Bất kỳ bố mẹ nào cũng có rất nhiều thắc mắc khi chăm sóc bé 2 tuổi. Lứa tuổi này, bé đã cao hơn nhiều và bước đi như người lớn. Đồng thời, bé biết bập bẹ những câu nói ngắn và vô cùng hiếu động. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu bé 2 tuổi phát triển như thế nào nhé.
Mục lục
1. Đặc điểm của bé 2 tuổi
1.1. Cân nặng của bé 2 tuổi
Với mẹ lần đầu nuôi con, bé 2 tuổi nặng bao nhiêu kg là câu hỏi phổ biến. Mỗi mốc thời gian, con sẽ có sự phát triển khác nhau. Khi 2 tuổi, cân nặng trung bình của một bé gái đạt 12,7 kg. Còn của bé trai là 13,3 kg.
1.2. Chiều cao con 2 tuổi
Chiều cao trung bình là 90,7 cm đối với các bé gái 2 tuổi. Với các bé trai, khi 2 tuổi, bé cao khoảng 91,9 cm. Đây là chỉ số tiêu chuẩn giải đáp bé 2 tuổi cao bao nhiêu. Mẹ ghi chú lại để đo và đối chiếu cho bé nhé!
1.3. Giấc ngủ cho bé 2 tuổi
Bé 2 tuổi đã bắt đầu có thời gian ngủ ổn định. Theo đó, bé thường ngủ từ 12 – 14 tiếng một ngày. Khác với sơ sinh, bé 2 tuổi dậy sớm hơn và không cần giấc ngủ 9 giờ sáng. Bé bắt đầu ngủ từ 7-9 giờ tối và thức giấc vào 6-8 giờ hôm sau. Đây là việc làm cần thiết để bé có giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
Tuy nhiên, trẻ 2 tuổi hay khóc đêm cũng là tình trạng khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Cha mẹ cần tìm cách giải quyết triệt để để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy đọc thêm ngay tại đây mẹ nhé
Xem thêm: Cùng mẹ chia sẻ kinh nghiệm khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
1.4 Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
Kể từ khi biết đi, bé vô cùng háo hức chạy nhảy, đùa nghịch. Do vậy, nhu cầu về nguồn năng lượng của bé 2 tuổi cần nhiều hơn. Bé không chỉ uống sữa, ăn cháo, mà cần ăn những thực phẩm rắn. Có thể kể đến như cơm và củ, quả hầm,…
Loại thực phẩm nấu cho bé 2 tuổi ăn cũng vô cùng đa dạng. Ví dụ như thịt, cá, tôm, trứng, đậu, rau xanh, trái cây,… Các bữa ăn cần hài hòa 4 nhóm dinh dưỡng để đáp ứng năng lượng cho con mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, chỉ tiêu dinh dưỡng cho bé 2 tuổi trong 1 ngày cần đạt:
- 150 – 200g gạo
- 120 – 150g thịt
- 150g – 200g cá, tôm
- 150 – 200g rau xanh
- 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ
- Bé cũng cần được ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần.
Như vậy, chế độ ăn của con mỗi ngày cần đảm bảo là:
- 2 bữa cơm nát: Các loại thực phẩm đa dạng, phong phú. Ví dụ như thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu, rau xanh, củ quả,…
- 2 bữa cháo hoặc súp, phở (bữa phụ)
- Tráng miệng với hoa quả, sữa chua
Ngoài ra, trung bình mỗi ngày, bé còn cần 500 – 600 ml sữa. Nhóm sữa này bao gồm sữa tươi, sữa công chức, sữa chua, váng sữa,…
1.5. Sinh hoạt ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Mỗi bé, tùy theo nhu cầu và sức khỏe sẽ có thời gian biểu khác nhau. Tuy nhiên, các bé sẽ có xu hướng sinh hoạt như sau:
Buổi sáng:
- Thức giấc sớm
- Kéo rèm để ánh sáng vào phòng, tắm nắng
- Massage nhẹ nhàng và một vài động tác vươn vai thể dục
- Đi vệ sinh
- Ăn sáng và uống sữa
- Vui chơi
- Ăn bữa phụ như cháo/sữa chua/trái cây/…
Buổi trưa:
- Ăn trưa bằng cơm nát
- Ngủ trưa một giấc ngắn
Buổi chiều:
- Vui chơi (chơi đồ chơi của bé, đi dạo,…)
- Ăn bữa phụ như súp/váng sữa/trái cây/…
- Tắm rửa cho bé
Buổi tối:
