Trẻ bị sốt phát ban nguyên nhân có thể do một số loại vi rút gây ra. Bệnh thường gây khó chịu cho trẻ, nhưng không dẫn đến nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số tình trạng sốt phát ban hiếm gặp có thể là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, bố mẹ chăm sóc con bị sốt phát ban nên chăm sóc trẻ cẩn thận và xin ý kiến bác sĩ khi cần thiết.
Mục lục
1.Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban
Hầu hết tình trạng trẻ bị sốt phát ban là do vi rút gây ra, chúng kéo dài trong vài ngày và thường tự khỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt phát ban, phổ biến nhất là ban đỏ và bệnh tay chân miệng. Ngoài ra còn có bệnh thứ 5, nhưng bệnh này hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Dưới đây là một vài nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sốt phát ban phổ biến thường gặp:
1.1.Bệnh Roseola
Roseola là do vi rút gây ra. Nó thường xuất hiện ở trẻ em từ 3 đến 24 tháng tuổi. Bệnh thường bắt đầu bởi một cơn sốt cao và ngừng sau 3 đến 5 ngày. Các đốm nhỏ màu hồng xuất hiện trên mặt, cổ và thân thể sau cơn sốt. Roseola là bệnh sốt phát ban lành tính và có thể tự khỏi sau đó. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng của trẻ vẫn tốt trong thời gian bị bệnh.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt phát ban Roseola:
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày. Nếu trẻ không thể uống nước trong nhiều giờ liên tục, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
- Trẻ bị sốt phát ban nên uống thuốc gì? Với bệnh Roseola, mẹ có thể cho con uống acetaminophen nếu đang sốt. Hoặc cũng có thể sử dụng ibuprofen nếu trẻ đã được hơn 6 tháng tuổi. Không cần thiết phải cách ly bé. Con sẽ tự trở lại hoạt động bình thường nếu chúng khỏe hơn.
1.2.Bệnh tay, chân, miệng
Đây là một bệnh nhiễm vi rút khác thường xảy ra vào mùa hè. Trẻ bắt đầu sốt cao, cảm giác khó chịu và xuất hiện những vết loét nhỏ gây đau trong miệng. Thêm vào đó, các nốt mụn đỏ nhỏ hoặc mụn nước có thể xuất hiện trên bàn tay và bàn chân. Đôi khi, chúng còn xuất hiện ở phần trên của cơ thể. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ bị sốt phát ban do nguyên nhân này không nghiêm trọng.
Xem thêm các nguyên nhân bé bị sốt:
Các nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị sốt
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng
Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban do bệnh tay, chân, miệng bao gồm:
- Bé bú sữa mẹ có thể bị đau do các vết loét trong miệng. Vì thế, nên cho bé ăn làm nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ đang cho bé uống sữa công thức, nên bổ sung thêm lượng nước trong sữa.
- Trẻ sốt phát ban nên ăn gì? Đối với các bé đã ăn được. Mẹ hãy cho bé ăn thức ăn dạng mềm và dễ nuốt.
- Trẻ bị sốt phát ban cần kiêng gì? Tuyệt đối không cho con ăn thức ăn cay nóng và có vị chua, vì sẽ làm tăng cơn đau miệng.
- Trước khi dùng gel hay bất cứ loại thuốc nào. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé!
- Các nốt mụn xuất hiện trên cơ thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa ngáy hoặc đau đớn cho trẻ. Vì thế nhiều cha mẹ băn khoăn trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không? Câu trả lời là mẹ nên tắm nhẹ nhàng cho trẻ. Lưu ý nên tránh lau rửa mạnh trên vùng da tổn thương. Vì như thế, có thể khiến bé đau đớn và làm bể mụn nước, gây ra nhiễm trùng.
- Nên cách ly trẻ sốt phát ban ở nhà cho đến khi các vết loét lành lại.
1.3. Viêm màng não
Viêm màng não do vi khuẩn hiện nay có 3 loại chủng ngừa. Do đó, loại bệnh nhiễm trùng này rất hiếm gặp. Và chỉ thường xảy ra với những loại chủng vi rút không có chủng ngừa khác.
Trẻ bị viêm màng não sẽ ốm yếu một cách nhanh chóng, sốt và đau nhức. Bé có thể trở nên cáu kỉnh và rất buồn ngủ. Có các đốm màu xanh xuất hiện trên cơ thể. Trẻ bị sốt phát ban do viêm màng não có biểu hiện rất khó chịu. Vì thế, cha mẹ rất dễ nhận biết.
Cách xử lý khi trẻ sốt phát ban do viêm màng não
Đối với các loại viêm màng não có chủng ngừa. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lịch tiêm phòng cụ thể cho bé.
Với viêm màng não do các loại vi rút khác, hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Nó thường không gây nguy hiểm. Có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày và thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào.
2.Những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban?
Xuất phát từ việc thiếu kiến thức và những sai lầm trong hiểu biết có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của trẻ tồi tệ hơn. Những sai lầm thường gặp ở bố mẹ bao gồm:
- Kiêng gió sai cách: Nhiều bố mẹ cho rằng kiêng gió tức là cho bé trong phòng kín và trùm khắp người. Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban theo cách này, không những trẻ không hạ sốt mà còn khiến mồ hôi bị hút ngược vào trong, gây viêm phổi.
- Kiêng nước sai cách: Trẻ bị sốt cơ thể ra nhiều mồ hôi. Cộng thêm việc trẻ thường xuyên ngứa gãi trên làn da không được vệ sinh. Sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc bé bị các vấn đề da liễu.
3.Khi nào trẻ sốt phát ban nên gặp bác sĩ?
- Bé bị phát ban kèm theo cơn sốt hoặc phát ban sau cơn sốt.
- Trẻ bị đau và cực kỳ khó chịu. Hiện tượng phát ban kéo dài trong một tuần mà các cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban tại nhà không có kết quả.
- Phát ban lan rộng, đặc biệt là xung quanh miệng. Hay sốt phát ban kèm theo ho, nôn, thở khò khè hoặc các triệu chứng hô hấp khác.
- Các dấu hiệu khẩn cấp khác như: sốt rất cao, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi thần kinh, run không kiểm soát được.
Xem thêm:
Bị sốt khi mang bầu mẹ nên chú ý
5 loại bệnh mùa hè trẻ thường gặp và cách phòng tránh
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm gì?
Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt phát ban là vô hại. Bố mẹ có thể thực hiện chăm sóc bé tại nhà. Trẻ sẽ ngứa và ốm trong vài ngày trước khi dần dần hồi phục. Nếu trẻ đột nhiên trở nặng hơn, như bị sốt nặng hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ của bé càng sớm càng tốt.