Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? 20 lý do mẹ không ngờ tới

Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ là câu hỏi mà đa số mẹ đều gặp phải mong muốn tìm được lời giải đáp chi tiết nhất. Vậy thì mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé, Góc của mẹ sẽ thông kê hộ mẹ 20 nguyên nhân bao gồm vấn đề sinh lý, sức khỏe, quá trình ti sữa, các yếu tố bên ngoài và điều hướng mẹ cách khắc phục trong từng trường hợp. Cùng theo dõi mẹ ơi! 

247. Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ?
Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? 20 lý do mẹ không ngờ tới

1. Bé đang bú bình đột nhiên bỏ do 4 vấn đề sinh lý

Con đang bú bình đột nhiên bỏ khiến mẹ đứng ngồi không yên, đừng lo quá nha mẹ vì có thể con đang gặp 4 vấn đề sinh lý, bao gồm mọc răng, đang ở tuần khủng hoảng, “thèm” hơi ấm ti mẹ và bắt biết bò – biết đi thôi ạ. Mẹ cùng tham khảo nội dung chi tiết bên dưới để có hướng xử lý phù hợp nhé: 

1.1. Bé bỏ bú do mọc răng

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Bé cưng khoảng 6 – 8 tháng sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên, lúc này răng sữa sẽ trồi lên khỏi nướu làm con yêu đau nhức, quấy khóc và kèm theo những triệu chứng như nhỏ dãi nhiều, mút tay, sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng. 

Đây cũng được đánh giá là một trong những giai đoạn “khủng hoảng” của bé cưng đó mẹ, con trải qua lần đầu nên chưa thể thích ứng ngay và thường xuyên bỏ ti do quá đau, chỉ muốn cắn chặt núm bình mà không thiết bú.. Ngoài ngậm ti không chịu bú, con còn có một số biểu hiện như lắc đầu nguầy nguậy khi thấy bình sữa, ngoảnh mặt hướng khác và nhè ti ra mỗi khi mẹ khuyến khích con bú bình. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Bé đang trong giai đoạn mọc răng nên nướu và lợi thường bị đau, chỉ muốn cắn chặt núm bình mà không thiết bú nữa mẹ ơi

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Nếu bé ngậm ti nhưng không chịu bú bình thì mẹ đừng hoảng mà nên bình tĩnh tìm cách giải quyết nhé. Thay vì cho con bú nhiều một lần, mẹ có thể chia làm nhiều cữ nhỏ trong ngày nhé, ví dụ cho bé cưng măm măm 8 – 9 lần và mỗi lần khoảng 30-40ml thôi mẹ. Trong trường hợp vùng nướu của con cứ đau nhức thì mẹ không nên ép uổng, tội con lắm ạ. Mẹ chờ đến khi con khỏe mạnh rồi điều hướng con ti bình lại nhé. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể đút con uống sữa bằng thìa hoặc hòa sữa vào các bữa cháo để con không chán ngán hay quên béng việc ti sữa. Mẹ đừng tạo áp lực lên con mà nên đóng vai trò là người bạn đồng hành, kiên trì vỗ về và khuyên nhủ con đừng bỏ bữa, cách làm này còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng biếng ăn tâm lý ở bé đó ạ. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Thay vì cho con bú nhiều một lần, mẹ có thể chia làm nhiều cữ nhỏ trong ngày nhé, ví dụ cho bé cưng măm măm

1.2. Bé đang ở trong tuần khủng hoảng

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Wonder week (hay còn gọi là tuần khủng hoảng) là giai đoạn bé cưng dễ cáu, mè nheo, dẫn đến việc con yêu bỏ cữ, không chịu ti bình và quấy khóc mỗi đêm. Theo nghiên cứu của Hetty van de Rijt và Frans Plooij – hai nhà khoa học nổi tiếng thế giới – hành trình “nhạy cảm” này đánh dấu bằng những thay đổi đột ngột về mặt tâm sinh lý ở bé cưng và xảy ra tại 10 thời điểm khác nhau xuyên suốt 20 tháng đầu đời. Cụ thể, ở mỗi giai đoạn phát triển, não bộ của bé sẽ phát triển hơn và có những suy nghĩ, hành động mới mẻ về thế giới xung quanh.  

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Wonder week (hay còn gọi là tuần khủng hoảng) là giai đoạn bé cưng dễ cáu, mè nheo, dẫn đến việc con yêu bỏ cữ, không chịu ti bình và quấy khóc mỗi đêm

Cũng bởi vì những thay đổi mạnh mẽ trong não bộ mà bé sẽ có những biểu hiện thất vọng hoặc choáng ngợp trước những khả năng chưa thành thạo, ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi của bé, con dễ quấy khóc và chỉ thích bám mẹ. Con còn chẳng muốn ăn uống nữa mẹ ơi, mẹ đưa bình sữa là con cứ đẩy ra thậm chí khóc ngày khóc đêm làm mẹ bối rối, không biết giải quyết thế nào. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Wonder week (hay còn gọi là tuần khủng hoảng) là giai đoạn bé cưng dễ cáu, mè nheo, dẫn đến việc con yêu bỏ cữ, không chịu ti bình

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Cách giải quyết tốt nhất khi bé bỏ bú bình do gặp tuần khủng hoảng là mẹ nên bình tĩnh quan sát con, duy trì nếp ăn uống, sinh hoạt như cũ, không vì xót con mà chia bữa ti lắt nhắt nhiều bữa vì con sẽ quen và vượt qua tuần khủng hoảng rồi vẫn chẳng chịu ti bình nữa mẹ ơi. Tuy nhiên cũng không đồng nghĩa mẹ thúc ép con ti sữa đâu ạ, cách làm này chỉ khiến con “chống đối” nhiều hơn. 

