Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

[GIẢI ĐÁP] Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

“Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?” là câu hỏi của rất nhiều mẹ bỉm. Mẹ không nên cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước vì thận bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn yếu. Nước có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu sữa, khiến bé có nguy cơ bị nhiễm độc nước gây nhiễm trùng, tiêu chảy. Tại sao vậy? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!

Không nên cho bé sơ sinh dưới 6 tháng uống nước
Không nên cho bé sơ sinh dưới 6 tháng uống nước

1. Tác hại khi cho bé sơ sinh dưới 6 tháng uống nước

1.1. Ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu sữa

Dạ dày của bé sơ sinh rất nhỏ, bé rất nhanh no bụng và cũng nhanh đói nên mẹ thường phải cho bé bú nhiều lần trong ngày. Cho bé uống nước sẽ tạo cảm giác no, bé lười bú hơn, lâu dài bé sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và chậm lớn đó ạ!

Nước khiến bé sơ sinh giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ
Nước khiến bé sơ sinh giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ

1.2. Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, tiêu chảy

Dù là nước sạch đã đun sôi nhưng khả năng tích tụ lại vi khuẩn, bụi trong không khí vẫn rất cao. Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này vẫn còn đang phát triển nên rất nhạy cảm với các tác nhân nguy hiểm. Nếu uống phải nước chứa mầm bệnh, bé chưa thể tự bảo vệ được mình nên dễ bị nhiễm trùng, tiêu chảy. 

1.3. Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc nước

Cho bé uống nước sẽ làm máu bị loãng, dẫn đến nồng độ các chất điện giải quan trọng trong máu cũng bị loãng, đặc biệt là natri. Lâu dài khiến bé bị hạ natri máu, dẫn đến tình trạng co giật hoặc hôn mê.

Quan sát thấy con có các dấu hiệu: buồn nôn và nôn, thẫn thờ, đau đầu, hạ thân nhiệt, có nguy cơ con bị nhiễm độc nước đó mẹ..

Nhiễm độc nước khiến bé hay buồn nôn và nôn
Nhiễm độc nước khiến bé hay buồn nôn và nôn

1.4. Tác động tiêu cực đến khả năng sản xuất sữa của mẹ

Theo các chuyên gia, việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng sản xuất sữa của mẹ. Khi uống nước, nước làm bé no bụng và bỏ bú mẹ khiến sữa mẹ không đều. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormon ức chế việc sản xuất sữa, dần ngừng sản xuất sữa lại. 

2. Sữa là nguồn cung cấp đủ nước cho bé dưới 6 tháng

Bé dưới 6 tháng tuổi không có nhu cầu uống nước thêm vì đã được cung cấp đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Với bé bú mẹ hoàn toàn: Lượng nước có trong sữa mẹ chiếm tới 80%, hoàn toàn đáp ứng mọi nhu cầu uống nước của bé. Mẹ cho con bú đủ lượng sữa con cần mỗi ngày là con sẽ không cần uống thêm nước lọc đâu ạ. 

Xem thêm: Bảng chuẩn lượng sữa cho bé sơ sinh theo tháng tuổi và cân nặng

Lượng nước có trong sữa mẹ chiếm tới 80%, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bé khi bé khát
Lượng nước có trong sữa mẹ chiếm tới 80%, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bé khi bé khát

Với bé bú sữa công thức: Sữa công thức có chứa thành phần dưỡng tương tự sữa mẹ, vừa cung cấp đủ nước cho bé, vừa bổ sung chất dinh dưỡng bảo vệ cơ thể giúp bé phát triển toàn diện. 

Với bé uống sữa công thức đã được 4 – 5 tháng tuổi và mẹ cho ăn dặm sớm, thỉnh thoảng mẹ có thể cân nhắc cho bé uống một chút nước nhưng tối đa chỉ 30ml/ngày. Thời điểm mới ăn dặm bé rất dễ bị táo bón, uống thêm một chút nước mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón ở hiệu quả đó ạ!

