Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 5 tháng bị ho và những mẹo điều trị tự nhiên tại nhà

Trẻ 5 tháng bị ho thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của con còn khá non nớt. Tuy nhiên, một năm đầu đời trẻ có thể bị ho đờm hay cảm sốt nhiều lần. Và hầu hết các trường hợp đều bắt nguồn từ những nguyên nhân không đáng lo ngại. Nếu bé có tình trạng ho ra đờm, những phương pháp điều trị tại nhà sau là điều mẹ có thể thử để giúp bé tốt hơn.

1. Ho sổ mũi hay ho có đờm là gì?

trẻ 5 tháng bị ho
Ho sổ mũi hay ho có đờm là gì?

Ho là một cơ chế phòng vệ của cơ thể khi có tác nhân bên ngoài xâm nhập. Khi hệ thống thần kinh của bé phát hiện ra những dị vật trong đường thở, nó sẽ cảnh báo đến não. Bộ não gửi các thông điệp đến cơ ngực và bụng, yêu các cơ ngày co lại và đẩy luồng khí ra ngoài. Nếu có đờm ở trong cổ, phản xạ ho cũng rất dễ bị kích thích.

Trẻ 5 tháng ho có đờm hầu như là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn. Khi con bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, như bệnh cảm lạnh hay cảm cúm, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Khi chất nhầy tích tụ ở trong ngực, sẽ gây ra hiện tượng khó thở cho bé. Con có thể sẽ ho nhiều hơn vào ban đêm, vì đờm tích tụ ở phía sau cổ họng khi nằm xuống. 

Mặc dù sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, sổ mũi hay thở khò khè. Nhưng trẻ 5 tháng bị ho thường không có gì đáng lo ngại. Vi rút cần thời gian hoạt động, nên cơn ho của con có thể kéo dài vài tuần. Sau đó sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

2. Nguyên nhân khiến bé 5 tháng ho có đờm

trẻ 5 tháng bị ho
Nguyên nhân khiến bé 5 tháng ho có đờm

Hầu hết, bé 5 tháng ho có đờm là do vi rút. Đôi khi, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể tiến triển thành những tình trạng phức tạp hơn. Các nguyên nhân khác của ho có đờm bao gồm:

  • Viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Hen suyễn.
  • Xơ nang (hầu hết bé sẽ được kiểm tra khi sinh)
  • Các tác nhân từ không khí, môi trường (dị ứng nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm,…)
  • Bị ho gà.
  • Viêm thanh khí phế quản.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán cơn ho của bé dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe. Đôi khi, họ cũng có thể thực hiện nhiều xét nghiệm hơn như chụp X-quang ngực, kiểm tra chức năng phổi, xét nghiệm máu, phân tích đờm, đo lượng oxy trong máu.

3. Những mẹo điều trị tự nhiên cho bé 5 tháng bị ho

trẻ 5 tháng bị ho
Những mẹo điều trị tự nhiên cho bé 5 tháng bị ho

Bé 5 tháng bị ho phải làm sao? Ho có đờm là do vi rút, do đó bác sĩ không thể làm gì nhiều ngoài việc giới thiệu các mẹo để giảm bớt các triệu chứng. Dưới đây là những phương pháp tự nhiên mẹ có thể tự làm tại nhà để giúp con cảm thấy tốt hơn:

3.1. Máy tạo độ ẩm

trẻ 5 tháng bị ho
Những mẹo điều trị tự nhiên cho bé 5 tháng bị ho

Máy tạo độ ẩm trong phòng là một cách tuyệt vời giúp bé 5 tháng bị ho sổ mũi cảm thấy khá hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi cổ họng bị khô tự nhiên. Cổ họng nếu bị khô sẽ rất dễ bị kích ứng và gây ra viêm. Không khí có độ ẩm cao, cũng giúp chất đờm trong đường hô hấp loãng trở lại, tạo điều kiện cho việc hít thở cũng như dễ dàng để mẹ hút chất nhờn ra ngoài.

Nhiều bố mẹ đặt máy giữ ẩm trong phòng ngủ của con. Đây là một cách tuyệt vời để giữ cho không khí luôn được ẩm ướt. 

3.2. Xông hơi

Những mẹo điều trị tự nhiên cho bé 5 tháng bị ho

Với bé 5 tháng ho sổ mũi, mẹ cũng có thể dùng cách xông hơi. Tìm một căn phòng kín, rồi làm ẩm không khí với nước nóng và vài loại lá thảo dược (bưởi, tía tô, sả,…). Khi hơi nóng đã vừa đủ, mẹ cho bé vào và hít thở trong từ 5 đến 10 phút. 

Theo cách này, chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp có thể được phá vỡ. Bé đỡ cảm và hít thở được dễ dàng hơn.

3.3. Bơm nước muối loãng

Những mẹo điều trị tự nhiên cho bé 5 tháng bị ho

Bơm nước muối loãng là phương pháp an toàn cho trẻ 5 tháng ho có đờm. Mẹ nên chuẩn bị 1 chiếc xi lanh và 1 thiết bị hút mũi. Sau khi bơm nước muối loãng hoặc nước muối sinh lí với lượng phù hợp vào mũi trẻ. Tiếp đó, mẹ dùng thiết bị hút mũi để hút chất nhầy ra. 

Chú ý chỉ bơm nước muối loãng với lượng vừa đủ để làm chất nhầy loãng. Nếu mẹ bơm quá nhiều có thể làm trẻ bị sặc.

3.4. Cho trẻ 5 tháng bị ho uống nhiều nước

Cung cấp nước đúng cách rất quan trọng với bé 5 tháng bị ho. Nếu bé đang còn bú mẹ, hãy lên lịch để con được bú nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ giúp con giữ ẩm cổ họng. Một số trẻ 5 tháng đã hình thành khả năng ăn dặm. Trong trường hợp này, mẹ hãy cho con uống thêm nước hoặc các thức ăn loãng khác. 

4. Khi nào nên đưa bé 5 tháng bị ho đến gặp bác sĩ?

Khi nào nên đưa bé 5 tháng bị ho đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các cơn ho khan sẽ tự khỏi, nhưng sẽ kéo dài trong vài tuần. Miễn là bệnh tình có vẻ cải thiện thay vì tồi tệ hơn, thì bé không cần đến bác sĩ. Nếu cơn ho của con ngày càng nặng hoặc không cải thiện sau 3 tuần, hãy đưa con đi khám. Hẹn gặp bác sĩ nếu trẻ 5 tháng bị ho sổ mũi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Không thở hoặc không thể ăn.
  • Ho ra máu.
  • Trẻ bị sốt trên 38.89 độ C
  • Khó thở.
  • Da chuyển sang màu xanh lam.
  • Ngủ li bì khó thức dậy, hoặc hôn mê.
  • Phát ra âm thanh “vù vù” khi con ho.
  • Có những cơn ho dữ dội.

Xem thêm: Tăng cân ở trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý, chuẩn khoa học?

Ho và sổ mũi là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh được đưa đến bác sĩ nhiều nhất. Mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ 5 tháng bị ho, vì hầu như các trường hợp đều không đáng lo ngại. Sử dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà là cách tốt để giúp bé cải thiện. Mẹ hãy nhớ, bé cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện các chức năng miễn dịch của mình.

Nguồn tham khảo: Giải mã bệnh ho của bé: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 5 tháng bị ho và những mẹo điều trị tự nhiên tại nhà”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0