Khi con gặp tuần khủng hoảng, mẹ cần ôm ấp, vuốt ve, da kề da cùng con để bé cảm nhận hơi ấm, cảm thấy an toàn mỗi khi sà vào lòng mẹ. Đêm đến, mẹ cho ngủ ở phòng thoáng mát, hạn chế tiếng ồn, ánh sáng nhè nhẹ và đốt ít nến thơm organic để con ngủ sâu hơn, không quấy đêm dẫn đến mệt mỏi, bỏ ti. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Khi con gặp tuần khủng hoảng, mẹ cần ôm ấp, vuốt ve, da kề da cùng con để bé cảm nhận hơi ấm, cảm thấy an toàn mỗi khi sà vào lòng mẹ

1.3. Bé “thèm” hơi ấm ti mẹ

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Từ lúc lọt lòng đến khoảng 6 tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà con nhận được. Bé đã quen với việc rúc vào lòng mẹ và bú no nê, hình thành phản xạ không điều kiện, khó bỏ được. Chưa kể bé sơ sinh đều ưng bú mẹ hơn bởi ti mẹ mềm mại, dễ chịu hơn núm bình sữa (núm bình có tốt đến mấy cũng có độ cứng nhất định, không bằng ti mẹ). 

Sau này mẹ muốn cai sữa cho con nên đã áp dụng phương pháp cho con bú bình. Lúc đầu con sẽ chịu ti bình nhưng càng về sau con cảm thấy thiếu thiếu, dẫn đến bỏ ti bình và chỉ muốn quay về ti mẹ thôi. Ngoài ra, sơ sinh cũng quen hơi ấm từ mẹ mỗi khi bú sữa, không giống như lúc bú bình hiếm khi được sà vào lòng mẹ. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Lúc đầu con sẽ chịu ti bình nhưng càng về sau con cảm thấy thiếu thiếu, dẫn đến bỏ ti bình và chỉ muốn quay về ti mẹ thôi

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ 

Góc của mẹ mách ngay một mẹo mà không phải mẹ nào cũng biết, đó là bọc bình sữa trong áo mà mẹ mặc có thể giúp con đánh bay chứng chán ti bình hoặc đang ti lại bỏ giữa chừng. Cụ thể, mỗi khi đến cữ bú của con, mẹ luồn bình sữa vào trong áo để “đánh lạc hướng” bé, hơi ấm của mẹ sẽ vương lên bình, giờ thì mẹ chỉ việc mang ra và cho con ti thôi ạ. Cách làm này sẽ tạo cảm giác thân thuộc, an toàn cho bé khi ti bình. Dần dà, con không còn cự tuyệt bình sữa và xem đó là “người bạn” thân thiết đó mẹ ơi. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Cụ thể, mỗi khi đến cữ bú của con, mẹ luồn bình sữa vào trong áo để “đánh lạc hướng” bé, hơi ấm của mẹ sẽ vương lên bình

1.4. Bé bắt đầu biết bò – biết đi

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Bé tập bò vào khoảng từ 6 – 12 tháng và tập đi khi bước vào tháng 14, đây cũng được đánh giá là một trong những bước ngoặt phát triển của con yêu. Khi con biết bò – biết đi, bé sẽ thích thú với thế giới muôn màu muôn vẻ, muốn chạy nhảy vui đùa thay vì nằm mãi một chỗ để ti sữa, dẫn đến việc con không tập trung bú, chán và bỏ bú hẳn luôn mẹ ạ. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, bé nào cũng phải trải qua, nhưng mẹ cũng cần có sự can thiệp nhất định để tránh tình trang con cự tuyệt việc ti sữa. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Để con vừa có thời gian khám phá thế giới xung quanh, vừa bú no, lớn nhanh lớn khỏe, mẹ đừng bỏ qua 2 mẹo nhỏ nhưng lại cực hiệu quả dưới đây nha: 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Để con vừa có thời gian khám phá thế giới xung quanh, vừa bú no, lớn nhanh lớn khỏe, mẹ đừng bỏ qua 2 mẹo nhỏ
  • Cho bé bú khi con đang chuẩn bị ngủ: Lúc chuẩn bị ngủ, bé cưng đã thấm mệt và không còn muốn chạy nhảy lung tung nữa. Thời điểm vàng là đây mẹ ơi, mẹ tranh thủ cho con bú lúc con đang dần vào giấc nhé. Mẹ lưu ý vỗ về, ôm ấp và hát ru con để bé nhận thức được quá trình ti sữa rất vui và bé có thể tận hưởng không gian hạnh phúc. Tuyệt đối không thúc con bú nha mẹ, bé đang buồn ngủ rất dễ cáu và khóc toáng lên đó ạ! 
  • Cho bé ngồi ghế ăn và tương tác với mẹ: Mẹ có thể “ghìm” sự năng động của con lại bằng cách cho con ngồi vào ghế ăn dặm và ti sữa. Ban đầu con sẽ không chịu đâu ạ, nhưng mẹ đừng bỏ cuộc mà cần giải thích cho con hiểu, kết hợp trò chuyện, tâm tình với con. Lâu dần, bé sẽ hình thành thói quen cứ đến cữ bú là ngồi vào ghế ăn dặm và sẵn sàng măm măm rồi sau đó mới được vui chơi, chạy nhảy tiếp. 
Bé bỏ bú bình do vấn đề sinh lý
Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ khi bé bỏ ti bình do bắt đầu biết bò – biết đi

2. Bé đang bú bình lại bỏ do gặp 3 vấn đề sức khỏe

Nếu bé đang bỏ bình đột nhiên bỏ ngang mà không phải do tâm sinh lý thay đổi thì có thể bé đang gặp vấn đề sức khỏe như hệ tiêu hóa không ổn định, nấm lưỡi,… Mẹ chớ lơ là mà cần xem xét tình hình để có phương hướng điều trị tốt nhất nha. 

