Bé 2 tuổi bị dị ứng nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của con. Khi gặp tình huống này, mẹ chỉ cần kiểm tra nguyên nhân là gì, từ đó áp dụng đúng cách chăm sóc, các nốt mẩn đỏ sẽ rời xa nhanh thôi ạ. Mẹ tham khảo 9 nguyên nhân ở bài viết này nhé!
Mục lục
1. Bé dị ứng kem dưỡng da
Với bé 2 tuổi, mẹ thường dùng kem dưỡng da để bôi ở mặt, cổ, chân, tay cho bé để ngăn ngừa khô da do thời tiết (mùa đông) hoặc do nằm điều hòa vào mùa hè. Những loại kem dưỡng da kém chất lượng, chứa các chất hóa học như chất tạo mùi tổng hợp, chất bảo quản, corticoid,… rất dễ gây dị ứng nổi mẩn đỏ cho bé. Cũng có một vài trường hợp mẹ chưa vệ sinh tay trước khi bôi kem, lây chéo vi khuẩn từ tay mẹ lên da bé dẫn đến dị ứng.
Mẹ để ý những dấu hiệu dưới đây để nhận biết bé đang dị ứng kem dưỡng da :
- Vị trí: Xuất hiện nhiều ở những nơi mẹ bôi kem như cổ, mặt, tay, chân.
- Biểu hiện: Ban đầu là các nốt mẩn đỏ, bé đòi gãi do ngứa. Sau vài ba ngày, da bị khô, có vảy, một vài trường hợp bị sưng.
Các biểu hiện dị ứng do kem dưỡng da khó phân biệt so với các lý do khác. Mẹ kết hợp với mẹo nhỏ sau để xác định chính xác nguyên nhân nếu kem dưỡng ẩm có 1 trong các dấu hiệu sau:
- Bé sử dụng kem lần đầu hoặc mẹ mới thay kem dưỡng da mới cho bé.
- Kem hết hạn sử dụng, bao bì hỏng hóc, kem bảo quản không đúng như hướng dẫn.
- Kem có chứa thành phần gây dị ứng như paraben, chất tạo mùi tổng hợp,…
Bé dị ứng kem dưỡng da và nổi mẩn thực ra không phải là vấn đề quá nguy hiểm nếu được mẹ xử lý kịp thời:
- Dùng kem bôi phù hợp với bé: Trước tiên, mẹ cần ngừng sử dụng kem bôi ngay lập tức và kiểm tra lại bảng thành phần xem có thành phần nào bé nhà mình dị ứng hay không. Lần tới nếu muốn thử kem dưỡng da khác cho con, mẹ đọc thật kỹ bảng thành phần để đảm bảo không có chất gây kích ứng cho bé mẹ nhé! Mẹ ưu tiên lựa chọn sản phẩm thảo dược, có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo độ lành tính cho da bé và được kiểm định bởi các tổ chức có uy tín.
- Kiểm tra kem trước khi dùng: Mẹ sử dụng lượng nhỏ bôi trước lên vùng da tay của mẹ và bé, nếu hai mẹ con không có dấu hiệu dị ứng thì mới sử dụng cho bé những lần tới.
- Tránh để tay mẹ bẩn khi bôi cho bé: Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi bôi kem cho bé hoặc chuyển sang sử dụng loại xịt dưỡng da chỉ cần xịt mà không phải tiếp xúc trực với vùng da bị tổn thương của bé, vừa hạn chế nhiễm khuẩn ngược, vừa tránh gây đau rát cho con..
Trong trường hợp da bé sưng lên, phù nề, có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc lở loét, có thể bé đã bị phản ứng thuốc, lúc này mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để có chỉ định và xử lý kịp thời
2. Dị ứng với các loại khăn giấy ướt có hóa chất
Khăn ướt là sản phẩm tiện lợi giúp mẹ vệ sinh cho bé, tuy nhiên để đảm bảo “tính ướt” kháng khuẩn, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng chất bảo quản, có thêm chất tạo mùi hóa chất làm bé bị dị ứng.