- Ăn tối bằng cơm nát
- Hoạt động, vui chơi nhẹ nhàng
- Uống sữa
- Đi ngủ
2. Bé 2 tuổi phát triển như thế nào?
Rất nhiều bố mẹ thắc mắc không biết bé 2 tuổi phát triển như thế nào? Quá trình của trẻ giai đoạn này có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:
2.1. Sự phát triển về thể chất của bé 2 tuổi
Trẻ thích leo trèo, vận động thể chất
Những điều mới mẻ luôn mang đến sự thú vị. Bé 2 tuổi rất thích leo trèo, chạy nhảy, ném và đá các đồ vật. Bé có xu hướng trèo lên ghế cao, thậm chí leo lên tủ từ các vách ngăn. Điều này hết sức nguy hiểm vì đồ đạc có thể đổ sập xuống.
Vì vậy, mặc dù bé đã vững vàng, mẹ vẫn nên quan sát bé thường xuyên.
Bé bắt đầu thích hoạt động nghệ thuật như vẽ, sắp xếp hình khối
Bé bắt đầu kiểm soát tốt các chuyển động của bàn tay và ngón tay. Do vậy, bé rất thích múa máy, thích tô màu và xếp hình khối. Đây là tín hiệu mừng vì bàn tay bé trở nên uyển chuyển. Và có thể, bé bộc lộ được các năng khiếu nghệ thuật.
Bé đã biết đi thành thạo
Cơ bắp phát triển đồng nghĩa với việc bé bước đi giống người lớn hơn. Bé đã tự bước đi thành thạo, chạy nhảy những đoạn ngắn. Thậm chí, bé chập chững lên những bước cầu thang mà không cần hỗ trợ.
Lưu ý cho mẹ về sự phát triển của bé 2 tuổi
Mẹ không cần thường xuyên tạo ra những món đồ chơi cho bé. Tuổi này, bé là “siêu nhân” trong việc tự mày mò ra trò chơi cho bản thân. Bé mải mê khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần quan sát bé thường xuyên để tránh nguy hiểm cho bé.
Xem thêm: Mẹ đã biết những bài hát ru con ngủ hay nhất này chưa?
2.2. Bé 2 tuổi phát triển như thế nào? Sự phát triển về cảm xúc của bé
Luôn muốn bản thân kiểm soát mọi hành động và sở thích
Các mẹ thường đùa nhau về “giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2”. Vì sao vậy? Bé 2 tuổi mặc dù chưa đủ kỹ năng nói, nhưng đã muốn được thể hiện bản thân. Bé muốn được bố mẹ nuông chiều các hành động và sở thích. Do vậy, bé dễ phản đối gay gắt khi bố mẹ không cho bé làm theo ý mình.
Bé đã biết bày tỏ cảm xúc phong phú từ vui, buồn đến nóng giận
Cũng vì chưa đủ kỹ năng nói, nên bé bộc lộ thái độ và cảm xúc rất quyết liệt. Bé có thể cười thật sảng khoái, nhưng cũng dễ la hét, cáu gắt, bực bội. Bé thể hiện sự khó chịu khi bé đói, mệt, hoặc đơn giản là trời nắng quá.
Lưu ý cho mẹ về sự phát triển cảm xúc của bé 2 tuổi
Mẹ nên thường xuyên để mắt, tâm sự và kiên nhẫn với bé. Sự nghịch ngợm bắt đầu từ việc thích khám phá. Và bé la hét khi muốn được bộc lộ bản thân. Đó là những nhu cầu chính đáng với bé.