2.1. Cơ thể bé không khỏe

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Khi cảm thấy sức khỏe không ổn, gặp phải những vấn đề như cảm cúm, nhiễm trùng tai, tưa miệng, viêm họng,… con cũng lười bú hơn mẹ ạ. Bởi lúc này cơ thể bé nhạy cảm hơn bình thường, sức đề kháng cũng sụt giảm, con không còn vui tươi, năng động như thường ngày, chỉ muốn ngủ vùi thôi ạ. Mẹ có thể kiểm tra sức khỏe của con bằng cách quan sát biểu hiện hằng ngày, xem con có hay quấy đêm hay tiếng khóc khàn đặc, lạc giọng hơn mọi khi không nha mẹ. 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sức khỏe
Khi cảm thấy sức khỏe không ổn, gặp phải những vấn đề như cảm cúm, nhiễm trùng tai, tưa miệng, viêm họng,… con cũng lười bú hơn mẹ ạ

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Nếu nguyên nhân bé đang bú đột nhiên bỏ giữa chừng do vấn đề sức khỏe thì mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tại đây, đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc, tìm hiểu nguyên nhân khiến con không chịu ti bình và vạch ra phác đồ điều trị phù hợp. Mẹ không tự ý mua thuốc bên ngoài vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu, gây nóng trong, con chối bú kịch liệt hơn đó ạ.

Bé bỏ bú bình do vấn đề sức khỏe
Nếu nguyên nhân bé đang bú đột nhiên bỏ giữa chừng do vấn đề sức khỏe thì mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời

2.2. Hệ tiêu hóa của con hoạt động không tốt

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là bé trong khoảng 6 – 12 tháng tuổi, nên dễ bị tác động, dẫn đến tiêu chảy, táo bón,… làm bé chẳng muốn ti sữa mà cứ ôm bụng thút thít. Chưa kể, khi bé đang tập làm quen với quá trình ăn dặm, không phải món ăn nào cũng hợp bụng con, tình trạng chột dạ, tiêu phân lỏng là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Trong vài trường hợp, con còn bị nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp dạ dày,… kèm theo những cơn đau quặn vùng bụng làm con quấy nhiều, chối ti sữa, mẹ đưa bình vào là con lắc đầu nguầy nguậy, dùng tay đẩy bình càng xa càng tốt. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Khi phát hiện bé cưng có triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, mẹ chớ la là mà cần có phương hướng xử lý phù hợp. Cụ thể: 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sức khỏe
Khi phát hiện bé cưng có triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, mẹ chớ la là mà cần có phương hướng xử lý phù hợp
  • Cho bé thăm khám bác sĩ: Nếu hệ tiêu hóa của bé cưng hoạt động không tốt kèm theo những triệu chứng như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,… mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng lúc. Mẹ lưu ý không mua thuốc bên ngoài khi chưa xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn hệ tiêu hóa ở bé nhé. 
  • Kết hợp sử dụng men vi sinh hoặc các chế phẩm khác theo chỉ định: Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ điều hướng mẹ bổ sung men vi sinh hoặc chế phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của con. Mẹ nên tuân thủ theo chỉ dẫn, liều dùng, ví dụ bác sĩ dặn 1 ngày chỉ cho con dùng 2 lần thì mẹ không nên cho bé dùng ít hoặc nhiều hơn. Bởi tự ý giảm liều dùng sẽ khiến hệ tiêu hóa lâu hồi phục, còn dùng nhiều thì sẽ dư thừa dưỡng chất khiến tình trạng nặng hơn đó ạ. 
Bé bỏ bú bình do vấn đề sức khỏe
Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ khi bé chối bú do hệ tiêu hóa của con hoạt động không tốt

2.3. Bé bị nấm lưỡi

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Nấm lưỡi cũng là một trong những vấn đề sức khỏe mà bé thường gặp phải (do nấm Candida Albicans gây ra), làm lưỡi con xuất hiện các vết loét nhỏ. Những thương tổn này sẽ ảnh hưởng đến vị giác, lúc ngậm ti con phải dùng lực để hút sữa khiến lưỡi đau rát. Sữa vừa vào đến miệng chạm vào những vết loét càng làm con đau hơn và khóc toáng lên, ra sức đẩy ti, không chịu bú nữa. 

