Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

[TẬP LÀM MẸ] 8 kỹ năng vệ sinh cho bé trai sơ sinh

Vệ sinh cho bé trai sơ sinh đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, cần mẹ bỉm nắm rõ cách thực hiện và lắng nghe bé cưng trong quá trình vệ sinh. Vậy cụ thể vệ sinh rốn, vùng kín, tai, mắt, mũi, miệng, tai và tắm cho bé thế nào mẹ nhỉ? Cùng khám phá 8 cách vệ sinh cho bé trai khoa học nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Vệ sinh cho bé trai sơ sinh đúng cách, khoa học nhất
Vệ sinh cho bé trai sơ sinh đúng cách, khoa học nhất

1. Vệ sinh rốn cho bé trai sơ sinh

Vệ sinh cho bé trai sơ sinh không thể bỏ qua phần rốn, bởi rốn của bé sơ sinh được coi như một vết thương hở bởi dây rốn vốn là đường máu cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi và được cắt bỏ sau khi em bé ra đời. Rốn bé cần được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày đến khi đoạn dây rốn thừa rụng đi để tránh nhiễm trùng rốn và vệ sinh thường xuyên kể cả khi cuống rốn đã rụng hẳn.

1.1. Chỉ định

Vệ sinh rốn là bước cần thiết với mọi bé trai sơ sinh, kể các bé chưa rụng rốn, mới rụng và đã rụng.

1.2. Chuẩn bị 

Mẹ chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Tăm bông cho bé sơ sinh
  • Nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ
  • Khăn vải mềm hoặc gạc vô khuẩn
Vệ sinh rốn cho bé trai
Vệ sinh cho bé trai sơ sinh phần rốn mẹ cần làm hàng ngày

1.3. Các bước vệ sinh rốn cho bé 

Mẹ thực hiện vệ sinh rốn cho bé sơ sinh theo hướng dẫn sau:

1 – Bước 1: Mẹ rửa tay trước khi vệ sinh rốn bé

Mẹ rửa tay kỹ trước khi vệ sinh rốn cho con bởi bàn tay bình thường tiếp xúc với rất nhiều thứ khác nhau, dễ tích tụ rất nhiều vi khuẩn vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được Khi vệ sinh rốn, tay mẹ tiếp xúc trực tiếp với rốn con, nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn ngược khiến rốn bé có nguy cơ nhiễm trùng.

2 – Bước 2: Thấm tăm bông với dung dịch vệ sinh

Trước tiên, nếu rốn bé còn ướt, mẹ cần thấm khô rốn bằng gạc hoặc khăn mềm. Thấm đầu tăm bông và gạc với dung dịch vệ sinh mẹ đã chuẩn bị. 

3 – Bước 3: Vệ sinh rốn

Dùng tăm bông/gạc vô trùng đã thấm ướt lau lần lượt từ gốc rốn đến vùng ngoài da xung quanh rốn khoảng 5cm theo chiều xoắn trôn ốc. Vệ sinh cho bé trai sơ sinh nếu cuống rốn bé chưa rụng, mẹ dùng tăm bông nâng phần dây rốn, vệ sinh gốc và vùng da quanh rốn, đảm bảo giữ cho phần dây rốn thừa và gốc rốn được khô, tránh nhiễm khuẩn. Mẹ hạn chế tối đa chạm vào phần dây rốn để cuống rốn mau rụng hơn, giảm tối đa hiện tượng viêm nhiễm. 

Vệ sinh rốn từ gốc rốn ra ngoài da quanh rốn theo 1 chiều và hình trôn ốc
Vệ sinh rốn từ gốc rốn ra ngoài da quanh rốn theo 1 chiều và hình trôn ốc

4 – Bước 4: Lau khô rốn

Mẹ dùng khăn vải mềm/gạc lau khô rốn theo chiều từ trong ra ngoài tương tự khi vệ sinh rốn. Ngoài ra, mẹ chấm và bôi một thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu rốn bé chưa lành hoặc bị nhiễm trùng, uốn ván, thoát vị…

5 – Bước 5: Đợi rốn bé khô

Trong lúc chờ rốn khô hoàn toàn, mẹ che phần rốn của bé bằng khăn sữa hoặc khăn khô đa năng để tránh lạnh bụng con. Không nên sử dụng các loại bột chống hăm hoặc bột chăm sóc da làm khô rốn, dễ khiến rốn con bít tắc đó ạ.

Băng rốn sau khi hoàn thành các bước vệ sinh rốn
Băng rốn sau khi hoàn thành các bước vệ sinh rốn

1.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh rốn cho bé

Trong quá trình vệ sinh cho bé trai sơ sinh, chăm sóc rốn bé, mẹ ghi lại một số lưu ý sau:

  • Mẹ không cần làm sạch quá 2-3 lần 1 ngày: Da vùng rốn của con rất mỏng, vệ sinh nhiều lần rất dễ tạo những vết xước li ti mắt thường không nhìn thấy, khiến rốn bé dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Khi rốn đã lành hoặc gần rụng, mẹ không dùng băng hay bất kỳ vật gì băng rốn lại: thay vào đó, mẹ nên để rốn tiếp xúc thường xuyên với không khí, cho bé mặc đồ mát mẻ, thông thoáng giúp rốn mau rụng hơn.
  • Không nên đắp bất cứ loại lá thiên nhiên nào lên rốn: Tuy trong thảo mộc có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn nhưng việc sơ chế lá đắp hay chiết nước lá tại nhà không đảm bảo vô khuẩn, lại tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng từ thuốc sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật có trong lá.
Tần suất vệ sinh rốn cho bé hợp lý được khuyến cáo là 1 lần/ngày
Tần suất vệ sinh rốn cho bé hợp lý được khuyến cáo là 1 lần/ngày

Lưu ý cho mẹ: Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để nghe tư vấn chăm sóc và xử lý kịp thời rốn bé có các dấu hiệu chảy mủ, có mùi hôi, da vùng quanh chân rốn tấy đỏ, xuất hiện chồi thịt ở rốn.

2. Vệ sinh vùng kín cho bé trai sơ sinh

2.1. Chỉ định

Phương pháp này dùng để vệ sinh cho bé trai sơ sinh còn bao quy đầu. Mẹ tham khảo thêm cách vệ sinh vùng kín cho bé mới cắt bao quy đầu, hoặc đã lột bao quy đầu tại bài viết sau nhé: gắn link key 395 – vệ sinh vùng kín cho bé trai (chưa lên bài)

2.2. Chuẩn bị

Mẹ cần chuẩn bị:

Khăn vải/ khăn ướt đa năng sẽ tiết kiệm thời gian cho mẹ mỗi lần bé tè, bĩnh ra bỉm cần vệ sinh nhanh chóng
Khăn vải/ khăn ướt đa năng sẽ tiết kiệm thời gian cho mẹ mỗi lần bé tè, bĩnh ra bỉm cần vệ sinh nhanh chóng

2.3. Các bước vệ sinh vùng kín bé trai sơ sinh 

Mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau:

1 – Bước 1: Nếu bé đóng tã, mẹ dùng một tay mở tã bẩn ra, tay còn lại cầm nhấc nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng để lấy tã bẩn ra ngoài. 

2 – Bước 2: Mẹ dùng 3 miếng khăn khô thấm nước ấm hoặc khăn ướt lau phần bẹn, mông và vùng kín của bé. Nếu mẹ sợ con lạnh, chỉ cần nắm chiếc khăn ướt trong bàn tay khoảng 5 giây để hơi ấm từ tay mẹ làm ấm khăn, sau đó lau cho bé như bình thường. Khăn ướt bổ sung thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm sẽ thay bàn tay mẹ nâng niu, bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi mẩn đỏ, hăm ngứa. 

3 – Bước 3: Mẹ tắm cho bé như bình thường. Nếu mẹ chỉ vệ sinh cho bé sau khi bé đi tè hoặc đi nặng thì bỏ qua bước này mẹ nhé.

4 – Bước 4: Trước khi mặc đồ, mẹ nhớ bôi hoặc xịt sản phẩm chăm sóc da để da bé luôn được dưỡng ẩm và bảo vệ tốt nhất khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, côn trùng. Đây là một mẹo hay trong khi vệ sinh cho bé trai sơ sinh giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. 

Sử dụng khăn vải đa năng để vệ sinh sẽ tiết kiệm thời gian cho mẹ và an toàn nhất cho bé 
Sử dụng khăn vải đa năng để vệ sinh sẽ tiết kiệm thời gian cho mẹ và an toàn nhất cho bé

2.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín bé trai

Tương tự như khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ vệ sinh cho bé đúng tần suất, quan sát đặc điểm bộ phận sinh dục của con để vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn sau:

  • Mẹ thực hiện vệ sinh hằng ngày trong khi tắm hoặc sau khi bé đi tè, đi ị.
  • Nếu bé chưa được cắt bao quy đầu hoặc bao quy đầu chưa tự lột, mẹ không tự lột bao cho con vì sẽ khiến con đau đớn. Nếu bé có biểu hiện tiểu khó, mặt đỏ khi đi tiểu hoặc đến 4 – 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống, mẹ cần đưa con đi khám để được tư vấn.
Phát hiện sớm và gặp bác sĩ khi cần thiết để luôn theo sát con yêu trong hành trình trưởng thành mẹ nhé
Phát hiện sớm và gặp bác sĩ khi cần thiết để luôn theo sát con yêu trong hành trình trưởng thành mẹ nhé

3. Tắm cho bé trai sơ sinh

3.1. Chỉ định

Cách tắm cho bé trai dưới đây phù hợp với cả vệ sinh cho bé trai sơ sinh và bé trên 1 tuổi.

3.2. Chuẩn bị

Mẹ chuẩn bị một số đồ dùng như sau:

  • 1 chiếc thau tắm rộng, thoải mái.
  • 2 khăn khô đa năng, 1 khăn bông lớn để lau khô mình, đảm bảo bé không bị nhiễm lạnh.
  • Nước ấm khoảng 35 – 37 độ
  • Quần áo, bao tay, bao chân của bé.
  • Tăm bông, gạc, bọt tắm gội thiên nhiên.
  • Xịt hoặc kem dưỡng da
Chuẩn bị kỹ càng trước khi tắm cho bé yêu để cần gì đều có, con không lạnh do tắm lâu mẹ nhé
Chuẩn bị kỹ càng trước khi tắm cho bé yêu để cần gì đều có, con không lạnh do tắm lâu mẹ nhé

3.3. Các bước tắm cho bé trai sơ sinh 

Để tắm cho con, mẹ thực hiện tắm bé theo từng bước dưới đây:

1 – Bước 1: Gội đầu: Mẹ đỡ đầu con bằng tay phải, ngón cái và ngón trỏ ép nhẹ vành tai bé lại để tránh nước vào. Dùng khăn khô đa năng sấp nước lau lần lượt khóe mắt, mũi, miệng, vành tai, xoay nhẹ đỉnh đầu bé và không bỏ quên phần sau tai. Mẹ nhấn 1 lần lên chai bọt tắm gội và bôi bọt lên tóc bé, xoa nhẹ nhàng sau đó rửa sạch bọt và lau khô đầu con với khăn tắm mềm.

2 – Bước 2: Tắm thân mình: Mẹ làm ướt mình bé và dùng khăn xấp nước lau lần lượt từ cổ, nách, thân, nếp bẹn. Nhấn 1 – 2 lần chai bọt tắm gội, xoa lên người bé và mát xa nhẹ nhàng, sau đó tráng lại một lần nước. 

3 – Bước 3 – Lau khô: Mẹ bế bé đặt vào khăn tắm lớn đã trải sẵn, lau khô người con thật kỹ trước khi mặc đồ bởi bé sơ sinh rất dễ nhiễm lạnh sau khi tắm do mất nhiệt.

4 – Thoa dưỡng ẩm và mặc quần áo: Mẹ xịt hoặc bôi sản phẩm chăm sóc, dưỡng ẩm da, hoặc chống hăm, sau đó mặc áo, tã, bao tay và ôm bé để giữ ấm.

Chú ý luôn giữ ấm cho bé khi tắm và lau thật khô người con trước khi mặc quần áo 
Chú ý luôn giữ ấm cho bé khi tắm và lau thật khô người con trước khi mặc quần áo

3.4. Lưu ý quan trọng khi tắm cho bé trai sơ sinh 

Để bé yêu luôn thoải mái sau mỗi lần tắm gội, mẹ ghi lại những lưu ý sau nhé:

1 – Tần suất tắm bé: Mẹ nên tắm bé từ 2 -3 lần/tuần, không nên tắm quá nhiều lần khiến da bé khô và mất nhiệt nhanh hơn.

2 – Thời gian tắm bé: Mẹ chỉ nên tắm bé từ 4 – 5 phút một lần, tránh con bị cảm lạnh do ngâm nước quá lâu

3 – Tắm nắng cho bé: Bé sơ sinh từ 3 ngày tuổi, nếu như không có bệnh về da (ngoại trừ vàng da sinh lý), mẹ nên cho con tắm nắng vào khung giờ 7 – 10 giờ sáng tùy mùa đông hoặc mùa hè và sau 17 giờ chiều trong 15 phút để da con hấp thụ vitamin D, trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn.

4. Vệ sinh mắt cho bé trai sơ sinh

4.1. Chỉ định

Hướng dẫn vệ sinh mắt cho bé sơ sinh dưới đây áp dụng cho bé không gặp các vấn đề về mắt như đau mắt đỏ, đau mắt hột, lên lẹo.

Vệ sinh mắt cho bé sơ sinh bằng bông gạc mềm 
Vệ sinh mắt cho bé sơ sinh bằng bông gạc mềm

4.2. Chuẩn bị

Mẹ chuẩn bị các dụng cụ dưới đây:

  • Nước muối sinh lý dùng để rửa mắt
  • 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh từng bên mắt
  • Khăn khô đa năng 
  • Nước ấm

4.3. Các bước vệ sinh mắt cho bé trai sơ sinh

Mẹ thực hiện vệ sinh mắt theo các bước sau:

1 – Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho bé.

2 – Bước 2: Mẹ nhỏ 5 – 7 giọt nước muối sinh lý lên gạc sau đó nhẹ nhàng lau theo chiều từ đầu đến phần đuôi mắt. Gấp đôi gạc và lau lại một lần nữa và lặp lại tương tự với mắt còn lại. Mẹ chú ý lau sạch nhẹ nhàng ghèn đóng cục, tránh tình trạng con đau mắt do nhiễm khuẩn.

3 – Bước 3: Nhúng khăn khô đa năng với nước ấm, vắt sạch nước và lau lại mặt cho bé để loại bỏ bụi bẩn, ghèn rơi vãi trên mặt.

Mẹ nhẹ nhàng lau lần lượt mắt con với hai miếng gạc khác nhau cho từng bên 
Mẹ nhẹ nhàng lau lần lượt mắt con với hai miếng gạc khác nhau cho từng bên

4.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh mắt cho bé trai sơ sinh

Một số lưu ý khi vệ sinh mắt cho bé mẹ cần ghi nhớ: 

  • Tần suất vệ sinh: Mẹ vệ sinh mắt cho bé ít nhất 1 lần/ngày, trung bình 2 – 3 lần/ngày để mắt con luôn sạch ghèn gỉ, tránh các bệnh lý về mắt như viêm giác mạc, đau mắt đỏ.
  • Luôn dùng riêng khăn cho bé: Mẹ cần dùng khăn riêng cho hai bé hoặc dùng riêng với khăn của người lớn trong nhà, giảm tối đa nguy cơ nhiễm bệnh về mắt.

5. Vệ sinh mũi cho bé sơ sinh

5.1. Chỉ định

Bé bị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi nhẹ, dịch nhầy lỏng có màu trắng, hoặc xanh. Mẹ tham khảo thêm cách vệ sinh mũi cho bé trong trường hợp bé bị viêm mũi, sổ mũi nặng, dịch nhầy đặc quánh…tại bài viết: gắn link bài 406 – cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh 

Bé sổ mũi, chảy nước mũi cần được mẹ rửa mũi thường xuyên hơn
Bé sổ mũi, chảy nước mũi cần được mẹ rửa mũi thường xuyên hơn

