Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nằm gối chống trào ngược có cần vỗ ợ hơi? Tùy trường hợp mẹ ơi

Nằm gối chống trào ngược có cần vỗ ợ hơi hay không là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc vì có ý kiến cho rằng cần cũng có ý kiến cho rằng không cần. Để giải thích được cơ chế của hiện tượng trào ngược và ợ hơi cũng như biết được trường hợp nào nên áp dụng, trường hợp nào không, mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. Góc của mẹ sẽ mang đến những kiến thức thú vị và kinh nghiệm của những mẹ đi trước đó ạ. 

Nằm gối chống trào ngược có cần vỗ ợ hơi
Nằm gối chống trào ngược có cần vỗ ợ hơi? Tùy trường hợp mẹ ơi

1. Giải thích cơ chế trào ngược và ợ hơi ở bé

Hiện tượng trào ngược dạ dày sau khi ăn và ợ hơi sau khi tuy đều liên quan đến hệ tiêu hóa nhưng không giống nhau đâu mẹ ơi. Mẹ cùng xem qua cơ chế để biết thêm chi tiết nhé: 

1 – Cơ chế trào ngược dạ dày sau khi bé ăn

Khi con yêu ti, sữa sẽ đi từ miệng xuống thực quản qua tâm vị rồi mới đến dạ dày. Theo đó, tâm vị đóng vai trò rất quan trọng vì ở đây có cơ vòng thực quản một chiều với tác dụng ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản sau khi con măm măm. 

Thường thì tâm vị của bé cưng không được đàn hồi, cứng cáp như người lớn mà còn yếu và xốp. Do vậy khi mẹ cho con bú ở tư thế không đúng thì sữa và không khí trong dạ dày sẽ cùng dâng lên một lúc và tìm cách thoát ra ngoài, dẫn đến hiện tượng trào ngược. 

Cơ chế trào ngược và ợ hơi ở
Khi mẹ cho con bú ở tư thế không đúng thì sữa và không khí trong dạ dày sẽ cùng dâng lên một lúc và tìm cách thoát ra ngoài, dẫn đến hiện tượng trào ngược

2 – Cơ chế bé ợ hơi sau khi ăn

Ợ hơi là quá trình “giải phóng” không khi từ dạ dày ra môi trường bên ngoài thông qua đường miệng, hiện tượng này xảy ra nhiều ở bé sơ sinh và bé dưới 12 tháng tuổi. Bởi lúc con bú nhanh hoặc khóc nhiều sẽ nuốt phải không khí, gây đầy bụng và ợ liên tục kèm theo cảm giác khó chịu, chướng bụng, bỏ ăn biếng bú. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất, làm con yếu thiếu hụt dinh dưỡng đó mẹ. 

Cơ chế trào ngược và ợ hơi ở
Ợ hơi là quá trình “giải phóng” không khi từ dạ dày ra môi trường bên ngoài thông qua đường miệng ở bé sơ sinh

Kết luận: Như vậy, nằm gối chống trào ngược không phải là căn cứ để xác định được có nên vỗ ợ hơi cho con hay không mẹ ơi. Bởi bản chất của hiện tượng trào ngược và ợ hơi không giống nhau đâu ạ. Mẹ nên căn cứ vào những yếu tố liên quan đến độ tuổi, thể trạng và nhu cầu của con. Cụ thể như thế nào thì mẹ đừng bỏ qua nội dung bên dưới nhé! 

2. Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi

Bé nằm gối chống trào ngược có những dấu hiệu nhất định như có thể ngồi và kiểm soát đầu cổ tốt, thường xuyên ợ hơi sau khi ti, thoải mái vui chơi, hô hấp đều và bụng không trương cứng thì không cần phải vỗ ợ hơi. Cụ thể: 

2.1. Bé trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi – có thể ngồi và kiểm soát đầu, cổ

Trong giai đoạn từ 0 – 4 tháng tuổi, con yêu chưa có khả năng ngồi vững vàng do hệ xương chưa hoàn thiện, những cơ khớp không đủ linh hoạt để thực hiện những động tác xoay người, kiểm soát đầu, cổ. Khi bước vào giai đoạn 4 – 6 tháng thì con đã có những sự chuyển biến rõ rệt do lần lượt trải qua tuần khủng hoảng thứ 12 và 19, đã quen dần với việc ngồi và biết cách xoay đầu, cổ cũng như biểu thị những điều bản thân mong muốn. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi
Ngoài ra, khi con đủ 6 tháng tuổi thì có thể tập bò, di chuyển xung quanh mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ mẹ

Nhờ khả năng kiểm soát đầu – cổ tốt, cơ thể của con cũng được “nâng cấp” hơn đó mẹ! Cụ thể, đầu – cổ có mối liên hệ mật thiết với thực quản, khi con không điều khiển được hai bộ phận này thì thực quản không còn non yếu mà sẽ “vững vàng”, co bóp tốt hơn. Nhờ vậy, sữa/thức ăn đi xuống dạ dày dễ dàng mà không “mắc kẹt” ở cổ gây trớ, ọc. 

Ngoài ra, khi kiểm soát đầu – cổ tốt bé cưng cũng không bị nôn, trớ nhiều như hồi nằm mãi một chỗ vì khi ngồi thẳng, không khí vào ra dễ dàng, hạn chế tình trạng nuốt khí gây đầy bụng, vỗ hoài mà con chẳng ợ được. 

Chưa kể, hệ tiêu hóa của bé từ 4 – 6 tháng tuổi cũng phát triển, co bóp tốt hơn, sữa/thức ăn vào dạ dày sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và hấp thụ. Các chuyên viên y tế, bác sĩ của Phòng khám Nhi khoa Boys Town ở Omaha, Nebraska cũng đã từng khẳng định 4 – 6 tháng là thời điểm thích hợp mà mẹ không cần vỗ ợ hơi cho con mà chỉ cần cho bé nằm gối chống trào ngược là đủ rồi. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi
Hệ tiêu hóa của bé từ 4 – 6 tháng tuổi cũng phát triển, co bóp tốt hơn, sữa/thức ăn vào dạ dày sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và hấp thụ

Điều này đã được nhiều mẹ kiểm chứng và đưa ra lời khuyên, tiêu biểu là chia sẻ của mẹ Ngọc Anh – Hà Nội: “Mình cũng từng chung cảnh ngộ với các mom, con dưới 4 tháng tuổi, không kiểm soát đầu cổ tốt nên ọc hết sữa ra mặt đỏ cả lên. Nhưng sau này dạ dày của bé không còn nằm ngang nữa nên cũng không còn ọc hay phải vỗ ợ hơi. 

Mẹ Chi – Hà Nội: Bé nhà mình từng như thế các mom ạ nhưng đến sau 4m là con tự động hết ạ.

Mẹ Kỳ Duyên – Thành phố Hồ Chí Minh: “Giai đoạn khoảng 2 – 3 tháng là giai đoạn bé nôn trớ đỉnh điểm qua được giai đoạn đó bé sẽ bớt lại đó các mẹ”. 

2.2. Con thường xuyên tự ợ hơi sau khi ti – không cần mẹ tác động

Đôi khi bé cưng sẽ tự biết cách tách khỏi bầu ngực của mẹ khi đang bú và tự ợ hơi mà không cần mẹ vỗ hay xoa lưng như thường. Đây là dấu hiệu đáng mừng báo hiệu bé cưng đã có khả năng ợ hơi độc lập mà không cần mẹ hỗ trợ nữa rồi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhi, khả năng này dần xuất hiện khi con tròn 2 tháng tuổi và có thể muộn hơn tùy vào thể trạng, cơ địa, cấu tạo dạ dày, tâm vị. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi
Đôi khi bé cưng sẽ tự biết cách tách khỏi bầu ngực của mẹ khi đang bú và tự ợ hơi mà không cần mẹ vỗ hay xoa lưng như thường

Ví dụ bé có hệ tiêu hóa ổn định, ít xảy ra nôn, trớ, chướng bụng và bú đều sẽ biết cách tự ợ hơi sớm hơn bé có cơ địa nhạy cảm, dễ đau bụng, đầy hơi. Do vậy, mẹ nên quan sát bé mỗi ngày để nắm bắt được những thay đổi của con yêu nhé. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi
Bé có hệ tiêu hóa ổn định, ít xảy ra nôn, trớ, chướng bụng và bú đều sẽ biết cách tự ợ hơi sớm hơn bé có cơ địa nhạy cảm, dễ đau bụng, đầy hơi

2.3. Bé thoải mái vui chơi – hô hấp đều sau khi ti

Nếu sau khi ti sữa, bé cưng giữ trạng thái vui vẻ, cười đùa với mẹ mà không có những biểu hiện khác thường như buồn bã, quấy khóc, cáu gắt,… thì mẹ an tâm không cần vỗ ợ hơi cho con đâu ạ. Đây đều là những dấu hiệu “báo hiệu” con đang ở trạng thái thoải mái, không xảy ra hiện tượng trào khi lên thực quản, dẫn đến hô hấp khó khăn, nôn trớ. 

Trong trường hợp này, để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản thì mẹ chỉ cần cho bé nằm gối chống trào ngược là đủ rồi ạ, không cần kèm thêm thao tác vỗ ợ hơi đâu nhé. Bởi gối chống trào ngược sẽ điều hòa không khí bên trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng luồng khí “đẩy” sữa ngược lên thực quản khiến bé cưng khó chịu. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi
Nếu sau khi ti sữa, bé cưng giữ trạng thái vui vẻ, cười đùa với mẹ thì mẹ an tâm không cần vỗ ợ hơi

2.4. Bụng bé không trương cứng

Bụng con không trương cứng, có độ đàn hồi nhất định cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé cưng nằm gối chống trào ngược nhưng không cần kèm thêm thao tác vỗ ợ hơi. Bởi không khí không tràn hoặc tràn ít vào bụng con nên bụng bé không có biểu hiện chướng lên như trường hợp nuốt phải nhiều khí, gây “tắc nghẽn” và “làm chậm” quá trình ợ hơi. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi
Bụng con không trương cứng, có độ đàn hồi là dấu hiệu chứng tỏ bé cưng nằm gối chống trào ngược nhưng không cần kèm thêm thao tác vỗ ợ hơi

Mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào bụng bé, vị trí dạ dày (dạ dày nằm ở giữa bụng, trên vùng rốn, dưới gan và vùng thượng vị, khu vực gần lá lách) thấy bé vẫn bình thường, miệng không ậm ọe khó chịu thì chứng tỏ bụng bé không bị trương cứng đâu ạ. Thay vào đó, mẹ chỉ cần cho con nằm gối chống trào ngược khoảng 5 – 10 phút để con dễ tiêu là được rồi. 

3. Trường hợp nằm gối chống trào ngược cần vỗ ợ hơi

Ngoài những trường hợp nằm gối chống trào ngược không cần vỗ ợ hơi thì vẫn có những trường hợp cần vỗ ợ hơi đó mẹ. Ví dụ như bé dưới 4 tháng hoặc trên 4 tháng nhưng chưa thể ngồi, kiểm soát đầu – cổ, bé không tự ợ hơi được, khó thở – ậm ọe hay chướng bụng. Mẹ tham khảo ngay nội dung chi tiết bên dưới để có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu nhé: 

3.1. Bé dưới 4 tháng tuổi hoặc trên 4 tháng tuổi nhưng chưa thể ngồi hay kiểm soát đầu – cổ

Dạ dày của bé 4 tháng tuổi chưa phát triển hoàn toàn đâu mẹ, kích thước chỉ bằng 2 – 3 quả trứng gà cộng lại thôi ạ. Do đó, khi dạ dày chứa cả sữa và không khí thì rất dễ bị căng đầy, làm bé khó chịu, đầy hơi sau khi ti xong. Ngoài ra, dạ dày của bé cũng có kết cấu nằm ngang thay vì nằm dọc như người trưởng thành, các cơ dạ dày, thực quản còn mềm, xốp nên chưa thể tự “tống” không khí thừa ra bên ngoài như người lớn chúng ta.

Trường hợp nằm gối chống trào ngược cần vỗ ợ hơi
Bé dưới 4 tháng tuổi hoặc trên 4 tháng tuổi nhưng chưa thể ngồi hay kiểm soát đầu – cổ cần được mẹ vỗ ợ hơi sau ti

Bên cạnh đó, bé đã đủ 4 tháng tuổi nhưng chưa thể ngồi hay kiểm soát đầu – cổ cũng cần được mẹ vỗ ợ hơi cho. Bởi khả năng vận động của con chưa tốt, gặp khó khăn trong quá trình tập bò, trườn nên ảnh hưởng đến sự phát triển của những cơ quan khác đặc biệt là cơ vòng thực quản, gây nôn trớ, đầy hơi. Carole Kramer Arsenault, R, người sáng lập dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh Boston Baby Nurse & Nanny và tác giả của Newborn 101 cho biết: “Nếu trong quá trình ti sữa, không khí không được thoát ra ngoài sẽ dẫn đến trình trạng “bí” ợ, khiến con mệt mỏi, khó chịu” .