Đồng thời, bé còn hay dùng tay đưa vào miệng ở vị trí bị đau để ra hiệu cho mẹ hoặc vì đau quá nên bé làm vậy như một hình thức tự vệ, đôi khi bé chịu ti vài phút nhưng một hồi lại khóc ré lên do núm ti chạm vào chỗ đau. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Để khắc phục tình trạng bé bỏ bú bình do nấm lưỡi, mẹ nên tuân thủ 2 gợi ý “vàng” dưới đây nhé: 

Bé bỏ bú bình do vấn đề sức khỏe
Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ khi bé chối bú do nấm lưỡi
  • Không được tự ý cho bé uống thuốc nấm lưỡi: Tự ý mua thuốc bên ngoài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ vì có thể con dị ứng với một trong những thành phần thuốc, làm tình trạng nấm lưỡi nặng hơn. 
  • Cho bé thăm khám bác sĩ: Để tìm được loại thuốc phù hợp với thể trạng cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ là những người có chuyên môn cao, họ sẽ biết được tình trạng, mức độ nấm lưỡi và kê đơn thuốc phù hợp. 
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm có tính mát, có tác dụng làm dịu vết thương: Khi bị nấm, vùng lưỡi của con rất đau rát vì vết vết thương hở. Do đó, mẹ tuyệt đối không cho con ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chiên xào mà nên cho bé uống nhiều loại nước ép, sinh tố thanh mát như thanh long, bơ, chuối,… để giải nhiệt. Đồng thời, mẹ cũng cho con ăn cháo loãng và đút sữa cho con bằng thìa mảnh, vừa khuôn miệng bé. 

3. Bé đang ti bình bỏ bú do quá trình ti sữa

Bé đang ti bỏ giữa chừng nhưng không phải gặp vấn đề sinh lý hay sức khỏe thì rất có thể do quá trình ti sữa như bình sữa có mùi lạ, không có cơ chế chống sặc. núm vú quá cứng, nhiệt độ sữa không lý tưởng, sữa có mùi thuốc kháng sinh,… 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Bé đang ti bình bỏ bú do quá trình ti sữa

3.1. Bình sữa của bé có mùi lạ

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Dù còn nhỏ nhưng khứu giác của bé rất nhạy đó ạ, ngay từ khi còn trong bụng mẹ là mũi con đã ngửi được mùi nước ối, về sau được tiếp xúc với nhiều mùi hương xung quanh nên khứu giác của con càng phát triển mạnh. Do đó, trong quá trình mẹ cọ rửa, vệ sinh bình sữa hoặc bản chất sản phẩm có mùi, con sẽ nhận ra ngay. 

Chẳng hạn như bình sữa còn vương lại mùi lên men của lần bú trước do mẹ không thể cọ sạch từ sâu bên trong kẽ bình hay mùi nhựa, mùi cao su quá nồng. Khi phát hiện “mùi lạ”, con chẳng còn hứng thú với việc ti sữa bình nữa, dần dà bé cưng nảy sinh cảm giác chán ngán, bỏ bình hẳn luôn mẹ ơi. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Dù còn nhỏ nhưng khứu giác của bé rất nhạy bé đó ạ! Trong quá trình mẹ cọ rửa, vệ sinh bình sữa hoặc bản chất sản phẩm có mùi con sẽ nhận ra ngay

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Những cặn thừa còn sót lại có thể khiến bình sữa có mùi vị khác thường, do vậy mẹ nên làm đúng quy trình cọ rửa để bình được sạch sẽ tinh tươm, đảm bảo chất lượng nguồn sữa, bé vừa ti ngon miệng vừa không ảnh hưởng đển hệ tiêu hóa. 

Nếu mẹ ngại vào bếp trụng rửa được sôi tốn kém nhiều thời gian thì Góc của mẹ gợi ý mẹ nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Không cần nồi niêu, trụng rửa nhiều lần, làm nhiều bước sục rửa, rồi đun sôi, mẹ chỉ cần ấn vòi 1 – 2 lần và lấy lượng sản phẩm vừa đủ, tiến hành lắc nhẹ bình sữa là vi khuẩn và cặn sữa đã bay biến rồi ạ. 

Với thành phần phần thuần tự nhiên từ ngô và rượu dừa với khả năng khử mùi tanh, đánh bay vi khuẩn, mẹ an tâm bé có cơ địa nhạy cảm nhất cũng có thể sử dụng được. Hiện tại nhà Mamamy còn có deal ưu đãi, giảm sâu lên đến 40% cùng nhiều quà tặng cực hấp dẫn, mua 1 mà nhận về quá nhiều món, ngại gì không thử đúng không mẹ? 

Mamamy khuyến mãi
Điều thú vị chưa dừng lại ở đó, hiện tại nhà Mamamy còn có deal ưu đãi, giảm sâu lên đến 40% cùng nhiều quà tặng cực hấp dẫn

Nhằm hỗ trợ quá trình làm sạch tối ưu hơn, Mamamy đã cho ra đời thêm dụng cụ cọ rửa bình sữa 360 độ, với cơ chế xoay độc đáo, có thể lấy đi vết bẩn dù nằm sâu bên trong kẻ bình. Không chỉ nhận được sự ưu ái của nhiều gia đình Việt mà sản phẩm còn được sự ủng hộ của các Sao và các nhóc tì nổi tiếng, trong bé Cici – bé cưng “idol” siêu hài hước nhà JustaTee trong series “Mẹ vắng nhà – Ba là siêu nhân”.