5.2. Chuẩn bị

Mẹ chuẩn bị các đồ dùng sau

  • Tăm bông cho bé sơ sinh
  • Một trong 2 dụng dịch rửa mũi sau: 
  • Nước muối sinh lý 0,9%: Là dung dịch thường dùng để rửa mũi cho bé, với mục đích chính là làm loãng và rửa trôi dịch đọng trong mũi, không kích ứng niêm mạc mũi con. Mẹ dễ dàng tìm thấy dung dịch này dưới dạng lọ nhỏ 10ml hoặc tép nhỏ để rửa mũi ở mọi hiệu thuốc trên toàn quốc. 
  • Nước muối ưu trương: Làm loãng nhầy mũi, giúp đường thở của bé thông thoáng nhanh hơn. Ngoài ra nước muối ưu trương bổ sung thành phần dưỡng ẩm (Natri hyaluronate), bé dễ chịu hơn khi rửa đồng thời tạo màng bọc ức chế vi khuẩn phát triển. Mẹ mua nước muối ưu trương tại hiệu thuốc với tên biệt dược là Nebial 3%.
  • 1 hộp khăn khô đa năng
Khăn khô đa năng giúp mũi con được vệ sinh sạch sẽ
Khăn khô đa năng giúp mũi con được vệ sinh sạch sẽ

5.3. Các bước vệ sinh mũi cho bé 

Mẹ vệ sinh mũi bé theo các bước sau

1 – Bước 1: Mẹ cho con nằm nghiêng một bên trên giường, kê đầu với gối mỏng hoặc khăn tắm gấp lại. Gối cao sẽ dễ làm nước rửa chảy ngược ra, không vào được mũi bé đấy ạ. Mẹ lấy 1 chiếc khăn khô đa năng lót cổ bé vì trong quá trình rửa mũi, nước rửa rất dễ chảy ra ngoài làm ướt cổ.

2 -Bước 2: Bắt đầu nhỏ mũi bằng cách đưa đầu thuốc vào từng bên mũi bé và nhỏ 1 đến 2 giọt, sau đó chờ 3 – 5 phút để chất nhầy loãng ra. Tiếp theo, mẹ dùng tăm bông kê ở phần đầu lỗ mũi để thấm hút chất dịch bên trong mũi.

3 – Bước 3: Nếu nhận thấy dịch mũi vẫn còn ứ bên trong hoặc bé còn khụt khịt, mẹ tiếp tục nhỏ mũi cho đến khi mũi bé thông thoáng, không phụt mạnh nước rửa tránh tổn thương niêm mạc mũi con.

4 – Bước 4: Mẹ sử dụng khăn vải đa năng lau bên ngoài lỗ mũi và mặt của bé thật sạch sẽ là xong rồi ạ.

Mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút chuyên dụng để hút nhầy mũi cho con
Mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút chuyên dụng để hút nhầy mũi cho con

5.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh mũi cho bé trai sơ sinh

  • Tần suất rửa/hút mũi: Mẹ thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ngày, tránh làm mỏng thành mũi và tổn thương niêm mạc. Niêm mạc mũi có tác dụng làm ẩm không khí đi vào và giữ lại bụi cũng như vi khuẩn, tổn thương niêm mạc mũi sẽ khiến con sẽ dễ cảm lạnh hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ: Các dụng cụ hút mũi cần đảm bảo đã được vệ sinh sạch sẽ bằng nước rửa chuyên dụng trước và sau khi hút chất nhầy. Mẹ tận dụng luôn nước rửa bình sữa chuyên dùng cho bé sơ sinh không chứa chất bảo quản có hại paraben, chất tạo bọt, thành phần kháng khuẩn vượt trội để vừa rửa sạch dụng cụ, lại cực an toàn và tiết kiệm mẹ nhé. 
  • Đưa bé đến cơ sở y tế nếu có biểu hiệu bất thường: Khi mẹ rửa hút đờm mũi thường xuyên trong vòng 3 ngày mà bé không đỡ khó thở, ngạt, sổ mũi, mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế để được tư vấn xử lý phù hợp. 