Bé 2 tuổi thường xuyên cần sử dụng khăn ướt sau khi ăn, sau đi vệ sinh hoặc sau khi con chơi, trước bữa ăn. Nếu bé nhà mình đang sử dụng 1 loại khăn ướt mới mà biểu hiện những dấu hiệu dưới đây, rất có thể con đã bị dị ứng khăn ướt khiến da con nổi mẩn đỏ mẹ ạ:
- Vị trí: Chỗ mẹ hay dùng khăn ướt lau cho con như quanh miệng, tay, chân, bẹn, đùi.
- Biểu hiện: Nốt mẩn đỏ to dần, sờ vào thấy có bọng nước, bé đòi gãi do ngứa.
Mẹ tham khảo các xử lý khi bé dị ứng khăn ướt, đơn giản thôi ạ:
- Sử dụng khăn ướt chất lượng, an toàn: Mẹ đừng tiếp tục sử dụng khăn ướt đó nữa mà cần tìm mua những sản phẩm khăn ướt đạt tiêu chuẩn, không gây kích ứng cho trẻ.
- Vệ sinh các nốt mẩn đỏ sạch sẽ: Mẹ tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, lau nhẹ nhàng ở các vị trí có nhiều mẩn đỏ để làm sạch nốt mẩn, giúp các nốt mẩn không bị nhiễm trùng và lan rộng ra các vị trí khác.
- Tránh để bé cào gãi tổn thương các nốt mẩn: Mẹ cắt móng tay cho bé 1 tuần/ 1 lần, rửa tay sạch sau khi bé ăn, chơi để tránh khi bé gãi, dụi làm bẩn, tổn thương các nốt mẩn.
Mẹo kiểm tra khăn ướt: Mẹ kiểm tra xem khăn mẹ định mua cho bé đã hết hạn chưa, bao bì có bị rách hoặc mở ra trước đó hay không. Ngoài ra, mẹ xem kỹ bảng thành phần của sản phẩm, tránh các thành phần dễ gây dị ứng như: Paraben, chất tạo mùi, lưu hương dễ gây dị ứng.
3. Bột giặt, nước giặt và nước xả vải không phù hợp
Bột giặt, nước xả vải có chứa chất tẩy rửa, chất làm trắng, chất tạo mùi hóa học sẽ rất dễ gây kích ứng, dị ứng cho bé. Một số mẹ có quan điểm “bé 2 tuổi lớn rồi” nên sử dụng sản phẩm giặt đồ của cả gia đình cho con, nhưng mẹ ơi, da bé vẫn còn nhạy cảm và dễ bị kích ứng lắm ạ! Các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên dùng nước giặt riêng cho bé tới khi sức đề kháng của con khỏe hơn, da con bớt nhạy cảm hơn (khoảng 5-6 tuổi) rồi mới giặt chung đồ cùng gia đình mẹ nhé.
Dấu hiệu nhận biết bé dị ứng do nước giặt, nước xả quần áo:
- Vị trí: Xuất hiện mẩn ở những vị trí tiếp xúc, cọ sát với quần áo nhiều, hay gặp nhất ở vùng da nhạy cảm như nách, cổ, bụng, bẹn.
- Biểu hiện: Các vết đỏ ở vị trí nách, cổ, bụng, bẹn, nổi các nốt mẩn đỏ nhỏ, đôi chỗ có bọng nước và gây ngứa khiến bé hay đòi gãi.
Mẹo để mẹ xử lý nhanh khi bé dị ứng với bột giặt, nước giặt, nước xả vải đây ạ!
- Thay đổi nước giặt: Mẹ cần thay đổi nước giặt mới cho con, ưu tiên sản phẩm hữu cơ, tự nhiên không chứa các chất lưu hương, chất tẩy rửa,… và đã được kiểm chứng an toàn.
