Thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến trẻ bị viêm họng. Đây là một tình trạng vô cùng phổ biến ở trẻ, nhưng liệu Mẹ đã biết cách xử lý hiệu quả cho bé nhà mình chưa? Vậy các Mẹ còn chờ gì mà không tìm hiểu ngay thôi nào?
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé nhà mình bị viêm họng. Một số tác nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Virus: trẻ bị viêm họng do virus thường có những biểu hiện đi kèm theo như: sốt cao, quấy khóc,…
- Do liên cầu khuẩn: vi khuẩn Streptococcus là tác nhân khiến cổ họng bé trở nên đau rát, sưng.
- Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết vào giai đoạn giao mùa làm cơ thể bé không thích nghi kịp, dễ dẫn đến viêm họng.
- Tiếp xúc với chất gây kích ứng trong không khí như: lông vật nuôi (lông chó,mèo,…), phấn hoa, khói thuốc lá,…
- Môi trường ô nhiễm không khí (bụi mịn trong không khí).
2. Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm họng
Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường sẽ quấy khóc, cáu kỉnh hơn bình thường, đồng thời trở nên biếng ăn hơn do cảm giác khó chịu mỗi khi nuốt.
Một số triệu chứng đặc trưng khi bé bị viêm họng: ho khan, ho có đờm, khàn tiếng, amidan đỏ tấy (có thể quan sát bằng mắt thường), sốt, nôn.
Ngoài ra, Mẹ cần lưu ý phân biệt:
- Đau họng do nhiễm virus gây ra thường kèm theo sổ mũi, ho, sốt, mệt mỏi và biếng ăn.
- Đau họng do nhiễm trùng do vi khuẩn có thể đi kèm với các hạch bạch huyết mở rộng hoặc amindan sưng (có các đốm trắng).
3. Cách chữa khi trẻ bị viêm họng
Viêm họng là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến những hậu quả lớn tới sức khỏe của trẻ sau này. Vậy Mẹ phải làm gì khi trẻ bị viêm họng bây giờ? Các Mẹ hãy tham khảo thử những cách dưới đây nhé!
3.1 Dùng rau diếp cá
Rau diếp cá có chứa thành phần giúp kháng viêm tốt, lành tính đối với trẻ nhỏ nên Mẹ hoàn toàn yên tâm nha. Mẹ hãy hái 1 nắm lá diếp cá, sau đó rửa sạch rồi nấu với cháo loãng. Khi cháo chín cho thêm chút đường tạo vị ngọt để trẻ dễ uống hơn. Mỗi lần, Mẹ cho bé uống khoảng 10ml, ngày uống 3 lần.
3.2 Hấp lá húng chanh với đường phèn
Mẹ chỉ cần thái nhỏ 1 nắm lá húng chanh, sau đó trộn với đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy. Hấp xong, mẹ chắt phần siro rồi cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
3.3 Dùng lá hẹ chưng đường phèn
Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, sau đó rửa sạch, thái thành các khúc nhỏ rồi trộn chung với đường phèn rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Phần siro này Mẹ cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ chần 2 thìa là đủ.
3.4 Sử dụng thuốc
Trẻ bị viêm họng thường đi kèm các triệu chứng như: sốt, ho và sổ mũi. Để làm giảm bớt các triệu chứng này, Mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt và cho bé nghỉ ngơi nhiều. Tuy nhiên, Mẹ cần lưu ý không được cho bé uống thuốc một cách bừa bãi mà phải tuân thủ theo lời khuyên, chỉ định của bác sỹ.
Nếu các dấu hiệu viêm họng của bé có chiều hướng xấu đi, Mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt, tránh việc để lâu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa hoặc nặng hơn nữa có thể là viêm màng não.
Mẹ cần lưu ý cho bé nhà mình đi khám ngay khi bé có những triệu chứng bệnh dưới đây:
- Đau trong khoang miệng.
- Bé sốt cao trên 38ºC (với trẻ dưới 3 tháng tuổi), trên 38.3ºC (với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi) và trên 39ºC (với bé từ 6 tháng tuổi trở lên).
- Cổ họng sưng tấy, không thể mở to miệng, hô hấp khó khăn.
4. Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng
Để giúp bé thoải mái hơn, các Mẹ cần lưu ý những điều này nhé!
4.1 Cho bé uống nhiều nước
Khi trẻ bị viêm họng, cổ họng bị rát nên bé thường không muốn bú mẹ hay uống nước. Do đó mẹ cần đảm bảo rằng bé được bổ sung đủ nước để tránh bị khô họng, mất nước.
- Nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì Mẹ nên cho bú thường xuyên hoặc pha sữa theo công thức cho bé uống.
- Nếu bé trên 6 tháng tuổi thì Mẹ nên cho uống nước ấm. Mẹ có thể pha thêm mật ong để tăng thêm hiệu quả nhưng Mẹ đừng cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nhé tránh nguy cơ bị ngộ độc.
4.2 Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí quá khô có thể làm cho da, mũi và cổ họng trẻ bị khô dẫn đến viêm họng. Đồng thời, điều này cũng tác động tiêu cực đến những triệu chứng viêm họng ở trẻ. Để không khí trong căn phòng của bé luôn ở độ ẩm nhất định, Mẹ có thể sử dụng máy phun sương.
4.3 Chú ý đến chế độ ăn của trẻ
Khi cổ họng bị đau, em bé rất dễ chán ăn. Mẹ có thể sử dụng thức ăn dạng lỏng, sệt để bé dễ nuốt như cháo, súp để bé dễ ăn hơn.
Mẹ có thể tham khảo thêm một số món dưới đây cho bé:
Súp khoai lang cho bé ăn dặm, những công thức mẹ không thể bỏ qua
Hướng dẫn nấu súp ngô cho bé ăn dặm bổ dưỡng và hấp dẫn không thể bỏ qua
Mách mẹ cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon
4.4 Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Tiêm vacxin đầy đủ cho bé giúp tăng cường sức đề kháng.
- Sữa Mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, vậy Mẹ nên cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa Mẹ trong thời gian đầu.
- Giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, nhất là khu vực Tai – Mũi – Họng.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, sắt, …
- Cho bé ăn ngủ đủ giấc.
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn hoặc các tác nhân gây kích ứng khác.
Như vậy, Mẹ đã biết nên làm gì khi trẻ bị viêm họng chưa? Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích cho Mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của bé.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị ho – Chuẩn bị kiến thức để ứng phó kịp thời
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách – mẹ đã biết chưa?
Nguồn tham khảo: