Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì: 4 Mũi Tiêm Quan Trọng Bố Mẹ Phải Biết

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để phòng tránh những căn bệnh dễ mắc phải ở bé sơ sinh? Cùng Góc Của Mẹ tìm hiểu ngay 4 mũi tiêm vắc xin không thể thiếu cho bé trong giai đoạn đầu đời.

1. Vì sao bé 2 tuổi cần tiêm vắc xin?

1.1 Vắc xin là gì?

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì là câu hỏi được tìm kiếm nhiều khi bố mẹ có con đến tuổi tiêm chủng. Vắc xin là một dạng chế phẩm có chứa kháng nguyên. Kháng nguyên có trong vắc xin là virus hoặc vi khuẩn sống nhưng đã bị giảm độc lực hoặc bất hoạt. Kháng nguyên giúp cơ thể của bé tạo ra miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh từ chính virus/vi khuẩn đó.

Khi bé được tiêm vắc xin, cơ thể bé chủ động tự tạo ra miễn dịch giống như bị nhiễm trùng tự nhiên. Virus/vi khuẩn đã bị khống chế không thể gây hại trong vắc xin giúp cơ thể sinh ra các kháng thể kìm hãm tác nhân gây bệnh. 

Bản chất của vắc xin là giúp cơ thể bé tự tạo ra kháng thể
Bản chất của vắc xin là giúp cơ thể bé tự tạo ra kháng thể

1.2 Tại sao bé 2 tuổi cần tiêm vắc xin?

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì trong khi cơ thể còn non nớt và dễ bị nhiễm khuẩn? Ở thời điểm này, sức đề kháng của bé còn yếu. Đặc biệt, với những bé bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, hay bị ốm thì điều này càng chính xác. Ngoài ra, môi trường bé đang sinh sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh (thời tiết, khí hậu, nhiệt độ,…). 

Dịch bệnh bên ngoài môi trường dễ dàng tấn công cơ thể những bé chưa được tiêm ngừa. Sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bé luôn thường trực bị đe dọa từ nguy cơ này. Đó chính là lí do vì sao các bé nói chung (dưới 5 tuổi) và bé 2 tuổi nói riêng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để được bảo vệ sức khỏe trước nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ khác nhau? Mẹ hãy đọc phần bên dưới của bài viết để tìm hiểu thêm nhé!

2. 4 mũi tiêm quan trọng cho bé 2 tuổi 

2.1 Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C

Trẻ 2 tuổi tiêm mũi gì để tránh bị bệnh viêm màng não? Đó là vắc xin MENINGOCOCCAL A+C. Đây là loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu Meningococcus nhóm A và C. Vắc xin do hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất. Một liều vắc xin bao gồm:

Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C
Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C

Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C tạo miễn dịch chủ động ở bé 2 tuổi nhằm phòng bệnh viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C. Vắc xin này chỉ có tác dụng bảo vệ đối với Meningococcus nhóm A và C, không có hiệu quả bảo vệ đối với nhóm B.

Xem thêm:

Lịch tiêm chủng cho trẻ chi tiết theo tháng tuổi mà mẹ cần biết

Lịch tiêm chủng mở rộng cho bé từ 0 đến 3 tuổi

MENINGOCOCCAL A+C cũng không tạo ra miễn dịch với bệnh viêm màng não do các nguyên nhân khác như: Hib, Streptococcus, Pneumoniae… Theo các khuyến cáo, vắc xin này không nên dùng cho bé dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu bé có tiếp xúc với người bị nhiễm Meningococcus thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm nếu bé trên 6 tháng tuổi.

Bé 2 tuổi chỉ cần tiêm một liều vắc xin MENINGOCOCCAL A+C theo hai hình thức tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Thời gian bảo vệ của vắc xin này là 3 năm. Sau 3 đến 5 năm, mẹ hãy đưa bé đi tiêm mũi nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.

Loại vắc xin này chống chỉ định với bé đang bị nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, dị ứng, quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin ở các lần tiêm trước đó.

2.2 Vắc xin Jevax

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để chống viêm não Nhật Bản cũng là một câu hỏi nhiều mẹ băn khoăn. Hiện nay, vắc xin chống viêm não Nhật Bản phổ biến nhất là Jevax. Vắc xin Jevax được điều chế theo dạng bất hoạt, do hãng Vabiotech của Việt Nam sản xuất.

Bé trên 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin Jevax
Bé trên 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin Jevax

Người lớn và bé trên 12 tháng tuổi có thể tiêm Jevax để phòng tránh viêm não Nhật Bản. Vắc xin có kết cấu dưới dạng một lọ với 1ml vắc-xin với các thành phần là: 

  • Virus viêm não Nhật Bản đã bất hoạt
  • Thimerosal hàm lượng không quá 0,012% (w/v)
  • Dung dịch TCM-199 không có đỏ phenol

Bé dưới 36 tháng tuổi sẽ được tiêm với liều là 0,5ml. Lịch tiêm chủng vắc xin Jevax được hướng dẫn như sau: mũi 1 tiêm lần đầu khi đủ 12 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 sau khi tiêm mũi 1 được 1 năm. Vắc xin Jevax cũng có khả năng bảo vệ bé trong 3 năm. Sau 3 năm này, những bé có nguy cơ nhiễm bệnh cao (sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng, ở vùng dịch,…) vẫn nên tiêm liều nhắc lại để gia tăng sự bảo vệ.

Trẻ 2 tuổi nào không được tiêm Jevax? Đó là các bé bị suy tim bẩm sinh, suy gan – thận, sốt cao, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, tiểu đường, các bệnh ác tính như ung thư.

2.3 Vắc xin TYPHIM Vi

TYPHIM Vi là loại vắc xin thường được sử dụng khi bác sĩ chỉ định bé 2 tuổi tiêm mũi gì để phòng bệnh thương hàn. Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam,…

Vắc xin thương hàn có tác dụng bảo vệ trong vòng 3 năm
Vắc xin thương hàn có tác dụng bảo vệ trong vòng 3 năm

Đây là loại vắc xin của hãng dược phẩm Sanofi Pasteur – Pháp. Bé trên 2 tuổi đã có thể được tiêm vắc xin này. Mỗi liều vắc xin 0.5ml chứa:

  • Polysaccharide tinh khiết đông khô của vi khuẩn Salmonella typhi (chủng Ty2) 25mcg.
  • Phenol và dung dịch đệm chứa sodium chloride.
  • Disodium phosphate dihydrate.
  • Sodium dihydrogen phosphate dihydrate
  • Nước pha tiêm.

Bé 2 tuổi chỉ cần tiêm một mũi vắc xin TYPHIM Vi dạng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da là đã được bảo vệ khỏi thương hàn trong vòng 3 năm. Sau thời gian này, những bé ở trong các vùng dịch hoặc có nguy cơ bùng dịch nên được tiêm mũi nhắc lại.

Vắc-xin này chỉ bảo vệ bé khỏi bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella typhi. TYPHIM Vi  không bảo vệ bé không bị nhiễm thương hàn do các vi khuẩn khác như Salmonella paratyphi A hoặc B. Bé 2 tuổi không được tiêm TYPHIM Vi nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Đồng thời, với những bé có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu, không được tiêm vắc xin vào bắp tay.

2.4 Vắc xin Tả mORCVAX

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để phòng bệnh tả hiệu quả nhất? Khác với nhiều loại vắc xin khác, vắc xin tả không cần phải tiêm mà được điều chế dưới dạng uống. Vắc xin mORCVAX do Vibiotech của Việt Nam sản xuất được chỉ định để phòng bệnh tả cho bé 2 tuổi trở lên.

mORCVAX là vắc xin dạng bất hoạt được điều chế từ vi khuẩn tả 01 và vi khuẩn tả 0139. Mỗi liều 1,5ml vắc xin chứa các thành phần:

  • 25 tỷ vi khuẩn Cairo O 50, V. cholerae type sinh học cổ điển, type huyết thanh Ogawa.
  • 25 tỷ vi khuẩn I569B, V. cholerae type sinh học cổ điển, type huyết thanh Inaba.
  • 50 tỷ vi khuẩn Phil. 6973, V. cholerae type sinh học Eltor, type huyết thanh Inaba.
  • 50 tỷ vi khuẩn 4260B, V. cholerae, O139 type sinh học mới.