3.2. Bình sữa không có cơ chế chống sặc

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Sặc sữa là tình trạng nguy hiểm, khiến con hô hấp khó khăn, tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bé sợ ti bình. Mỗi lần mẹ đưa bình sữa đến là bé khóc ré hơn và lắc đầu nguầy nguậy. Nguyên nhân có thể xuất phát từ núm ti quá to, sữa về nhiều con ti không kịp; bình sữa cổ hẹp, không có cơ chế chống sặc; ống thoát khí ngắn khiến bé nuốt phải bọt khí nhiều gây đầy bụng, khó thở. Mẹ có thể nhận bé bị sặc sữa thông qua những dấu hiệu như: trẻ đang bú đột nhiên ho mạnh, khóc thét lên, bé hốt hoảng, tím tái, sữa trào ra mũi miệng,… 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Sặc sữa là tình trạng nguy hiểm, khiến con hô hấp khó khăn, tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bé sợ ti bình

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Việc thay đổi bình sữa cũng là một trong những cách giúp mẹ khắc phục tình trạng con đang bú bình đột nhiên bỏ đó ạ. Theo đó, mẹ nên chọn bình sữa có kiểu dáng, kích thước phù hợp với bé cưng. Mẹo nhỏ là mẹ nên ưu ái những loại bình có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt để thu hút sự chú ý của con, giúp con gạt phăng nỗi sợ sặc sữa và xem bình sữa như người bạn đồng hành. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Việc thay đổi bình sữa cũng là một trong những cách giúp mẹ khắc phục tình trạng con đang bú bình đột nhiên bỏ

Nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời, để khắc phục chứng sợ sặc sữa của con, mẹ cần chọn bình chất lượng, cổ rộng và có cơ chế chống sặc, núm vừa vặn với khuôn miệng nhỏ xinh của con. Một điểm nữa mẹ cần lưu lại ngay đó là chọn sữa có ống thoát khí càng dài sẽ hỗ trợ quá trình đẩy bọt khí xa miệng bình càng tốt, tối ưu hóa việc bé nuốt phải bọt khí – một trong những nguyên nhân làm con bị sặc. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Mẹ cần chọn bình chất lượng, cổ rộng và có cơ chế chống sặc, núm vừa vặn với khuôn miệng nhỏ xinh của con

Chẳng cần tìm đâu xa, những tính vượt trội đó đều được hội tụ trong  Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy. Đây là bình sữa được nhiều mẹ khắp mọi miền Tổ quốc “chọn mặt gửi vàng” để quá trình măm măm của con diễn ra trơn tru hơn. 

Không cần tốn quá nhiều chi phí, mẹ chỉ cần bỏ ra khoản đầu tư nho nhỏ là đã giúp bé cưng sở hữu bình sữa được làm từ chất liệu thủy tinh cao cấp, chịu nhiệt đến 150 độ C và rơi từ độ cao 60cm không vỡ, kết hợp ống chống sặc với công dụng đẩy bọt khí ra xa miệng bình, hạn chế tình trạng chướng bụng do nuốt phải bọt khí. Chưa dừng lại ở đó, Mamamy còn có chương trình sale lên đến 40% với nhiều ưu đãi cùng quà tặng hấp dẫn, mẹ quan tâm thì có thể ghé ngay gian hàng để “tậu” về chăm sóc con tốt hơn nha. 

Mamamy khuyến mại
Góc của mẹ gợi ý mẹ Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy vì đây là sản phẩm được nhiều mẹ Việt ưa ái tin dùng

3.3. Núm bình vú quá cứng – kém đàn hồi

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Núm ti quá cứng, kém đàn hồi cũng là nguyên nhân khiến con không còn thích ti bình, vì con ngậm vào chẳng được mềm mại, sữa cũng nhỏ giọt, không về đều như trước. Một số bé còn hình thành thói quen ngậm, cắn ti thay vì măm măm sữa. 

Những loại ti này tuy cứng nhưng độ đàn hồi không tốt, bé ngậm cắn vài lần là đã rách toang ra rồi, tốn kém chi phí của mẹ nhiều lắm ạ. Sử dụng loại ti này mãi sẽ làm bé chán ti bình, bỏ giữa chừng và có những biểu hiện như cắn mạnh vào núm ti, nhè ra không bú, ti khoảng vài phút là bé đẩy ra,… 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên đổi sang núm ti khác chất lượng lượng hơn để vừa giúp con bú khỏe bú no vừa bảo vệ sức khỏe. Góc của mẹ gợi ý mẹ nên tìm mua ti có hình dáng dài, rộng và có độ dốc dần về phía đầu để tạo cảm giác như con đang bú mẹ. Bên cạnh đó, mẹ đừng mua núm dạng ngắn, lỗ sữa quá to sẽ khiến con ti không thoải mái và có nguy cơ bị sặc nữa đó ạ. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên đổi sang núm ti khác chất lượng lượng hơn để vừa giúp con bú khỏe bú no vừa bảo vệ sức khỏe

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ti đáp ứng nhu cầu của bé, mẹ chọn những loại núm tiết sữa vừa đủ, lỗ ti hợp với độ tuổi của con (ví dụ bé từ 0 đến 6 tháng tuổi nên chọn size S, tương đương số 1, bé từ 6 đến 12 tháng tuổi nên chọn size M, tương đương số 2,…) và có chất liệu mềm mại, an toàn như silicone

3.4. Nhiệt độ sữa quá nóng

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình 

Nhiệt độ sữa thích hợp giúp con yêu ti ngon miệng và no bụng, ngược lại nhiệt độ sữa quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ti, khiến con rát lưỡi và cự tuyệt bú bình. Do vậy, nhiệt độ sữa cũng là một trong những nguyên quan trọng tác động đến quá trình măm sữa của con đó mẹ. Một số biểu hiện phổ biến khi bé bỏ bình do nhiệt độ sữa quá nóng là khóc nhiều, chạm tay vào vùng cổ (vì sữa nóng làm đau cổ họng bé), liên tục đẩy bình sữa về phía mẹ,… 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Nhiệt độ sữa thích hợp giúp con yêu ti ngon miệng và no bụng, ngược lại nhiệt độ sữa quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ti

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Mẹ đọc đến đây thì vội vàng ngâm với nước lạnh để sữa không bị nóng nhưng nếu không cẩn thận thì nhiệt độ sữa sẽ bị lạnh bất thường và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm con bị tiêu chảy, đầy hơi, tác hại không thua gì sữa nóng đâu mẹ ơi! Tốt nhất mẹ nên cho con ti sữa bình ở nền nhiệt 37 độ C, đây được xem là nhiệt độ lý tưởng, có khả năng “xoa dịu” hệ tiêu hóa, sữa vào cơ thể sẽ làm ấm thân nhiệt, con cảm thấy thư giãn, dễ chịu. 

3.5. Hương vị – kết cấu sữa không giống bình thường

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình 

Từ lúc chào đời đến khi chuẩn bị ti bình, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của con là sữa mẹ. Vì thế bé đã dần quen với dòng sữa mát lành này và không có nhu cầu đổi mới. Thế nhưng mẹ không thể con bú hoài được, do mẹ cũng phải sớm trở lại với công việc hoặc bước vào thời kỳ hết sữa.

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Hương vị – kết cấu sữa không giống bình thường cũng khiến trẻ đang bú bình lại bỏ ngang

Lúc này, sữa công thức là “vị cứu tinh” giúp mẹ đánh bay những lo âu trên nhưng khổ nỗi bé không chịu “hợp tác”, chỉ muốn ti mẹ mãi thôi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ kết cấu sữa công thức quá đặc hoặc quá lỏng so với sữa mẹ làm bé khó chịu, “cự tuyệt” không chịu bú dù mẹ có dỗ dành cách mấy. Biểu hiện thường gặp nhất là khi cho bé ti ngực mẹ bé vẫn bú đều và tỏ vẻ thích thú, thế nhưng vừa chuyển sang sữa bình là bé lại đẩy ra, nhất quyết không chịu ti. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Dưới đây là 2 cách xử lý, giúp con yêu làm quen với hương vị – kết cấu của dòng sữa mới, mẹ tham khảo liền nha: 

  • Chọn sữa công thức có hương vị con yêu thích: Mẹ kiểm tra xem loại sữa mà bé thường uống có gần hết hạn, màu sắc của sữa có nổi vàng bất thường hay kết cấu sử vón cục hay không. Nếu mọi thứ đều ổn nhưng bé cưng vẫn không chịu ti thì mẹ nên thay thế những dòng sữa khác có mùi vị tương đồng sữa mẹ như Nan, Physiolac, Wakodo, Meiji,… 
  • Pha đúng tỉ lệ trên vỏ hộp sữa: Mẹ nên pha đúng tỉ lệ sữa mà nhà sản xuất đã khuyến cáo trên vỏ hộp, không tự ý cân chỉnh tỉ lệ sữa : nước làm ảnh hưởng đến bữa ti của con nhé. 
Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Nếu mọi thứ đều ổn nhưng bé cưng vẫn không chịu ti thì mẹ nên thay thế những dòng sữa khác có mùi vị tương đồng sữa mẹ

3.6. Sữa có mùi thuốc kháng sinh

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình 

Bé đang trong quá trình ti sữa nhưng mẹ cho bé uống thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ khiến con gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ vùi và bỏ ti liên tục. Đồng thời, nhiều mẹ còn có thói quen hòa tan thuốc kháng sinh vào sữa trước khi cho con bú để con không bị đắng miệng, và “đánh lừa” con. Cách làm này chẳng những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến mùi vị sữa, khiến con “ám ảnh” và chối bú. Chưa kể, tự ý hòa tan thuốc vào sữa còn làm giảm tác dụng của thuốc đó mẹ ơi.  

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Nếu muốn con bú no, bú khỏe trở lại thì mẹ nên cho con uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý hòa tan thuốc vào sữa cho con. Thay vào đó, mẹ nên cho con uống riêng từng loại, tùy theo yêu cầu của bác mà mẹ cho con bú sữa trước hoặc sau khi con uống thuốc nha. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Nếu muốn con bú no, bú khỏe trở lại thì mẹ nên cho con uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý hòa tan thuốc vào sữa cho con

3.7. Trẻ vừa mới cai sữa và muốn tiếp tục ti mẹ

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình 

Bé cưng vừa mới cai sữa mẹ nhưng vẫn chưa quen, muốn được ti mẹ nhiều hơn nên thường “đình công” mỗi khi mẹ kề bình sữa gần miệng. Bé cứ lắc đầu nguầy nguậy và chồm về hướng mẹ, mong được ẵm bồng và cho ti trở lại. Mẹ đừng vì xót con mà thỏa hiệp với bé, vì làm vậy con không thể cai sữa được đâu ạ. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ có thể xen kẽ các cữ sữa bình với sữa mẹ nếu bé chưa quen. Ví dụ thường ngày con ti 5 cữ là đủ thì mẹ phân ra 2 cữ ti mẹ 3 cữ ti bình, thực hiện trong khoảng 2-3 tuần liên tục đến khi con quen dần rồi thì tăng cữ bú bình và giảm cữ bú mẹ xuống đến khi con hoàn toàn cai sữa. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Để khắc phục tình trạng trên, mẹ có thể xen kẽ các cữ sữa bình với sữa mẹ nếu bé chưa quen

Một mẹo nữa mà mẹ có thể áp dụng là cho con ti những dòng sữa có mùi vị giống với sữa mẹ để con quen dần, không bị bỡ ngỡ. Một số thương hiệu sữa mẹ có thể “tậu” về cho con bao gồm Physiolac, Wakodo, Meiji,…

Thay vì bực dọc, nóng giận, mẹ nên cho con thời gian để quen dần với quá trình ti bình. Dễ lắm ạ, mẹ chỉ cần tập dần dần, quan sát xem bé có lắc đầu nguầy nguậy hay không. Nếu có thì mẹ cứ ôm con vào lòng vỗ về và thủ thỉ, khuyến khích con bú, mẹ tránh thúc ép làm con bị “ngộp” nhé. 