Sữa công thức có thể thay thế sữa mẹ cung cấp nước và các dưỡng chất cho bé
Sữa công thức có thể thay thế sữa mẹ cung cấp nước và các dưỡng chất cho bé

Lưu ý cho mẹ: Mẹ nên hỏi bác sĩ nếu có ý định cho bé uống thêm nước mỗi ngày với những bé dưới 6 tháng tuổi để yên tâm nhất nhé!

3. Bé ở tháng tuổi nào có thể uống nước – hướng dẫn cách uống khoa học 

3.1. Thời điểm thích hợp cho bé bắt đầu tập uống nước 

Thời điểm thích hợp cho bé bắt đầu uống nước là khi bé bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi). Lúc này, hầu hết các hệ cơ quan của bé đã tạm thời hoàn thiện, việc tiêu hóa thức ăn và nước ít gây tác hại đến bé hơn. 

Ngoài ra, bé uống nước ở độ tuổi này còn giúp bé ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bởi khi cơ thể được cung cấp đủ nước, phân bé sẽ mềm hơn, bé đi “ị” dễ hơn.

Thời điểm thích hợp cho bé bắt đầu tập uống nước là từ 6 tháng tuổi
Thời điểm thích hợp cho bé bắt đầu tập uống nước là từ 6 tháng tuổi

3.2. Cho bé trên 6 tháng uống nước đúng cách 

3.2.1. Lượng nước cho bé uống trong ngày

Tuỳ theo tháng tuổi của bé mà lượng nước bé cần trong ngày sẽ khác nhau:

  • Bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Tùy vào lượng sữa bé bú mẹ, lượng sữa công thức bé uống trong ngày và tình trạng cơ thể của bé mà mẹ điều chỉnh cho bé uống thêm nước cho hợp lý. Lượng nước trung bình nên cho bé uống trong giai đoạn này là từ 125 – 250ml, khoảng từ nửa ly đến 1 ly nước.
  • Bé từ 1 – 2 tuổi: Bé nên uống 250ml/ngày đối với bé 1 tuổi và 500ml/ngày đối với bé 2 tuổi.

3.2.2. Thời điểm không nên cho bé uống nước

Khi cho bé uống nước, mẹ tránh 3 thời điểm sau: 

  • Ngay trước bữa ăn: Dạ dày bé rất nhỏ, uống nước khi ăn sẽ chiếm một phần chỗ ở dạ dày khiến bé nhanh no, không muốn ăn đó ạ.
  • Ngay sau bữa ăn: Mẹ nên đợi 30 phút sau ăn vì bé vừa ăn no nếu uống thêm nước dễ bị đầy bụng, nôn trớ.
  • Trong bữa ăn: Vì khi uống nước như vậy khiến bé không chịu nhai kỹ thức ăn mà nuốt thức ăn luôn cùng với nước. Việc này khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn nên dễ bị tổn thương hơn.
  • Trước khi đi ngủ: Không cho bé uống nước ngay trước khi đi ngủ vì dễ gây gián đoạn giấc ngủ của bé do tè dầm.
Không cho bé uống nước ngay trước khi đi ngủ vì dễ gây gián đoạn giấc ngủ của bé
Không cho bé uống nước ngay trước khi đi ngủ vì dễ gây gián đoạn giấc ngủ của bé

3.2.3. Cách cho bé uống nước

Với bé 6 – 12 tháng: Mẹ đút từng thìa nhỏ hoặc cho vào bình sữa để bé tập uống. Vì đường ruột của bé có kích thước nhỏ nên việc đút từng thìa nước hoặc cho bé bú bình sẽ tránh kiến bé bị sặc hoặc nghẹn nước. 

Lưu ý cho mẹ: Mẹ nên hỏi bác sĩ nếu có ý định cho bé uống thêm nước mỗi ngày với những bé dưới 6 tháng tuổi để yên tâm nhất nhé!