6. Vệ sinh miệng cho bé trai sơ sinh 

6.1. Chỉ định

Bé trai trong độ tuổi ăn sữa cần được mẹ vệ sinh miệng hàng ngày, tránh cặn sữa bám lại trong khoang miệng, bề mặt lưỡi gây mùi hôi khó chịu, thậm chí dẫn đến nấm lưỡi, tưa lưỡi. 

Trong tuổi ăn sữa, các bé cần được vệ sinh miệng, lưỡi hằng ngày để tránh cặn sữa bám và tưa lưỡi do nấm
Trong tuổi ăn sữa, các bé cần được vệ sinh miệng, lưỡi hằng ngày để tránh cặn sữa bám và tưa lưỡi do nấm

6.2. Chuẩn bị

Mẹ chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Gạc tưa lưỡi hình ống hoặc khăn khô đa năng
  • Nước muối sinh lý 0.9%

6.3. Các bước vệ sinh miệng cho bé trai sơ sinh 

Mẹ thực hiện vệ sinh theo hướng dẫn sau

1 – Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh miệng cho bé. 

2 – Bước 2: Đặt bé nằm trên giường hoặc bế bé trên đùi, sao cho mặt bé đối diện với mẹ.

3 – Bước 3: Quấn gạc hoặc khăn khô đa năng quanh ngón trỏ của mẹ và thấm ẩm gạc/khăn bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%

4 – Bước 4: Mẹ chạm nhẹ vào môi dưới của bé để bé mở miệng. Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu bé trước. Cuối cùng đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.

Gạc rơ lưỡi có độ mềm phù hợp để vể sinh miệng, lưỡi cho bé sơ sinh
Gạc rơ lưỡi có độ mềm phù hợp để vể sinh miệng, lưỡi cho bé sơ sinh

6.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh miệng cho bé trai sơ sinh

Một số lưu ý thêm giúp mẹ bỉm vệ sinh miệng cho bé trai sơ sinh đúng cách:

  • Tần suất: Vệ sinh cho bé 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
  • Không nên vệ sinh miệng khi bé vừa ăn xong: dễ khiến bé nôn, trớ ra sữa.
  • Trong trường hợp bé bị tưa lưỡi: mẹ sẽ cần vệ sinh miệng, lưỡi cho bé với dung dịch kháng nấm do bác sĩ chỉ định. Tần suất vệ sinh miệng/ngày sẽ tăng lên 4 lần/ngày. 

7. Vệ sinh tai cho bé trai sơ sinh

7.1. Chỉ định

Phương pháp vệ sinh này áp dụng cho bé trai không có biểu hiện bất thường ở tai như chảy mủ, chảy máu, rỉ dịch trong vàng,… mẹ nhé.

Vệ sinh tai cho bé sơ sinh
Vệ sinh tai cho bé sơ sinh

7.2. Chuẩn bị

Mẹ cần chuẩn bị

7.3. Các bước thực hiện

Mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau:

1 – Bước 1: Đầu tiên mẹ nhúng khăn đẫm nước, vắt kiệt hoặc nhỏ 5 – 7 giọt nước muối để làm ẩm khăn/gạc.

2 – Bước 2: Lau nhẹ nhàng lên vùng tai ngoài của bé để làm sạch vành tai, tránh bụi bẩn rơi vào trong tai khi vệ sinh.

3 – Bước 3: Vệ sinh tương tự với tai còn lại.

4 – Bước 4: Kiểm tra xem phần ngoài tai bé đã sạch hoàn toàn chưa và lau khô tai.

Tai bé sau khi được vệ sinh sạch
Tai bé sau khi được vệ sinh sạch

7.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh tai cho bé trai sơ sinh

Một số lưu ý để mẹ vệ sinh tai cho bé nhanh hơn – an toàn hơn:

  • Không nên lau sâu vào trong tai bé: Giai đoạn này ống tai con ngắn, vệ sinh vào trong rất dễ làm tổn thương niêm mạc tai. Mẹ chỉ nên vệ sinh phần ngoài vành tai của con hoặc miệng lỗ tai để lấy dịch tai ra ngoài. .
  • Không nút bông vào tai bé: Mẹ đừng sợ bé ngủ không ngon mà nút tai con vì sẽ chặn ráy tai rơi ra ngoài, tắc lại và ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé sau này.
  • Khi bé có biểu hiện bất thường ở tai như chảy mủ, chảy máu, rỉ dịch trong vàng: mẹ nên cho bé đi khám để được hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc bé 
Không nên làm sạch tai bé với tăm bông nhỏ và không làm sạch trong ống tai
Không nên làm sạch tai bé với tăm bông nhỏ và không làm sạch trong ống tai

8. Vệ sinh móng tay cho bé trai sơ sinh

8.1. Chỉ định

Mọi bé trai sơ sinh đều cần được vệ sinh móng tay mẹ nhé.

8.2. Chuẩn bị

Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ cắt móng tay cho trẻ em.

8.3. Các bước thực hiện

Mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau:

1 – Bước 1: Mẹ nhẹ nhàng cầm bàn tay của bé và tách từng ngón tay con.

2 – Bước 2: Mẹ cắt theo đường cong của móng, chừa lại độ dài móng khoảng 2mm. Tránh cắt cong, sâu ở các cạnh sẽ khiến móng tay bị mọc vào bên trong rất nguy hiểm. Mẹ nên lựa lúc con ngủ để bé không cựa quậy, việc cắt móng dễ dàng hơn nhé.

Cắt móng tay khi con ngủ để tránh bé cựa quậy, mẹ cắt lẹm vào da
Cắt móng tay khi con ngủ để tránh bé cựa quậy, mẹ cắt lẹm vào da

8.4. Lưu ý quan trọng khi vệ sinh móng tay cho bé trai sơ sinh

Ghi lại những lưu ý sau để chăm sóc móng tay con kỹ hơn mẹ nhé

  • Không cắn móng tay bé: miệng người lớn thường chứa nhiều vi khuẩn, khi cắn, vi khuẩn truyền sang móng tay đến miệng bé khi bé ngậm tay, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Không nên cắt móng tay khi bé thức: Mẹ không nên cắt móng khi con thức vì bé thường cựa quậy không yên, dễ cắt vào thịt khiến tay bé bị tổn thương, chảy máu.

Trên đây là tất tần tật các mẹo vệ sinh cho bé trai sơ sinh Góc của mẹ muốn chia sẻ cho mẹ. Chỉ qua một bài viết thôi mà mẹ đã biết cách tắm, vệ sinh vùng kín, vệ sinh tai – mắt – mũi – miệng, vệ sinh rốn và móng tay cho bé. Cực hữu ích mẹ nhỉ! Nếu mẹ còn có thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho Góc của mẹ nhé. Dù câu hỏi có hóc búa đến thế nào, Góc của mẹ cũng sẽ giải đáp tận tình nhất.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “[TẬP LÀM MẸ] 8 kỹ năng vệ sinh cho bé trai sơ sinh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách và 5 sai lầm mẹ thường gặp
Vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách và 5 sai lầm mẹ thường gặp
Vệ sinh vùng kín cho bé gái an toàn, đúng cách là vấn đề quan tâm của hầu hết mẹ bỉm sữa. Bởi vùng kín của con rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng viêm nhiễm nếu không được chăm sóc cẩn thận. Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, Góc của […]
Vệ sinh vùng kín cho bé trai: 90% mẹ bỉm vô tình bỏ qua nguyên tắc này!
Vệ sinh vùng kín cho bé trai: 90% mẹ bỉm vô tình bỏ qua nguyên tắc này!
Mẹ không biết vệ sinh vùng kín cho bé trai như thế nào? Để tránh cho con bị viêm nhiễm, thậm chí tổn thương khu vực nhạy cảm này, mẹ theo dõi những chia sẻ dưới đây để đảm bảo việc vệ sinh cho bé được đúng cách mẹ nhé! 1. Nguyên tắc vệ sinh […]
15 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng
15 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng
Mùa hè nắng nóng, con đổ mồ hôi nhiều làm mẹ không khỏi sốt ruột. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng. 15 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè sau đây sẽ giúp mẹ và bé có một mùa hè khỏe mạnh nhất. Tham khảo ngay mẹ nhé! 1. “Điểm mặt” những […]
Giỏ hàng 0