Có thể thấy rằng trẻ sơ sinh ra mồ hôi là hiện tượng khá thường gặp. Việc ra mồ hôi chính là cách để trẻ có thể tự cân bằng được nhiệt độ của mình. Nhưng nếu trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi thì cha mẹ cần phải chú ý. Bởi nó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý mà trẻ đang gặp phải. Mẹ cần biết để có cách chữa trị nhanh chóng, kịp thời.
Mục lục
1.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi. Cụ thể là:
- Trẻ bị rối loạn hệ thần kinh thực vật là nguyên nhân chính khiến con ra nhiều mồ hôi. Hệ thần kinh thực vật gồm: giao phó và giao cảm. Khi trẻ hưng phấn, hệ giao cảm sẽ bị kích thích khiến tăng nhịp thở và đổ mồ hôi nhiều.
- Mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Thường sẽ xảy ra ở tay và chân.
- Rối loạn tiêu hóa dẫn đến đau bụng quá mức, đại tiểu tiện khó khó kéo dài cũng khiến cho con ra mồ hôi nhiều.
- Còi xương và suy dinh dưỡng vì trong thành phần mồ hôi chứa canxi. Vì vậy khi tiết ra khiến lượng canxi cơ thể giảm đi, con còi cọc, suy dinh dưỡng.
- Suy tim sung huyết khiến cho việc bơm máu nuôi cơ thể khó khăn hơn. Khi tim hoạt động quá tải con cũng ra mồ hôi nhiều hơn.
- Chứng âm hư vì trẻ như mầm dương mới nhú và thận chưa hoàn thiện. Trẻ hay nóng trong và đổ mồ hôi.
- Bệnh cường giáp là loại bệnh xuất hiện do rối loạn hóc – môn tuyến giáp. Cơ thể không thể dung nạp nhiệt và ra nhiều mồ hôi.
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trong khi con ngủ ở phòng ngột ngạt nóng bức.
2.Trẻ bị ra nhiều mồ hôi trong thời gian dài có nguy hiểm không
Nếu trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi trong thời gian dài mà không được xử lý thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể là:
- Con dễ bị cảm lạnh hơn và mắc phải các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp. Bởi khi mồ hôi tiết ra nhiều thì lỗ chân lông cũng giãn nở. Nếu mẹ không lau cho con thì mồ hôi sẽ ngấm ngược trở lại vào bên trong. Từ đó khiến cho bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.
- Trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị viêm nhiễm và mụn nhọt. Cũng xuất phát từ việc lỗ chân lông giãn nở mà các loại bụi bẩn, vi khuẩn có môi trường thuận lợi để trú ngụ. Lâu ngày sẽ tạo thành rôm sảy, mụn nhọt trên da khiến con khó chịu, mẩn ngứa.
- Ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của con. Bên trong mồ hôi của chúng ta thì có 95% là nước còn lại là chất khoáng cũng như chất thải. Khi ra mồ hôi nhiều, trẻ sẽ bị mất nước, muối. Da của con vì vậy mà dễ khô nhăn, háo nước và chán ăn. Lâu dần cơ thể sẽ suy kiệt dẫn đến còi xương, suy sinh dưỡng.
3.Cách chữa khi trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi
Vậy khi trẻ ra nhiều mồ hôi chúng ta cần phải xử lý như thế nào?
3.1.Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi vẫn ăn ngủ bình thường
Đối với trường hợp này mẹ không cần quá lo lắng vì chỉ là mồ hôi sinh lý. Chỉ cần lấy khăn và lau khô cơ thể cho con để tránh cảm lạnh.
3.2.Giữ cho cơ thể của con luôn thoáng mát
Thân nhiệt của trẻ con sẽ cao hơn so với người lớn chúng ta. Bên cạnh đó, con cũng hay đùa nghịch khiến cho việc tiết mồ hôi nhiều hơn. Và để hạn chế việc trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi mẹ hãy chọn cho con các loại quần áo, tã lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Chọn loại bỉm thông thoáng. Cho con chơi ở những nơi mát mẻ, không gian rộng. Không ủ quá ấm cho con khi ngủ.
3.3.Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng không đầy đủ cũng là vấn đề mẹ cần quan tâm. Hãy bổ sung cho con vào chế độ ăn hằng ngày. Đặc biệt là vitamin D giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
3.4.Bổ sung thêm nước khi trẻ ra nhiều mồ hôi
Việc toát mồ hôi khiến cho 95% lượng nước trong cơ thể bị thoát ra. Vì vậy cha mẹ hãy cho con uống đủ nước hằng ngày nhất là khi thời tiết nóng bức.
3.5.Cho con bú sữa mẹ đầy đủ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ hoàn hảo. Không những vậy, chúng cũng cung cấp nước vào những ngày nóng bức để hạn chế tình trạng ra mồ hôi nhiều ở trẻ.
3.6.Chọn thực phẩm có tính mát
Hãy chọn cho con những loại thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc. Từ đó giúp điều tiết nhiệt độ cơ thể, con không bị nóng và ra nhiều mồ hôi.
3.7.Không tắm nếu trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi
Thay vì tắm, mẹ hãy lấy khăn và lau sạch mồ hôi cho con. Bởi nếu tăm cho bé, nước sẽ ngấm ngược vào trong qua lỗ chân lông đang giãn nở rộng. Như vậy con sẽ bị mắc phải các bệnh liên quan đến hô hấp.
Hy vọng rằng các mẹ đã phần nào hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi cũng như chọn được cách điều trị phù hợp.
Để biết thêm các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo tại: