Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bong da đầu ở trẻ sơ sinh- Nguyên nhân và cách điều trị

Bong da đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu như mẹ chủ quan sẽ dẫn đến tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Cùng chia sẻ cùng Góc của mẹ để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho bé mẹ nhé!

1. Nguyên nhân gây bong da đầu ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bong da đầu ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây bong da đầu ở trẻ sơ sinh

Trong thời kỳ mang thai, trẻ được bao bọc bởi dung dịch nước ối của mẹ. Dung dịch đóng vai trò bảo vệ bào thai và truyền dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Khi thai vào khoảng hai mươi tuần, một lớp mỏng bảo vệ bao bọc bên ngoài lớp da của trẻ sơ sinh. Lớp bao bọc này gọi là chất sáp trắng. Thú vị thay, tên khoa học của chất sáp này là “vernix caseosa” mà trong tiếng Latin có nghĩa đen là “vỏ phô mai”. 

Theo nghiên cứu khoa học, chất sáp trắng này có chức năng ngăn trẻ không hấp thụ quá nhiều dịch trong bụng mẹ. Nó có thể hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên trong quá trình chuyển dạ. Và bảo vệ trẻ sơ sinh vài ngày sau sinh, để bé thích nghi với môi trường bên ngoài.  Một số mảng nhỏ của sáp trắng vẫn còn bám trên da ở những nơi có kẽ hở như hai bên nách hoặc giữa các ngón chân. Nhưng khi các lớp sáp trắng này bị xoá đi thì da của trẻ sơ sinh bắt đầu bong ra.

2. Làm thế nào để xử lý vấn đề bong da đầu ở trẻ sơ sinh

Sau hai đến ba tuần đầu tiên sau sinh, da của bé sẽ có hiện tượng bong da đầu. Do được bảo vệ trong dung dịch nước ối nên khi sau sinh, da bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Sự bảo vệ bởi chất “sáp trắng” không còn nên hiện tượng bong da là lẽ xảy ra. Điều này lý giải rằng việc bong tróc da chính là để thích nghi với môi trường bên ngoài bào thai. Các bé sẽ tự tái tạo thêm các lớp da bao bọc khác để phù hợp với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Do đó, khi mẹ nhận ra hiện tượng này xảy ra với bé nhà mình. Mẹ đừng quá lo lắng, vì Góc của mẹ sẽ giúp mẹ đối phó với vấn đề này.

2.1. Gội đầu sạch sẽ

Gội đầu sạch sẽ
Gội đầu sạch sẽ

Giữ da đầu sạch sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề này, vì gội đầu sẽ rửa sạch dầu thừa trên da đầu bé. Khi gội mẹ nên tránh không để bọt xà phòng rơi vào mắt bé. Bên cạnh đó, mẹ không nên dùng dầu gội trị gàu cho trẻ trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên dùng. Bởi vì không phải tất cả các sản phẩm dầu gội đều an toàn cho trẻ sơ sinh. 

Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ nhi khoa về tần suất gội đầu cho bé. Tuy nhiên, gội nhiều lần có thể làm khô da đầu và làm cho tình trạng bong da trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mà mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Chải tóc cho bé

Chải tóc cho bé
Chải tóc cho bé

Sau khi gội sạch tóc và da đầu cho bé, mẹ có thể nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng cây lược mềm dành cho trẻ sơ sinh. Lúc này, các vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Mẹ có thể chọn mua những loại lược chuyên biệt để chải. Nếu không, mẹ cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mới và chải nhẹ nhàng cho bé.

2.3. Dùng dầu gội làm sạch không chứa xà phòng

Dùng dầu gội làm sạch không chứa xà phòng
Dùng dầu gội làm sạch không chứa xà phòng

Dùng loại dầu gội nào cũng rất quan trọng. Bởi thành phần của mỗi loại là khác nhau. Trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội của rất nhiều hãng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy mà mẹ nên lựa chọn kỹ lưỡng loại dầu gội không chứa xà phòng. Và thành phần của nó phải thật an toàn cho bé.

2.4. Tránh không khí và gió lạnh

Da của bé rất mỏng manh và cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Vì vậy, mẹ nên  để nhiệt độ phòng ở mức phù hợp và bao bọc bé cẩn thận khi trời trời trở lạnh. Ngoài ra, nếu độ ẩm trong không khí quá khô. Mẹ có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để cung cấp thêm độ ẩm cho không khí. Giúp điều trị và phòng tránh bong da đầu ở trẻ sơ sinh.

Tránh không khí và gió lạnh
Tránh không khí và gió lạnh

2.5. Hạn chế để bé xoa tay lên đầu

Khi bị bong da đầu, trẻ thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Tuy nhiên, chính vì vậy mà mẹ cũng nên chú ý tránh để bé cho tay lên đầu nhiều. Vì khi đó tình trạng bong da sẽ lan rộng hơn. Các mảng da đã lành có thể sẽ bong da lần nữa và khiến cho tình trạng càng lâu khỏi hơn.

3. Cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bong da đầu ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng 

D9ưa bé đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bong da đầu ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng
Đưa bé đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bong da đầu ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng

Tình trạng bong da đầu ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp mẹ và gia đình vẫn cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như khi da của bé bị đỏ, nứt, có vẩy, hoặc rất ngứa. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Điển hình của tình trạng này là vấn đề bong da đã chuyển sang bệnh viêm da tiết bã. Dân gian thường gọi là bị “cứt trâu”.

Viêm da tiết bã là là một rối loạn da khiến cho da đỏ, nhờn, gây ngứa và viêm da. Nó chỉ xảy ra ở khoảng 2% dân số trưởng thành nhưng có đến 40% trẻ em và trẻ sơ sinh. Nếu bé có mảng da nhờn, ngứa, đỏ và xuất hiện vẩy trên đầu. Thì bé đã bị viêm da tiết bã. Mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ chuyên khoa để họ khám và có hướng dẫn cụ thể đối với vấn đề này.

Mong rằng với những chia sẻ về bệnh bong da đầu ở trẻ sơ sinh. Mẹ cùng gia đình có thể an tâm hơn phần nào về vấn đề chăm sóc cho bé nhà mình một cách toàn diện nhất.

Xem thêm:

Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết

Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh – có thể mẹ chưa biết?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bong da đầu ở trẻ sơ sinh- Nguyên nhân và cách điều trị”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0