Bé bỏ bú bình do quá trình ti sữa
Thay vì bực dọc, nóng giận, mẹ nên cho con thời gian để quen dần với quá trình ti bình. Dễ lắm ạ, mẹ nên tập dần dần cho bé

4. Bé đang bú bình lại bỏ do sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài

Nếu đã tìm hiểu hết những nguyên nhân kể trên mà vẫn không thể khắc phục tình trạng trẻ đang bú lại bỏ bình thì mẹ thử xem xét có gặp phải 1 trong 5 nguyên nhân khách quan bên dưới không nha mẹ. Đọc liền thôi mẹ ạ: 

4.1. Mẹ thay đổi không gian ti bình

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Thường ngày mẹ hay bồng bế con trên tay rồi mới cho con bú, hôm nay mẹ đặt vé xuống giường làm con bị lạ hơi, không quen ngay được nên cự tuyệt bú bình. Lý do là vì bé còn rất nhỏ nên hay có phản xạ tự bảo vệ, chỉ yêu thích những nơi bé cảm thấy được an toàn, chở che và quen hơi. Biểu hiện hiện dễ nhận thấy nhất là khi mẹ ẵm trên tay bé vẫn bú khỏe, bú đều nhưng vừa đặt lưng xuống giường là bé đã khóc toáng lên hoặc nhất quyết không chịu ti bình. Trường hợp này dễ khắc phục lắm ạ, mẹ theo dõi ngay phần điều hướng bên dưới nha. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Mẹ ẵm con và di chuyển xung quanh phòng, đung đưa trên ghế, trên vòng để tạo cảm giác an toàn rồi nhẹ nhàng đặt con xuống giường để con quen dần. Mẹ thực hiện thao tác này vài lần là con đã hình thành phản xạ tốt, không còn lạ lẫm với hành động nằm xuống giường bú nữa rồi. Mẹ tập cho con thói quen này sẽ giúp bé tự chủ hơn trong việc bú sữa, tiết kiệm kha khá thời gian để mẹ làm việc khác. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Mẹ ẵm con và di chuyển xung quanh phòng, đung đưa trên ghế, trên vòng để tạo cảm giác an toàn rồi nhẹ nhàng đặt con xuống giường

4.2. Mẹ thay đổi người cho bú

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Trước giờ mẹ là người chăm bẵm, “chịu trách nhiệm” cho con măm sữa, thế nhưng hôm nay mẹ có việc vắng nhà hoặc phải trở lại với guồng quay công việc, không có nhiều thời gian cho con bú như trước. Lúc này, mẹ nhờ cô dì, ông bà chăm con hộ và cho bé ti sữa, dù là những người thân cận, bé cũng thường quấn quýt nhưng vì thiếu hơi mẹ, lạ người cho bú nên con không ti được nhiều, thậm chí bỏ ngang và khóc ré hơn vì nhớ mẹ, đến khi mẹ về cho bú thì con mới “thỏa hiệp”. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Mẹ thay đổi người cho bú cũng là nguyên nhân khiến bé cưng không còn muốn bú bình nữa

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Nếu gặp phải tình trạng này thì mẹ cũng đừng lo lắng, hoang mang quá vì chuyện gì cũng có cách giải quyết thôi ạ! Đầu tiên, mẹ nên trấn an con, tập cho con yêu quen mặt với những người thân trong gia đình. Cổ vũ bé cho ông bà, cô dì ẵm bồng thường xuyên để quen hơi. 

Đồng thời, mẹ cũng thủ thỉ với con rằng mẹ sắp quay lại làm việc và không còn ở nhà thường nữa, bé nhớ bú ngoan đợi mẹ về. Dù con còn nhỏ nhưng hiểu hết đó mẹ, kiên trì lặp đi lặp lại những hành động này khoảng 1-2 tuần là mẹ đã thấy kết quả vô cùng khả quan. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Đồng thời, mẹ cũng thủ thỉ với con rằng mẹ sắp quay lại làm việc và không còn ở nhà thường nữa, bé nhớ bú ngoan đợi mẹ về

