Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Giúp mẹ chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đúng cách

Trẻ bị cảm lạnh là bệnh được đưa đến bác sĩ thường xuyên nhất. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ có thể mắc bệnh từ 8 lần hoặc hơn. Các triệu chứng thường thấy là sụt sịt và hắt hơi. Dù bệnh phần lớn không dẫn tới những tình trạng nghiêm trọng. Nhưng chúng có thể làm bố mẹ phải lo lắng và mệt mỏi. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé đúng cách. Và biết khi nào là thời điểm thích hợp đi đến bác sĩ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Đây là nguyên nhân trẻ chưa sẵn sàng để chống lại khoảng 100 loại vi rút gây ra bệnh nhiễm trùng này. Vi rút có thể lây lan theo đường không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Chúng có khả năng đáp xuống các bề mặt như đồ chơi hoặc bàn ghế, chăn chiếu. Khi trẻ chạm vào các bề mặt này và đưa tay lên miệng, sẽ khiến vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Trẻ bị cảm lạnh thường lây từ các bạn khác tại nhà trẻ. Từ các anh chị khác mang vi rút từ trường về nhà. Hoặc từ người lớn trong quá trình tiếp xúc mà không có các biện pháp bảo vệ đúng cách.

2. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ bị cảm lạnh

Các triệu chứng thường thấy ở trẻ bị cảm lạnh

Triệu chứng ở trẻ bị cảm lạnh từ 1 đến 3 ngày bao gồm:

  • Nghẹt mũi.
  • Chảy nước mũi. Ban đầu nước mũi trong, sau đó chuyển sang vàng hoặc xanh lá cây.
  • Hắt hơi.
  • Ho.
  • Quấy khóc.
  • Mệt mỏi
  • Không chịu ăn hoặc ăn kém.
  • Khó ngủ.
  • Sốt.
  • Nôn mửa, tiêu chảy.
  • Bé sẽ bắt đầu khỏe hơn sau 7 đến 10 ngày.

Xem thêm mẹ và thai nhi:

Làm thế nào khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?

Các dấu hiệu có thai mà chị em cần biết

3. Nên cho trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Nên cho trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Trẻ bị cảm lạnh không cần điều trị, bệnh thường hết sau vài ngày. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Vì kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, còn cảm lạnh là bệnh do vi rút.

Tuy nhiên, các mẹ sẽ muốn làm dịu các triệu chứng của trẻ. Nhưng không được cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi uống thuốc ho hoặc thuốc cảm không kê đơn. Những loại thuốc này không tốt cho bé dưới 6 tuổi, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Nên cho trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Vậy trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì? Để hạ sốt và giúp bé dễ chịu hơn. Mẹ có thể dùng acetaminophen (Tylenol cho trẻ em). Hoặc dùng ibuprofen (Motrin cho trẻ em hoặc Advil) nếu bé nhà mình trên 6 tuổi. Cần đọc liều lượng để có thể cung cấp đúng liều lượng, phù hợp với cân nặng và độ tuổi của bé.

Không được cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào có chứa aspirin. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hiếm gặp như Reye.

4. Chăm sóc bé bị cảm lạnh như thế nào?

Chăm sóc bé bị cảm lạnh như thế nào?

Mẹ có thể làm gì khi trẻ bị cảm lạnh? Để bé cảm thấy tốt hơn, mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi nhiều và sử dụng một trong số những biện pháp sau:

  • Cung cấp thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bú thường xuyên. Với các bé trên 6 tháng tuổi, có thể cho bé uống nhiều nước lọc và nước hoa quả.
  • Bé khó thở có thể xịt vào mũi bé vài giọt nước muối sinh lý cho chất nhầy loãng ra. Sau đó có thể dùng xi lanh hút mũi cho bé để hút chất nhầy ra ngoài. Mẹ nhớ vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng nhé.
  • Dùng máy phun sương: máy tạo độ ẩm phun sương sẽ giúp bổ sung độ ẩm cho không khí và giúp mũi của bé bị cảm lạnh không bị khô.

5. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cho bé

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cho bé 

Mẹ có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho bé với những lời khuyên dưới đây:

  • Không cho người bị bệnh đến chơi nhà. Hoặc không cho bé tiếp xúc với những người bị cảm lạnh.
  • Tránh cho trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi nghi là có nhiều mầm bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên trong ngày. Yêu cầu những người khác rửa tay trước khi bế trẻ.
  • Làm sạch đồ chơi của bé thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Không cho ai khác sử dụng cốc, đồ dùng hay khăn tắm của bé.
  • Đối với các bé lớn hơn, đã có khả năng nhận thức, nên yêu cầu bé ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy.
  • Không cho bé bị cảm lạnh tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì khói thuốc có thể làm bệnh của bé nặng hơn.

6. Khi nào nên cho bé đến bác sĩ?

Khi nào nên cho bé đến bác sĩ?

Không cần gọi cho bác sĩ nếu con trên 3 tháng tuổi bị cảm lạnh. Trẻ nhỏ hơn mẹ nên gọi cho bác sĩ khi mới bắt đầu triệu chứng, đặc biệt là khi trẻ sốt. Các triệu chứng giống như cảm lạnh có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai. Sẽ an toàn hơn nếu mẹ đưa bé đi kiểm tra bác sĩ.

Xem thêm chăm sóc bé:

Bí kíp chăm sóc bé ngày đông

Tuyệt chiêu hâm cháo siêu ngon cho bé

Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?

Trong một số trường hợp, dù bé ở độ tuổi nào, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Sốt hơn 38 độ C.
  • Khó thở.
  • Không muốn ăn uống.
  • Có dấu hiệu mất nước như: tã ít ướt hơn bình thường, không có nước mắt.
  • Buồn ngủ bất thường.
  • Đồng thời, các triệu chứng không thuyên giảm sau 1 tuần hay lâu hơn. Các triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị cảm lạnh không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, và có thể khỏe lại sau đó vài ngày. Điều tốt nhất, là mẹ hãy tạo cho bé một môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ. Cung cấp đầy đủ nước và một chế độ dinh dưỡng phù hợp, để giúp bé có một sức đề kháng khỏe mạnh hơn. Một số triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường, có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ của bé khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giúp mẹ chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đúng cách”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0