- Vệ sinh các nốt mẩn đỏ sạch sẽ: Giúp các nốt mẩn không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
- Tránh bé cào gãi nốt mẩn: Mẹ nên cắt ngắn móng tay của bé 1 tuần/ lần, rửa tay sạch sau khi bé ăn hoặc chơi.
4. Dị ứng với sữa tắm, dầu gội, dầu xả
Sử dụng nước tắm gội hóa chất có chứa một số chất như Diethanolamine, chất tạo bọt SLS – SLEs, chất dưỡng ẩm Propylene Glycol (PG), chất bảo quản Phenoxyethanol, chất tạo mùi Fragrance,… sẽ khiến bé dễ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ. Ngoài ra sữa tắm hết hạn, bảo quản không đúng cũng sẽ gây dị ứng cho bé.
Các dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết như:
- Vị trí: Các nốt mẩn đỏ xuất hiện ở toàn bộ cơ thể, vì bố mẹ thường sử dụng tắm rửa toàn thân cho con
- Biểu hiện: Da bé bị nổi mẩn màu đỏ, kích thước như hạt gạo, mọng nước, và gây ngứa cho bé.
Cách xử lý khi bé dị ứng sữa tắm, dầu gội, dầu xả:
- Lựa chọn sản phẩm an toàn cho bé: Mẹ ngưng sử dụng những sản phẩm tắm gội hiện tại, kiểm tra bảng thành phầm để xác định tác nhân gây dị ứng. Nếu mẹ phát hiện ra những thành phần như chất tạo bọt hay lưu hương, mẹ cần đổi sang loại sữa tắm gội khác ngay. Mẹ cố gắng ưu tiên các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa chất tạo bọt, tạo mùi và được kiểm chứng an toàn từ các tổ chức uy tín.
- Vệ sinh các nốt mẩn sạch sẽ: Tắm rửa sạch cho bé để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, gây viêm cho bé. Cắt móng tay bé 1 lần/tuần để con không cào xước mẩn đỏ.
- Đưa bé đi khám bác sĩ: Bé bị dị ứng nặng phù nề, dị ứng lan ra toàn thân, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
Nếu mẹ đang tìm một loại sản phẩm tắm gội cho bé, bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy rất đáng để mẹ thử đó ạ. Sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, có khả năng kháng khuẩn tốt, an toàn cho làn da bé. Hơn nữa, bọt được tạo sẵn để làm giảm ma sát trên da, tạo được độ ẩm là mềm mại cho da bé sau khi tắm.
5. Sản phẩm tẩy rửa gia dụng nhiều hóa chất
Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng như nước rửa bình sữa, bát thìa của bé, nước lau sàn có chứa các chất như chất tạo bọt như SLS – SLES, chất tẩy rửa chứa clo, alkylbenzene sulfonate, chất tạo màu và bảo quản Paraben, MIT, chất tạo mùi thơm hóa học,… rất dễ gây dị ứng cho bé.
Mẹo giúp mẹ kiểm tra bé dị ứng do hóa chất tẩy rửa:
- Vị trí: Chỉ xuất hiện ở những nơi da bé tiếp xúc với đồ dùng được tẩy rửa như miệng (do tiếp xúc với bình sữa, thìa), mặt, tay chân vì đây là vùng da hở khi bé chơi trên sàn nhà.
- Biểu hiện: Vùng da bị đỏ ửng, có thể bị sưng, mẹ sờ vào thấy da bé khô.
Bé dị ứng với hóa chất tẩy rửa không phải là vấn đề nguy hiểm, mẹ chăm sóc đúng cách dưới đây bé sẽ khỏi nhanh sau 1-2 ngày thôi!