Trường hợp nằm gối chống trào ngược cần vỗ ợ hơi
Bên cạnh đó, bé đã đủ 4 tháng tuổi nhưng chưa thể ngồi hay kiểm soát đầu – cổ cũng cần được mẹ vỗ ợ hơi bởi khả năng vận động của con chưa tốt

Việc mẹ cho con nằm gối chống trào ngược chỉ đẩy được một lượng khí nhất định mà không thể khắc phục hoàn toàn vấn đề, vì thế tình trạng ọc sữa, nôn trớ, quấy khóc vẫn có thể xảy ra. Cách giải quyết tốt nhất là mẹ nên kết hợp hai hình thức vỗ ợ hơi và cho con nằm gối chống trào ngược để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và giải phóng khí trong dạ dày, giúp bé bú được nhiều sữa, no lâu, ngủ ngon hơn. 

3.2. Bé không thể tự ợ hơi sau khoảng 10 phút sau khi ti

Không phải bé nào cũng có khả năng tự ợ hơi sau khi bú đâu ạ, nếu bé có những biểu hiện như ưỡn lưng, quay đầu, từ chối bú sữa hoặc không ợ được sau khoảng 10 phút sau khi ti thì mẹ hỗ trợ con ngay nhé. Vì lúc này không khí đã tràn nhiều vào dạ dày con rồi, con không thể thải hết ra ngoài do bụng đã chứa nhiều sữa lẫn không khí. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược cần vỗ ợ hơi
Bé không thể tự ợ hơi sau khoảng 10 phút sau khi ti cần được mẹ vỗ ợ hơi để “đẩy” không khí ra bên ngoài

Đồng thời, cũng có thể do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, khả năng đẩy khí ra ngoài chưa thuần thục, Trong quá trình vỗ ợ hơi, mẹ cần đặt con ở tư thế thẳng đứng để kích thích quá trình ợ hơi diễn ra suôn sẻ, tránh phản tác dụng làm con ọc ra nha mẹ. Sau đó, mẹ cho con nằm trên gối chống trào ngược có độ dốc khoảng 15 độ để con dễ tiêu hóa hơn nhé. 

Những kinh nghiệm này đã được các mẹ đi trước “truyền thụ” lại để vỗ ợ hơi cho bé cưng đúng cách, hạn chế tình trạng “bí” ợ. Ví dụ: 

Mẹ Lê Anh – Thành phố Hồ Chí Minh: Mẹ để bé ngồi nghiêng về phía trước, một tay đỡ cằm bé 1 tay vỗ ợ. Tiếp đến mẹ đặt bé lên gối nằm chống trào ngược rồi vỗ đến khi bé ợ mới thôi. 

Mẹ Trần Trinh: Mẹ bế bé lên vai, xoa lưng kéo từ dưới lên bên sườn trái của con, xoa nhẹ kéo nhẹ không cần vỗ, nếu vỗ thì vỗ nhẹ ở giữa 2 bả vai. 

3.3. Bé thở khó khăn – ậm ọe khó chịu mãi không thôi

Trong khi ăn, nếu bé có những biểu hiện khó chịu như ngồi vặn vẹo, quấy khóc, đẩy thức ăn, núm ti ra xa thì mẹ nên vỗ ợ hơi cho con ngay nhé. Bởi khả năng cao con đang bị đầy hơi, khó tiêu, sữa không lưu thông trơn tru như bình thường đó mẹ. Nếu bé cưng gặp thêm một số biểu hiện như ho, khò khè, nấc, nhịp thở không đều thì mẹ không nên chủ quan vì có thể sữa “mắc kẹt” ở thực quản, không xuống được mà cũng không trào ra được. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược cần vỗ ợ hơi
Trong khi ăn, nếu bé có những biểu hiện khó chịu như ngồi vặn vẹo, quấy khóc, đẩy thức ăn, núm ti ra xa thì mẹ nên vỗ ợ hơi cho con ngay nhé

Hiện tượng này kéo dài chừng 5 phút sẽ khiến bé ọc sữa qua đường mũi, miệng rất nguy hiểm mẹ ơi. Nhằm giải quyết tình trạng này, mẹ đừng quên vỗ ợ hơi cho con và kê thêm một chiếc gối chống trào ngược để điều hòa nhịp thở, sữa/thức ăn xuống dạ dày và chuyển hóa nhanh hơn. 