Lưu ý cho mẹ: Nếu cho bé uống nước bằng bình, mẹ chú ý chọn chất liệu thủy tinh – chất liệu hoàn toàn từ cát tự nhiên siêu cứng rơi không vỡ, đảm bảo an toàn tối đa cho bé. Nếu chọn chất liệu nhựa, mẹ cần chọn loại không có chất độc hoá học BPA (trên bao bì ký hiệu BPA free), tránh gây ảnh hưởng xấu đến con như: làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư,…

Bình sữa thuỷ tinh giúp bé ăn ngon miệng và an toàn
Bình sữa thuỷ tinh giúp bé ăn ngon miệng và an toàn

Với bé trên 1 tuổi: Mẹ tập cho bé uống bằng cốc vì lúc này bé tự lập và tự điều chỉnh được ngụm nước uống vào sao cho hợp lý để không bị sặc. Tuy nhiên, mẹ nên dùng tay đỡ cốc cùng bé để tránh bé đổ hết nước vào người nhé!

3.2.4. Loại nước cho bé uống

Không phải loại nước người lớn uống được là con cũng uống được đâu ạ. Chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé uống 2 loại nước sau: 

  • Nước lọc đun sôi trong ngày: Nước lọc đun sôi an toàn với bé vì quá trình đun ở nhiệt độ cao đã tiêu diệt vi khuẩn trong nước. Mẹ lưu ý chỉ cho bé uống trong ngày, không nên đun lại nhiều lần vì nước sau khi để nguội sẽ tiếp tục tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trong môi trường, tiếp tục sử dụng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
  • Nước ép hoa quả, nước canh rau,… Loại nước này vừa bổ sung thêm nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bé. Mẹ nào sử dụng nước ép hoa quả, nên pha loãng nước ép hoa quả với nước ấm, đảm bảo nhiệt độ nước cho bé uống ở khoảng 40 độ C, giúp bé tránh bị lạnh bụng. Nếu sử dụng nước canh rau, mẹ hạn chế cho muối vì có thể làm thận bé bị tổn thương đó ạ.
Nước ép hoa quả vừa bổ sung vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho bé
Nước ép hoa quả vừa bổ sung vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho bé

Mẹ lưu ý: Không cho bé uống các loại nước ngọt đóng chai, nước chứa nhiều đường vì nhiều đường làm cho bé giảm cảm giác thèm ăn, lâu dần con bị thiếu dưỡng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng. 

3.2.5. Quan sát phản ứng của bé khi tập uống nước

Khi bé thử uống nước, mẹ nên quan sát phản ứng của bé để xem bé có dấu hiệu nào bất thường không. Một số biểu hiện bất thường thường thấy ở bé khi uống nước như:

1 – Bé không chịu uống nước: Nguyên nhân chủ yếu là do mùi vị của nước khác mùi vị của sữa mà bé vẫn đang ăn, khiến bé không quen. Mẹ khắc phục tình trạng này bằng cách thay nước đun sôi bằng các loại nước ép hoa quả, nước canh rau… trang trí bình nước của bé bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thu hút bé.

Bé không chịu uống nước do mùi vị của nước khác mùi vị của sữa mà bé vẫn đang ăn, khiến bé không quen
Bé không chịu uống nước do mùi vị của nước khác mùi vị của sữa mà bé vẫn đang ăn, khiến bé không quen

2 – Bé bị nôn khi uống nước: Nguyên nhân có thể do bé mặc quần áo quá chật làm phần bụng bị ép lại hoặc tư thế uống của bé không đúng khiến nước bị trào ngược. Hoặc do mẹ cho bé uống ngay sau khi vừa ăn no, bé bị đầy bụng và gây nôn trớ.
Mẹ nên cho bé uống nước ở tư thế thẳng người, không mặc đồ quá bó bụng và không cho bé uống thêm nước ngay sau khi vừa ăn no. Nếu bé bị nôn nhiều, da tím lại, khó thở mẹ nên mau chóng đưa bé gặp bác sĩ.