Mẹ tham khảo cách xử lý khi bé gặp tình trạng nổi mẩn do các chất tẩy rửa trong nhà dưới đây:
- Dừng sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gây dị ứng: Mẹ không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa đó, nên ưu tiên các nước tẩy rửa hữu cơ, có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ an toàn cho bé hơn.
- Chăm sóc các nốt mẩn đỏ: Mẹ tắm rửa cho bé hàng ngày, cắt móng tay cho bé 1 lần/ tuần, rửa sạch tay bé sau khi con ăn và chơi phòng bé gãi làm tổn thương.
- Sử dụng xịt kháng khuẩn, dưỡng ẩm: Xịt kháng khuẩn làm dịu da, ngăn ngừa khô da, giảm ngứa, bảo vệ các nốt mẩn đỏ khỏi lở loét. Ngoài ra, xịt cũng ngăn ngừa các tác nhân gây hại da bé như côn trùng cắn, bụi bẩn từ môi trường.
6. Ô nhiễm không khí khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Khi tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi bẩn,… bé sẽ dễ xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
Trường hợp bé dị ứng với các chất dễ gây kích ứng da trong không khí cũng rất dễ phát hiện với các dấu hiệu sau:
- Vị trí nốt mẩn: Xuất hiện rải rác ở mặt, tay, chân, mặt vì đây là những vị trí không được che chắn bởi quần áo con.
- Biểu hiện nốt mẩn: Ban đầu là các nốt mẩn li ti, kích thước nhỏ như hạt gạo, sau đó do bé gãi chúng lan rộng thành từng mảng nhỏ.
Các nốt mẩn đỏ trên da bé do môi trường xung quanh gây ra cũng dễ dàng xử lý thôi!
Mẹ áp dụng những cách sau:
- Vệ sinh da bé sạch sẽ: Khi tắm, mẹ tránh chà xát mạnh da bé, làm tổn thương, trầy xước các nốt mẩn đỏ. Ngoài ra, mẹ kiểm tra kỹ thành phần và thông tin sản phẩm, ưu tiên sử dụng các sản phẩm tắm gội đã được kiểm định an toàn, không chứa các chất gây kích ứng cho con như Paraben, chất tạo bọt, chất lưu hương…
- Vệ sinh không gian sống của bé: Vệ sinh nhà cửa, hút bụi hàng ngày, mẹ giặt sạch chăn ga, gối đệm của bé và thay thường xuyên (khoảng 1-2 tuần/lần) để tránh lông tơ, bụi bẩn bám trên chăn gối dính vào da bé và gây dị ứng nặng hơn.
- Sử dụng xịt kháng khuẩn: Mẹ lựa chọn một loại xịt kháng khuẩn nhằm làm dịu da, giảm ngứa giúp bé dễ chịu hơn. Ngoài ra, xịt kháng khuẩn cũng giúp da bé được bảo vệ khỏi các tác nhân gây ngứa như côn trùng: kiến, muỗi,..và tránh được tiếp xúc với tay mẹ, gây nhiễm trùng lở loét ở các nốt mẩn đỏ trên da con.
- Che chắn cẩn thận: Mẹ dùng khăn để che chắn cho bé khi ra ngoài, tránh để bụi bẩn có cơ hội tấn công con, gây dị ứng và mẩn đỏ cho con.
Lưu ý: Nếu mẹ còn đang tìm một loại sản phẩm xịt kháng khuẩn an toàn cho da bé nhà mình, mẹ tham khảo xịt Skin Expert Mamamy nhé!
7. Bé bị dị ứng thời tiết
Một số bé có cơ địa còn yếu nên dễ bị dị ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết. Đó là sự bất thường về nhiệt độ, độ ẩm trong không khí tạo điều kiện cho nấm, vi sinh vật gây bệnh ngoài da phát triển. Chúng tấn công da bé, gây viêm nhiễm, xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
Những dấu hiệu nhỏ dưới đây có thể giúp mẹ dễ dàng phát hiện bé nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết:
- Vị trí nốt mẩn: Các nốt mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở khu vực không được che chắn như mặt, cổ, tay, chân, thỉnh thoảng mới xuất hiện toàn thân.
