Khi bé tròn 1 tuổi, thực đơn cho bé ăn đủ dinh dưỡng mà vẫn ngon miệng là vấn đề không hề dễ dàng với mẹ. Trong giai đoạn này, bé phát triển khẩu vị, bắt đầu biết thích hoặc ghét đồ ăn. Chính vì vậy, mẹ cần khéo léo xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn một cách khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
1 tuổi là thời điểm bé dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh đường ruột hay hô hấp cũng dễ làm bé chán ăn, ghét ăn hoặc thậm chí bỏ bữa ăn. Nếu không có cách xử lý phù hợp, bé dễ dàng rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu mới đây, tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm đáng kể so với trước kia. Trung bình, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ rơi vào tình trạng này. Tuy tỷ lệ đã giảm, nhưng đây vẫn là một mức đáng báo động so với tình hình thế giới.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé 1 tuổi biếng ăn
Biếng ăn là tình trạng phổ biến với trẻ em Việt Nam. Trẻ quấy khóc vào bữa ăn, có biểu hiện kén ăn là biểu hiện rõ nhất của tình trạng này. Có những trẻ chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất. Chắc hẳn mẹ đã từng gặp tình trạng bé ngậm cháo hay bột mà không chịu nuốt. Mỗi khi cho trẻ ăn, mẹ thường phải cho bé “ăn rong” hoặc dỗ bằng đồ chơi. Mỗi bữa ăn của trẻ làm mẹ đau đầu, đồng thời chán nản khi nghĩ đến việc xây dựng thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi.
Trẻ có thể dễ dàng mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm với tình trạng này. Thực đơn cho bé biếng ăn 1 tuổi không được chú trọng dẫn đến còi xương, chậm lớn,… Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu mẹ tìm ra nguyên nhân và chịu khó xây dựng thực đơn cho bé 12 tháng.
1.1. Trẻ đang mọc răng
Khi mọc răng, trẻ 1 tuổi bị đau lợi, khó nhai nuốt. Cũng giống như người lớn, trẻ không thể ăn uống bình thường trong thời gian này. Mẹ hãy quan sát quá trình ăn của bé để phát hiện tình trạng này. Nếu bé khóc to hoặc cho thấy sự khó chịu thì gần như bé đang có vấn đề với những chiếc răng mới nhú. Lúc này, mẹ nên điều chỉnh thực đơn cho bé 12 tháng tuổi biếng ăn. Đồng thời, trẻ cần phải được đưa đến các cơ sở thăm khám để được điều trị kịp thời nếu tình trạng nghiêm trọng.
Xem thêm:
Mẹ có tò mò trẻ 12 tháng tuổi biết làm gì không nào?
Phải làm sao khi bé mọc răng biếng ăn?
1.2. Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn chưa phù hợp
Khi đủ 6 tháng tuổi, thông thường mẹ sẽ cho trẻ tập ăn các loại rau, củ, quả. Tiếp đó, các loại cháo hay bột sẽ được mẹ cân nhắc để bổ sung vào thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn. Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng dễ dàng chấp nhận những loại thức ăn mới. Trẻ sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hình thành thói quen ăn những loại thực phẩm mới. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần theo dõi trẻ trong thời gian đầu, trẻ sẽ dần thích nghi.
1.3. Thực đơn cho bé 12 tháng tuổi nhàm chán
Nhiều mẹ chỉ cho con ăn một kiểu thực đơn nhất định, khiến trẻ dễ dàng chán ngấy. Đây là một sai lầm gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Trẻ trong độ tuổi này cần phải được tạo cơ hội để khám phá nhiều loại thức ăn khác nhau. Điều này vừa làm trẻ có hứng thú ăn, vừa tránh tình trạng trẻ biếng ăn. Vậy nên, thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi cần phải được chăm chút mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần mẹ nhé!
2. Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
2.1. Số bữa ăn trong một ngày
Trẻ nên ăn 3 bữa chính/ngày. Không nhiều hơn, không ít hơn. Mẹ cần phải sắp xếp cho trẻ ăn đúng bữa với cháo, cơm, mì, súp,… (100-150gr gạo/ngày). Ngoài ra, mẹ cần quy định thời gian ăn bữa chính và phụ là bao nhiêu. Từ đó, mẹ xây dựng được thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn hợp lý. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều, dễ gây căng thẳng cho trẻ.