3 – Bé sặc nước: Chủ yếu là do lượng nước bé uống vào quá nhiều khiến nước bị sặc từ thực quản sang khí quản. Trong trường hợp bé chỉ bị ho,mẹ chỉ cần vỗ nhẹ lưng bé để tống hết nước ở khí quản ra ngoài là được. 

Mẹ cho bé uống ngay sau khi vừa ăn no khiến bé bị đầy bụng và gây nôn trớ
Mẹ cho bé uống ngay sau khi vừa ăn no khiến bé bị đầy bụng và gây nôn trớ

Nếu mẹ thấy bé sau khi bị sặc có xu hướng hít vào gia tăng thì có nguy cơ nước đã tràn sang màng phổi. Lúc này mẹ nên cầm tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Với những bé từ 6 – 12 tháng tuổi, mẹ nên dùng thìa đút hoặc cho bé tự bú bình để tránh bị sặc nước nhé!

4. Hỏi – đáp về vấn đề uống nước ở bé sơ sinh

4.1. Cho bé sơ sinh uống nước đường được không?

Mẹ không nên cho bé sơ sinh uống nước đường vì các sản phẩm nước đường không chứa chất dinh dưỡng, nếu sử dụng khiến bé giảm cảm giác thèm ăn, gây biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

4.2. Có nên cho bé dưới 6 tháng uống nước dừa?

Không nên cho bé dưới 6 tháng uống nước dừa vì bé dưới 6 tháng không cần bổ sung bất kỳ loại nước gì ngoài sữa. Ngoài ra, việc uống nước dừa lúc này còn có thể khiến con bị dị ứng đó mẹ.

Không nên cho bé dưới 6 tháng uống nước dừa
Không nên cho bé dưới 6 tháng uống nước dừa

4.3. Có nên cho bé sơ sinh uống nước tráng miệng?

  • Bé dưới 6 tháng: Không nên mẹ nhé, vì lượng nước từ sữa mẹ đã đủ để cung cấp cho nhu cầu của bé rồi. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của con còn yếu dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nước, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
  • Bé trên 6 tháng: Có thể cho bé sơ sinh uống nước tráng miệng sau khi bú nhưng chỉ 1-2 thìa nhỏ nước đun sôi để nguội để làm sạch những cặn sữa bám trong miệng bé.

Hi vọng qua bài viết này, góc của mẹ đã giúp mẹ giải đáp hết các thắc mắc về việc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước. Nếu mẹ còn phần nào chưa hiểu hoặc còn có câu hỏi về vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “[GIẢI ĐÁP] Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

[GIẢI ĐÁP] Bé ăn dặm xong có nên uống nước không?
[GIẢI ĐÁP] Bé ăn dặm xong có nên uống nước không?
Mẹ băn khoăn trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không? Giống như người lớn, trẻ ăn dặm blw xong nên được uống nước mẹ ạ! Không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, uống nước còn giúp ngăn táo bón, giảm nôn trớ cho bé! Tại sao vậy? Mẹ tìm hiểu bài viết sau […]
Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhất định mẹ CẦN TRÁNH
Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhất định mẹ CẦN TRÁNH
Lần đầu chăm con khiến mẹ lo lắng, làm gì cũng sợ sai, sợ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Nhưng mẹ đừng lo, việc chăm sóc bé sơ sinh không quá khó đâu mẹ ạ! Góc của mẹ đã chỉ ra đầy đủ những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh […]
Bật mí các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mới nhất
Bật mí các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mới nhất
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc cần rất nhiều thời gian và công sức. Bé mới sinh cần được chăm sóc một cách cẩn thận để phát triển khỏe mạnh. Việc này tưởng chừng như rất khó khăn, nhất là với những người lần đầu làm bố mẹ. Sự thiếu kinh nghiệm sẽ […]
Giỏ hàng 0