3.4. Bụng bé trương cứng

Vỗ ợ hơi là thao tác thải khí thừa ra khỏi bụng con yêu khi con nuốt vào trong quá trình ti sữa. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là bụng con trương cứng, không có độ đàn hồi như bình thường, thậm chí con yêu còn quấy khóc, dùng tay ôm bụng mãi thôi. 

Mẹ dùng tay ấn nhẹ vào bụng bé ở vị trí dạ dày (dạ dày nằm ở giữa bụng, trên vùng rốn, dưới gan và vùng thượng vị, khu vực gần lá lách) nếu thấy con ậm ọe, khó chịu, dùng tay đẩy mẹ ra thì chứng tỏ bụng con đang bị trương lên do không thoát khí, sữa/thức ăn chậm tiêu hóa rồi ạ. 

Trường hợp nằm gối chống trào ngược cần vỗ ợ hơi
Vỗ ợ hơi là thao tác thải khí thừa ra khỏi bụng con yêu khi con nuốt vào trong quá trình ti sữa, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là bụng con trương cứng

Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều mẹ trong quá trình chăm sóc con, ví dụ như những chia sẻ của:

Mẹ Thúy Thanh – Hà Nội: Các mom cho con ăn xong thì vỗ ợ hơi cho con nhé, chắc do con bị đầy bụng dẫn đến bụng căng cứng, khó chịu đó ạ. 

Mẹ Ngọc Anh – Hà Nội: Các mom đừng cho bé bú quá no, khi bú xong là bế đứng áp bé vào người mình vỗ ợ hơi thật kỹ cho bé. Bế bé ngồi để bú hoặc bỏ lên gối chống trào cho bé bú bình”. 

Mẹo nhỏ cho mẹ: Khi vỗ ợ hơi có thể bé sẽ trớ một chút, mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn ướt để vệ sinh cho con nhé. Mẹ lưu ý tin dùng sản phẩm lành tính, được chuyên gia khuyên dùng, không dùng sản phẩm chứa chất hóa học, chất tẩy trắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Nguyên nhân là do khi con nôn trớ, ọc sữa thì cặn thức ăn, cặn sữa sẽ bám đọng trên da, mẹ để lâu không vệ sinh cho con sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên da bé, làm bé nổi mẩn đỏ, xót con lắm ạ. 

Góc của mẹ gợi ý ngay Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical với nhiều tính năng vô cùng nổi bật, bởi sản phẩm này toàn chứa thành phần lành tính, có nguồn gốc nhiệt đới, ví dụ như chiết xuất từ tinh dầu cúc vạn thọ (kháng khuẩn), tinh dầu Inca Inchi (giữ ẩm, giúp da bé ẩm mịn), yến mạch (ngăn chặn trình trạng kích ứng, mẩn đỏ). Nhờ vậy, “vị vua của miền nhiệt đới” này không chỉ lau “sạch sành sanh” cặn sữa, thức ăn dính trên tay chân, mặt mũi con mà còn sử dụng để chăm sóc bé hằng ngày, cực tiện luôn ạ. 

Chương trình mua 12 gói khăn ướt Tropical 90 tờ TẶNG 12 gói 80 tờ
Chương trình mua 12 gói khăn ướt Tropical 90 tờ TẶNG 12 gói 80 tờ

Chưa hết đâu mẹ, hiện tại Mamamy còn đang có chương trình deal ưu đãi mua 1 tặng 1, mua 6 tặng 6, mua 10 tặng 10,…. cực xịn sò! Mẹ “tạt ngang” gian hàng và tậu những món đồ chất lượng để tối ưu quá trình chăm sóc con yêu nhé.

Như vậy, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi nằm gối chống trào ngược có cần vỗ ợ hơi được không. Câu trả lời là có nhưng cũng tùy từng trường hợp do sự khác biệt về cơ chế trào ngược và ợ hơi cũng như những yếu tố khách quan, chủ quan khác. Mẹ cần xem xét tình trạng của bé và có sự lựa chọn phù hợp nhất nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ phản hồi nhanh nhất có thể ạ! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nằm gối chống trào ngược có cần vỗ ợ hơi? Tùy trường hợp mẹ ơi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0