Những bé trên 2 tuổi ở vùng có nguy cơ cao bùng dịch tả (môi trường ô nhiễm, nhiều rác thải, thiếu nước sạch,…) sử dụng vắc xin dạng uống theo lộ trình hai liều. Liều thứ hai uống cách liều thứ nhất tối thiểu 14 ngày.

Vắc xin tả được điều chế dạng uống, giúp bé không còn sợ tiêm vắc xin nữa
Vắc xin tả được điều chế dạng uống, giúp bé không còn sợ tiêm vắc xin nữa

Vắc xin mORCVAX không dành cho các bé bị mẫn cảm hay dị ứng với thành phần có trong vắc xin, bị bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư.

3. Lưu ý khi tiêm vắc xin cho bé

3.1 Trước khi tiêm vắc xin

Trước khi tiêm vắc xin mẹ cần làm gì cũng là một thông tin quan trọng không kém so với việc bé 2 tuổi tiêm mũi gì. Có rất nhiều những lưu ý dành cho mẹ trước khi bé 2 tuổi tiêm vắc xin như:

  • Mẹ vệ sinh thân thể của bé thật sạch sẽ trước khi tiêm để tránh nhiễm trùng nhé.
  • Trang phục mẹ chuẩn bị cho bé thật đơn giản để các bác sĩ dễ dàng thao tác tiêm hơn. Ngoài ra, mẹ mang theo hồ sơ và giấy tờ của bé nữa (sổ khám bệnh, bảo hiểm, sổ tiêm chủng,…).
  • Mẹ cần thông báo cho bác sĩ nếu bé có tình trạng bệnh lý cần quan tâm như: suy dinh dưỡng, đang mắc bệnh cấp tính (sốt, viêm phổi, viêm phế quản,…), dị ứng hoặc có tiền sử phản ứng với vắc xin,…
Ngoài việc bé 2 tuổi tiêm mũi gì, mẹ chuẩn bị như thế nào trước khi tiêm cũng đáng lưu ý
Ngoài việc bé 2 tuổi tiêm mũi gì, mẹ chuẩn bị như thế nào trước khi tiêm cũng đáng lưu ý

Xem thêm:

Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì để phát triển khỏe mạnh

Tiêm phòng cho trẻ – “Tất tần tật” thông tin các mẹ cần biết

Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ nhất định không được quên

3.2 Sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin, mẹ lưu ý tới những thông tin rất quan trọng sau đây nhé:

  • Ở lại bệnh viện khoảng 30 phút và theo dõi tình trạng sau khi tiêm của bé, đề phòng bé bị sốc phản vệ.
  • Những bé có cơ địa nhạy cảm sau khi tiêm dễ bị sưng đỏ, nổi cục cứng ở vết tiêm. Tình trạng này sẽ tự mất sau khoảng 6-8 tiếng tiêm. Nếu cần, mẹ hãy chườm mát lên vết tiêm của bé.
  • 24h sau khi tiêm, mẹ chườm nóng vùng tiêm trên da bé để các vết sưng tấy nhanh mất hơn.
  • Nếu bé sốt nhẹ từ 37-38 độ C, mẹ có thể hạ nhiệt độ cơ thể bằng thuốc hạ sốt.

4. Các trường hợp chống chỉ định không được tiêm phòng

Bé 2 tuổi tiêm mũi gì là thông tin mẹ cần trang bị và ghi nhớ khi bé đủ tuổi tiêm phòng. Vậy còn những trường hợp như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định không tiêm phòng? Mẹ lưu ý nếu bé nhà mình nằm trong các trường hợp sau nhé:

  • Bé đã từng sốc phản vệ, dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin trước đó. Các biểu hiện khi cơ thể bé phản ứng mạnh với vắc xin bao gồm: sốt trên 39 độ C, co giật, viêm não, viêm màng não, khó thở, tím tái.
  • Xảy ra tình trạng suy tạng: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,…
  • Bé bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch tình trạng này không được tiêm vắc xin sống (vắc xin có chứa tác nhân gây bệnh đã bị giảm độc lực).
  • Nếu bé được sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền thì không được tiêm vắc xin phòng bệnh lao.
Những bé có tiền sử sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin sẽ không được chỉ định tiêm các loại vắc xin khác
Những bé có tiền sử sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin sẽ không được chỉ định tiêm các loại vắc xin khác

Ngoài ra, mẹ cần chú ý và tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi cho bé đi tiêm chủng. Mỗi loại vắc xin đều có lưu ý theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Bé 2 tuổi tiêm mũi gì để tránh bệnh viêm màng não, viêm não Nhật Bản, bệnh thương hàn, dịch tả cũng như lưu ý trước và sau tiêm là những thông tin mẹ nên lưu ý và luôn cập nhật để quá trình tiêm chủng cho bé an toàn.

Nguồn tham khảo: 

https://healthvietnam.vn/vac-xin/vac-xin-phong-nao-mo-cau/vac-xin-phong-viem-mang-nao-mo-cau-meningococcal-a-c-phap
https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-cong-dung-lieu-dung-tac-dung-phu/
https://vnvc.vn/typhim-vi-vac-xin-phong-thuong-han/
https://www.vabiotech.com.vn/vac-xin-ta-uong-morcvax/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 2 tuổi tiêm mũi gì: 4 Mũi Tiêm Quan Trọng Bố Mẹ Phải Biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 cần lưu ý
Phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 cần lưu ý
Các phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 có thể được phân loại thành hai nhóm: phản ứng thường gặp và phản ứng rất hiếm gặp. 1. Các phản ứng phụ sau tiêm vacxin Covid-19 thường gặp Các phản ứng phụ thường xảy ra sớm sau khi tiêm vacxin COVID-19, và kéo dài trong thời gian […]
Thông tin mới nhất về vắc xin Covid-19: Trẻ em hay phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin không?
Thông tin mới nhất về vắc xin Covid-19: Trẻ em hay phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin không?
Mới đây, thông tin vắc xin covid – 19 về Việt Nam là một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm. Những ngày phải “ở yên một chỗ” sẽ sớm kết thúc. Cuộc sống sẽ lại sớm trở lại với nhịp độ thường nhật. Bên cạnh niềm vui ấy chắc hẳn đi cùng […]
Tiêm phòng cho trẻ – “Tất tần tật” thông tin các mẹ cần biết
Tiêm phòng cho trẻ – “Tất tần tật” thông tin các mẹ cần biết
Mẹ bỉm lần đầu sinh con thường không có nhiều kinh nghiệm về việc tiêm phòng cho trẻ. Song đây lại là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, ở bài viết này Góc của mẹ sẽ chia sẻ “tất tần tật” các thông tin về việc tiêm chủng, nhằm giúp các mẹ có được […]
Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ nhất định không được quên
Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ nhất định không được quên
Mẹ bỉm nhất định không được lơ là các mũi tiêm phòng cho bé. Bởi đây sẽ là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển sức khỏe của bé sau này. Hãy cùng Góc của mẹ tham khảo thông tin về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ngay sau đây nhé! 1. Tầm […]
Tiêm phòng trước khi mang thai, bố mẹ đã biết những điều này?
Tiêm phòng trước khi mang thai, bố mẹ đã biết những điều này?
Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những điều cực kỳ quan trọng đối với những ai đang muốn có em bé. Vậy tại sao phải tiêm phòng trước khi mang thai? Hãy cùng Góc của mẹ đọc bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu rõ hơn bố mẹ nhé. Xem thêm: […]
Giỏ hàng 0