2.3. Bé 2 tuổi phát triển nhận thức như thế nào?
- Phát triển về ngôn ngữ: Có thể ghép và nói liên tục 3 từ hoặc câu đơn giản
Bé bắt đầu bập bẹ được các từ ngữ và ghép chúng thành câu ngắn. Bé thường xuyên sử dụng từ “ạ”, “không”, “ăn”, “đói”,… Từ đó, bé ghép được các câu ngắn như “con đói rồi”, “con buồn ngủ”,…
Đây cũng là giai đoạn vàng để mẹ phát triển cảm xúc cho bé. Mẹ tập cho bé những câu yêu thương để thể hiện với gia đình. Sự quen thuộc với câu nói “con yêu Bố, Mẹ” ở lứa tuổi này là một điều tốt đẹp. Vì nó giúp bé thoải mái bộc lộ cảm xúc hơn khi lớn lên.
- Bé muốn được nhận lời trợ giúp như: “Bé lấy cho mẹ đồ chơi kia với”
Bé thích được cả nhà chú ý, thích được thể hiện năng lực của bản thân. Vì thế mẹ đừng ngại nhờ bé hỗ trợ. Hãy chỉ tay vào con gấu bông và nói rằng “bé lấy giúp mẹ gấu bông với”.
Ngoài ra, bé có thể tập tự mặc quần áo và tự đi dép ngay từ lứa tuổi này. Bé thích độc lập và khẳng định rằng: con làm được, mẹ yên tâm!
Lưu ý
Lời khen là món quà xứng đáng khi bé làm một việc tốt. Khi bé tập nói, tập làm hoặc phụ giúp bố mẹ, mẹ đừng quên động viên bé. Điều này giúp bé vui vẻ hơn vì được công nhận khả năng. Và đây là động lực để bé cố gắng hơn mỗi ngày.
Xem thêm: Kể chuyện cho bé 2 tuổi hoạt động ý nghĩa cho bố mẹ và bé
2.4. Sự phát triển về xã hội cho bé 2 tuổi
- Bé bắt đầu thực hành nhưng hành động bắt chước
Bé 2 tuổi phát triển như thế nào trong mắt mẹ? Phải chăng là hành động bắt chước các hoạt động của người lớn. Bé giả bộ chống gậy, cúi người lom khom như ông bà. Bé cầm vòi nước giả bộ tưới cây như bố. Hoặc có thể, bé dùng xoong chảo đồ chơi để xào nấu như mẹ,…
- Bé biết an ủi khi người thân tỏ ra buồn, khóc
Nhưng dù có tập làm người lớn thế nào, bé vẫn chỉ là đứa trẻ 2 tuổi. Bé nhạy cảm và rất tình cảm khi người thân buồn. Khi mẹ khóc, bé sẵn sàng bỏ những đồ chơi thú vị để ôm an ủi mẹ. Đây là bản năng yêu thương và kết nối.
- Lưu ý cho mẹ về sự phát triển xã hội cho bé 2 tuổi
Lứa tuổi bắt chước khiến bố mẹ khó kiểm soát hơn. Nhưng thông qua đây, bố mẹ nên sửa đổi những hành vi xấu của bản thân. Những động tác của bố mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và hành vi của bé.
Tham khảo: 2-Year-Old Growth and Development Milestones
3. Bố mẹ nên làm gì khi bé được 2 tuổi?
Khi bé được 2 tháng tuổi thì bố mẹ cũng cần có những chú ý sau đây:
- Theo dõi sự phát triển của bé 2 tuổi bằng một nhật ký. Trong đó chú ý tới từng biểu hiện của bé. Ví dụ như ăn, ngủ, sinh hoạt hay những trạng thái, cảm xúc của bé. Nhiều mẹ cảm thấy ái ngại khi viết nhật ký cho con. Lý do đưa ra là vì quá bận rộn, và mẹ cho rằng nhớ trong đầu là được rồi. Ngày nay, trên ứng dụng điện thoại có rất nhiều phần mềm ghi nhớ. Mẹ tìm hiểu và lựa chọn phần mềm phù hợp để chú ý đến bé 2 tuổi mỗi ngày. Việc lưu ý biểu hiện, tần suất,… có thể giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh cho con. Đặc biệt là đối với thói quen liên quan đến sức khỏe, tư duy và phát triển của bé.