- Biểu hiện các nốt mẩn: Các nốt nhỏ dần lan thành mảng đỏ lan rộng nhỏ, hơi sần sùi, mẹ ấn vào thấy có cảm giác căng, cũng có trường hợp da bé bị khô, rát khiến con khó chịu và khóc dữ dội. Bé ngứa ngáy nên hay tự gãi, quấy khóc.
- Biểu hiện khác: Một số trường hợp bé còn bị sổ mũi, ho, sốt nhẹ thậm chí khó thở. Nếu thấy dấu hiệu bé khó thở, mẹ đưa bé tới bác sĩ ngay để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp kịp thời mẹ nhé!
Bé dị ứng thời tiết thông thường sẽ khỏi sau vài ngày nếu mẹ chăm sóc đúng cách.
Dưới đây là 1 số mẹo giúp bé chia tay mẩn đỏ do dị ứng nha:
- Hạn chế cho bé ra ngoài trời: Thời tiết lúc này rất “độc”, mẹ không nên cho bé tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài giúp để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong trường hợp bắt buộc bé phải ra ngoài, mẹ mặc quần áo dài và dùng khăn mỏng che chắn vùng cổ và mặt cẩn thận cho bé.
- Vệ sinh da bé: Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho trẻ sơ sinh thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa hóa chất độc hại được gợi ý ở phần trên để đạt được hiệu quả làm sạch an toàn, lành tính cho da bé nhất. Ngoài ra, mẹ lau khô cơ thể bé sau khi tắm bằng khăn sạch, mềm, tránh để cơ thể con ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi hơn cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi hơn.
- Tránh làm tổn thương các nốt mẩn đỏ: Không chà xát mạnh lúc vệ sinh, cắt móng tay để bé không cào xước da.
- Sử dụng xịt kháng khuẩn, giảm ngứa: Xịt kháng khuẩn chiết xuất từ tự nhiên làm dịu da, tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Bên cạnh đó, thiết kế dạng xịt sẽ hạn chế tay mẹ tiếp xúc lên da bé, ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang các nốt mẩn đỏ
8. Bé 2 tuổi bị dị ứng nổi mẩn đỏ do sữa
Ở độ tuổi lên 2, con đã ăn dặm và ăn được nhiều món ăn tuy nhiên sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng mà mẹ chưa thể bỏ khỏi khẩu phần ăn của con.Ở giai đoạn này, con ăn sữa công thức và không bú mẹ nữa. Do sữa chứa hàm lượng lớn đạm, cơ thể con chưa hấp thụ hết, lượng đạm dư thừa đó sẽ giải phóng ra ngoài da con, gây dị ứng và tạo thành các nốt mẩn đỏ.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến bé dị ứng sữa như:
- Mẹ đổi sữa mới không hợp với cơ địa của bé.
- Sữa hết hạn, bị hỏng, bị biến đổi chất nên gây dị ứng.
- Sữa bột mở ra lâu không sử dụng và bảo quản đúng cách nên bị ẩm mốc.
Bé dị ứng với sữa sẽ có một số biểu hiện sau đây, mẹ chú ý nhé:
- Vị trí xuất hiện nốt mẩn đỏ: Mẩn đỏ xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể bé, tuy nhiên chúng sẽ xuất hiện nhiều ở miệng, cằm và lan rộng ra cả mặt của bé.
- Biểu hiện của các nốt mẩn: Mẩn đỏ nhỏ li ti, gây ngứa, khi bé gãi sẽ sưng phồng lên. Các nốt mẩn thường không có bọng nước nhiều, chúng không lây lan khi bị vỡ.
- Triệu chứng khác: Bên cạnh những nốt mẩn đỏ, bé có thể kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, đầy hơi, nôn trớ.