4.3. Tư thế bú không thoải mái

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Tư thế bú không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến bé cưng chối bú, đang bú bình đột nhiên bỏ ngang. Điều này cũng tương đồng với người lớn chúng ta khi ngồi khom lưng hoặc bàn quá cao, quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, mẹ dùng bữa chẳng ngon miệng bằng lúc ngồi thẳng thớm. Bé cũng vậy đó ạ, tư thế kém thoải mái làm con cựa quậy nhiều, độ dốc của phần đầu không đạt tiêu chuẩn (khoảng 20-30 độ C là lý tưởng), ảnh hưởng đến lực hút khiến sữa không nhiều như thường ngày. Bé phải vận động cơ miệng nhiều hút chẳng được bao nhiêu khiến bé chán nản và muốn bỏ ti. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Mẹ cho bé thử nhiều tư thế bú khác nhau để tìm ra tư thế bé cảm thấy thoải mái, ti nhiều nhất nhé. Trong vô vàn những kiểu cho con bú bình, khoa học đã chứng minh có 3 kiểu thông dụng nhất, bao gồm tư thế một bên, tựa vào lòng mẹ và tựa lên điều. Lúc cho con bú, mẹ đừng quên điều chỉnh phần đầu của con cao hơn phần cơ thể để hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa và nuốt nhiều khí gây chướng bụng nha. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Mẹ cho bé thử nhiều tư thế bú khác nhau để tìm ra tư thế bé cảm thấy thoải mái, ti nhiều nhất nhé

Nếu mẹ muốn tìm hiểu chi tiết từng tư thế cho con bú bình, giúp bé khỏe mạnh, bú no bú ngoan thì đừng quên tham khảo bài viết 3 cách bế cho bé bú bình ngoan, AN TOÀN chống sặc và đầy hơi. Thông tin nóng hổi đây rồi, ấn vào xem ngay mẹ nha! 

4.4. Không gian đặt bé bú bình ồn ào

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Không gian là yếu tố quan trọng, tác động đến quá trình ti bình của bé, nếu mẹ cho con bú ở phòng nhiều tiếng ồn, đông người qua lại thì con sẽ ti ít, thậm chí bỏ ti vì “nhát người. Ngoài ra, bé cưng còn nhiều tò mò về thế giới xung quanh nên thường mất tập trung, nhìn dáo dác nếu thấy có người lạ hoặc tiếng động bất thường, làm bé không tập trung vào quá trình ti bình nữa. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Không gian là yếu tố quan trọng, tác động đến quá trình ti bình của bé, mẹ cho con bú ở phòng nhiều tiếng ồn, đông người qua lại thì con sẽ ti ít, bỏ ti

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Để con ti bình nhiều hơn và không bị phân tâm, mẹ nên đặt bé ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, không có tiếng ồn và đóng kín cửa. Môi trường lý tưởng tưởng nhất là một chiếc giường êm ái, hòa cùng ánh sáng nhè nhẹ, và ít mùi thơm từ bến Organic. Mẹ cũng có thể bật chút nhạc nhẹ để tinh thần con thêm thư thái và kích thích quá trình phát triển trí não. 

4.5. Mẹ cho bé ăn quá nhiều cữ trong ngày

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé cưng sẽ có nhu cầu ti sữa khác nhau, nếu mẹ cho con bú quá nhiều cữ trong ngày thì rất dễ làm bé bị quá tải, lần sau thấy sữa là bé đã sợ, chẳng còn muốn bú nữa. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Mẹ cho bé ăn quá nhiều cữ trong ngày là nguyên nhân khiến bé bỏ ti bình đột ngột

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Nếu mẹ muốn khắc phục tình trạng này thì chỉ cần cân chỉnh lượng sữa phù hợp với độ tuổi của từng bé là được rồi ạ. Để dễ hình dung và cho con bú đủ lượng, Góc của mẹ mời mẹ tham khảo ngay Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi cho bé, tham khảo liền thôi ạ: 

 Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng
Cho bé ti sữa đầy đủ theo từng độ tuổi mẹ nhé

4.6. Mẹ tự ý cho bé uống thuốc – thực phẩm chức năng

1- Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Mẹ thấy bé bỏ bú bình nên lo lắng, tìm mua thuốc về cho con uống hoặc thực phẩm chức năng kích thích con ăn nhiều hơn. Cách làm này không nên chút nào đâu ạ, bởi TS Trần Quốc Cường – giảng viên bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM cho biết những loại thuốc dù là thuốc bổ hay thực phẩm chức năng thì đều cần phải dùng đúng lượng, đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Mẹ tự ý bổ sung chẳng những ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con, dẫn đến những biến chứng liên quan đến gan, thận,… mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ như đau mỏi, chán ăn, bỏ ti bình. 

2- Hướng dẫn cách xử lý cho mẹ

Trước khi bổ sung bất kì thực phẩm chức năng nào, dù ở dạng viên hay dạng uống thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Bởi bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc, tìm kiếm nguyên nhân con bỏ bú rồi mới kê đơn phù hợp. Mẹ lưu lại để áp dụng về sau nha! 

Trong trường hợp mẹ đang phải dùng thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ thì đừng nên vắt/hút sữa ra bình cho con bú nhé. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung thay thế bằng những dòng sữa công thức có mùi vị tương đồng sữa mẹ. Đến khi cơ thể khỏe hẳn, mẹ ngừng dùng thuốc/thực phẩm chức năng thì cho con bú lại cũng không muộn. 

Bé bỏ bú do các yếu tố bên ngoài
Trước khi bổ sung bất kì thực phẩm chức năng nào, dù ở dạng viên hay dạng uống thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước

Như vậy, mẹ đã biết được 20 nguyên nhân tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ và cách xử lý chuẩn khoa học. Trong quá trình này, mẹ đừng nên cáu gắt hay mất kiên nhẫn vì sẽ ảnh hưởng đến tình cảm của hai mẹ con, thay vào đó mẹ nên nhẹ nhàng khuyên nhủ và đồng hành cùng con. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về bất kể vấn đề gì liên quan đến sinh sản, chăm sóc con nhỏ thì đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh nhất nhé! 

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? 20 lý do mẹ không ngờ tới”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0