫn khóc nức nở. Thậm chí có những cơn khóc kéo dài đến 30 – 40 phút rồi bé mệt quá mới ngủ thiếp đi.
Tìm hiểu thêm về bé 3 tuổi hay khóc đêm.
Đọc thêm cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ 3 tuổi.
3. Cách khắc phục tình trạng bé 3 tuổi hay khóc đêm
- Bổ sung vitamin D và canxi
Mẹ có thể cho trẻ uống thêm một số loại sữa để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ, đồng thời mỗi ngày cho trẻ tắm nắng khoảng 15 – 20 phút để xương của trẻ chắc khỏe hơn.
- Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi ngủ
Trước khi cho bé 3 tuổi hay giật mình ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, để đèn ngủ, tắt tivi, tắt điện thoại,… và không để bé đùa nghịch nhiều.
Để giúp trẻ dễ ngủ hơn mẹ có thể mở một vài bản nhạc âm điệu nhẹ nhàng để ru trẻ ngủ.
- Thư giãn cơ thể trước khi cho trẻ ngủ
Đặc điểm này khiến nhiều bố mẹ rất ít quan tâm, mỗi lần cho trẻ ngủ chỉ chăm chăm bắt trẻ ngủ cho nhanh mà không hề biết rằng sau một ngày hoạt động cơ thể trẻ cũng sẽ mệt mỏi. Vì vậy hãy thử giúp trẻ thư giãn cơ thể bằng các bài tập đơn giản như hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều. Ngoài ra, bố mẹ nên thủ thỉ và kể chuyện với trẻ 3 tuổi hay khóc đêm nhiều hơn để trẻ an tâm trước khi ngủ.
- Quần áo ngủ cho trẻ phải thoải mái
Nếu tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình và hay khóc đêm thì rất có thể trẻ bị chứng rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ hãy dành thời gian đưa trẻ đến gặp bác sỹ để có hướng điều trị phù
Trên đây là những thông tin cần thiết của mẹ khi trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình. Bài viết mong có thể giúp được mẹ và bé có được những thời gian tuyệt vời, hạnh phúc bên nhau nha!