- Chú ý thực hiện đầy đủ các lịch kiểm tra sức khỏe cho bé, tiêm chủng… Một ưu điểm nữa của nhật ký, là mẹ sẽ nhớ lịch tiêm chủng, lịch khám,… của con. Để tránh sơ suất, mẹ nên đặt lịch hẹn cho những ngày này. Việc kiểm tra sức khỏe đầy đủ, là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ con yêu.
Mẹ chú ý thực hiện đầy đủ các lịch kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng,… cho bé
- Chuẩn bị tâm lý, trang bị những kiến thức về các vấn đề bé thường gặp phải. Đồng thời, mẹ tìm ra cách chăm sóc phù hợp nhất. Hành trình làm mẹ chưa bao giờ dễ dàng. Ngay khi mới bắt đầu, các mẹ thông thái đã bắt đầu tìm hiểu rất nhiều về trẻ nhỏ. Các mẹ lưu ý đọc các thông tin chính thống, có giá trị cao và phù hợp từng bé.
- Bố mẹ cũng nên học thêm những bài hát ru. Đây là cách để giúp bé 2 tuổi phát triển ngôn ngữ tốt hơn sau này. 2 tuổi là giai đoạn vàng cho các bé để học ngôn ngữ. Và việc cho bé nghe nhạc là điều cần thiết. Bé có thể học lời thông qua những bài hát, và hát được một bài khá dài. Bên cạnh những bài hát thiếu nhi, bài hát ru cũng là sự lựa chọn phù hợp cho bé. Những âm điệu nhẹ nhàng có thể vỗ về cảm xúc, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ.
4. Một số vấn đề về sự phát triển của bé 2 tuổi
Giai đoạn bé 2 tuổi cũng thường hay mắc phải một số triệu chứng phát triển chậm mà bố mẹ nên biết cách xử lý phù hợp:
- Bé chưa đi thành thạo
- Không thể sử dụng các kỹ năng bản năng như nắm, vững tay chân…
- Chưa thể sao chép các hành động của người xung quanh
- Không biết phải làm gì với các đồ vật thông thường như bình sữa, cái thìa, áo…
- Không thể nói được những câu có 3 từ trở lên
Xem thêm: Cùng mẹ chia sẻ kinh nghiệm khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
Mẹ lo lắng bé 2 tuổi phát triển như thế nào? Các chuyên gia đưa ra các tiêu chuẩn cho bé 2 tuổi về chiều cao, cân nặng,… Mẹ có thể dùng để đối chiếu và định hướng sự phát triển cho con mình. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có một cách riêng để lớn lên. Và, tiêu chuẩn, chỉ là một sự tham khảo.
Các bé có thể gầy hơn một chút, nhỏ hơn một chút so với bảng tiêu chuẩn. Nhưng chỉ cần chỉ số vẫn an toàn và con vẫn khỏe mạnh, thì mẹ đừng quá lo.
Sự áp lực của mẹ có thể lan sang cho bé. Đó là khi mẹ ép bé ăn nhiều hơn, tập đi nhiều hơn, học nói nhiều hơn,… Việc ép thúc quá nhiều làm bé ảnh hưởng tâm lý, dễ cáu gắt, và không nghe lời.
Xem thêm: Bỏ túi tất tần tật kiến thức về trẻ 2 tuổi biếng ăn
Được quan sát và theo con mỗi ngày là hạnh phúc của mẹ. Hãy cùng con vui chơi, học hát, ăn uống và ghi lại khoảnh khắc cùng con mỗi ngày. Nếu có thắc mắc về bé 2 tuổi phát triển như thế nào, mẹ bình luận ở phía dưới để được giải đáp nhé! Hãy liên tục cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin quan trọng về bé nhá!