Mẹo giúp mẹ xử lý khi bé 2 tuổi dị ứng nổi mẩn đỏ:
- Mẹ ngưng dùng sữa cho bé để xác minh xem đó có phải tác nhân gây dị ứng không: Nếu là lần đầu tiên bé uống loại sữa mới này, mẹ hãy dừng sữa cho bé trong khoảng 2-3 ngày. Nếu bé đỡ dần thì đúng là bé đang không hợp với loại sữa mới rồi! Trong trường hợp bé không sử dụng bất cứ loại sữa mới nào, mẹ cần kiểm tra hạn sử dụng có bị hết không, sữa có bị mốc hoặc ẩm không mẹ nhé!
- Kiểm tra sữa trước khi cho bé uống: Trước khi thay đổi cho bé ăn sữa mới, mẹ nên cho con bú khoảng 5-10ml để kiểm tra xem bé có bị nổi mẩn, dị ứng gì không? Nếu sau 2 giờ bú sữa, bé không bị nổi mẩn thì mẹ mới tiếp tục cho bé sử dụng lượng lớn hơn nhé.
- Tránh để bé gãi, cào làm tổn thương các nốt mẩn đỏ: Cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần, vệ sinh tay sạch sau khi bé chơi và ăn để lúc vô tình bé gãi các nốt mẩn không bị xước, không nhiễm bẩn từ tay bé.
- Vệ sinh sạch sẽ các nốt mẩn: Tắm rửa sạch sẽ cho bé thường xuyên bằng sữa tắm an toàn, không chứa các chất tẩy rửa, paraben, chất lưu hương, tốt nhất mẹ nên chọn sữa tắm đã được chứng nhận an toàn, không gây kích ứng đến từ các tổ chức uy tín.
9. Dị ứng thức ăn
Bé 2 tuổi có hệ miễn dịch, đường ruột non yếu, niêm mạc ruột mỏng và dễ thấm hơn so với người lớn. Theo ý kiến của các chuyên gia, thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ thường chứa nhiều protein như thịt bò, thịt gà, trứng, sữa, hải sản,… hoặc các loại hạt. Đây là các thực phẩm chứa nhiều đạm nên khi bé dùng quá nhiều, lượng đạm có thể chưa được hấp thụ và tiêu hóa hết và giải phóng ra thành các nốt mẩn đỏ trên da bé.
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé dị ứng thức ăn cũng đơn giản thôi. Đầu tiên, mẹ kiểm tra lại xem bé có sử dụng thức ăn có chứa các thực phẩm kể trên không? Nếu có thì mẹ quan sát xem bé có biểu hiện dưới đây không:
- Các nốt mẩn gây ngứa, sưng và phù nề.
- Mẩn đỏ thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, tay chân.
- Đầy hơi, nôn trớ hoặc tiêu chảy
- Bé sưng họng, sưng miệng
Dị ứng thức ăn không chỉ ảnh hưởng tới da bé mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của con, do đó mẹ xử lý nhanh với các lưu ý dưới đây:
- Dừng sử dụng nguồn thức ăn đã được xác định là gây dị ứng.
- Cho bé uống nước điện giải nếu bé bị tiêu chảy để tránh mất nước.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, tránh để bé gãi làm tổn thương nốt mẩn và dễ để lại sẹo
- Đưa bé đi khám bệnh viện nếu tiêu chảy nhiều hơn 8 lần/ngày và các nốt mẩn không lặn sau 2 ngày.
Bé 2 tuổi bị dị ứng nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp và không quá nguy hiểm cho sức khỏe của bé về sau. Nếu được mẹ xử lý kịp thời theo những hướng dẫn trên bài, bé sẽ khỏe lại chỉ sau khoảng 3-5 ngày, những nốt mẩn đỏ sẽ mờ dần, không để lại sẹo đâu mẹ!
Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn kỹ hơn, mẹ để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận nhé!