2.2. Chất béo
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé 1 tuổi. Khi hấp thụ chất béo, cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ nhiều loại dưỡng chất khác nhau. Đồng thời, cảm giác ngon miệng, ăn nhiều hơn cũng sẽ sinh ra từ chất béo. Tuy nhiên, mẹ hạn chế bổ sung chất béo vào thực đơn cho bé biếng ăn 1 tuổi. Nạp quá nhiều chất béo có thể làm trẻ thừa cân, béo phì, dễ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Nguồn chất béo tốt nhất nên đến từ dầu gấc và dầu olive (khoảng 30-140gr/ngày).
2.3. Chất đạm
Bố mẹ cần đưa khoảng 100-120gr chất đạm/ngày vào trong thực đơn cho bé 1 tuổi. Tôm, cua, cá, trứng, thịt,… là những món giàu chất đạm. Đặc biệt là trứng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho trẻ ăn mỗi ngày 1 quả trứng, theo chu kỳ 3 ngày 1 lần. Bố mẹ cũng cần cân đối lượng đạm để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón khi trẻ ăn thừa đạm.
2.4. Rau xanh, hoa quả, sữa – không được phép thiếu trong thực đơn cho bé 1 tuổi
Chất xơ trong rau xanh và hoa quả là thành phần không thể thiếu trong thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn. 50-100gr rau xanh và hoa quả mỗi ngày có thể giúp bé hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Nếu bé bị đầy bụng, khó tiêu, mẹ càng phải coi trọng vai trò của chất xơ trong khẩu phần ăn. Cùng với đó, 500-600ml sữa/ngày (sữa công thức hoặc sữa mẹ) cũng là nguồn dinh dưỡng mẹ không được phép bỏ quên nếu muốn trẻ có chế độ ăn lành mạnh.
3. Mách nhỏ cho mẹ 3 món ăn nên có trong thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi
3.1. Cháo khoai tây thịt bò cà rốt cho
- Nguyên liệu cần có: 2/3 bát cháo trắng nấu đặc, 30g thịt bò vụn nhuyễn, 20g cà rốt băm nhuyễn, 1/3 bát nước, 5g dầu (1 thìa canh nhỏ).
- Cách làm: Trước tiên, cho thịt bò và cà rốt hòa vào 1/3 bát nước. Cho cháo cùng dầu vào đun sôi và khuấy đều. Nêm thêm gia vị (nếu cần)
3.2. Cháo yến mạch cà rốt
- Nguyên liệu cần có: 1 củ cà rốt, 30g yến mạch, 20g thịt băm, 1 muỗng canh dầu olive.
- Cách nấu: Làm sạch cà rốt và xay nhuyễn. Cho cà rốt, yến mạch, thịt băm vào nồi đun sôi trong 15 phút. Sau đó đổ cháo ra bát dầu olive, nêm gia vị và trộn đều cùng hỗn hợp trên.
3.3. Cháo thịt gà bí đỏ
- Nguyên liệu: lườn gà, cháo trữ đông, bí đỏ, phô mai dạng viên nhỏ
- Các bước nấu: rửa sạch thịt gà, sau đó băm nhuyễn. Đem cháo đi rã đông rồi hâm nóng. Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch rồi luộc và nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ phi hành thơm cùng dầu olive, xào cùng thịt gà đến khi chín. Tiếp đó, đun cháo đến khi sôi thì cho thịt gà và bí đỏ vào rồi nêm gia vị. Sau khi tắt bếp, mẹ cho thêm một viên phô mai để có món cháo thật dậy vị.
Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn không hề khó để xây dựng. Chỉ cần mẹ cố gắng quan tâm và chăm sóc trẻ trong giai đoạn tập ăn, trẻ sẽ luôn có thể tránh được tình trạng kén ăn. Chúc bố mẹ thu nạp được nhiều kiến thức xây dựng khẩu phần khoa học và thông minh cho trẻ.
Nguồn tham khảo:
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-1-2-years