Thời tiết khô hanh khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị khô căng, nứt nẻ, thậm chí nhiễm khuẩn. Mẹ băn khoăn không biết chăm sóc thế nào để con khoẻ mạnh, da mịn màng. Bí quyết cho mẹ đây ạ! Với 8 lưu ý và 5 mẹo đến từ chuyên gia, mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô khoa học ngay thôi!
Mục lục
1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô
Thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp khiến da bé mất nước, nứt nẻ. Do đó, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh da, đảm bảo độ ẩm cần thiết và tăng cường dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho bé.
1.1. Tránh dùng nước quá nóng cho bé
Tháng 11 và tháng 12 thời tiết chuyển hanh khô và rét, những lúc tắm cho bé, mẹ nào cũng sợ con bị lạnh. Với tâm lý đó, một số mẹ pha nước tắm nóng hơn một chút vì nghĩ như vậy sẽ tránh cảm lạnh cho con. Nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai mẹ ạ! Nước nóng trên 45 độ C khiến da mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên, dễ bị khô, bé dễ gặp các vấn đề về da hơn.
Do đó, dù là mùa lạnh hay mùa nóng, mẹ chỉ nên tắm cho con ở nhiệt độ nước khoảng 35 – 38 độ C. Nhiệt độ này phù hợp với thân nhiệt của con, không khiến con bị nóng quá hay lạnh quá đâu ạ!
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
- Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm: Mùa lạnh, tay mẹ cũng lạnh hơn, nếu mẹ dùng tay để thử nhiệt độ nước tắm thì rất dễ cảm nhận sai về nhiệt độ. Tốt nhất, mẹ sử dụng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước tắm cho con.
- Thời gian tắm không quá 5 phút: Tắm lâu hơn thời gian này con rất dễ bị nhiễm lạnh đấy mẹ ạ!
1.2. Đảm bảo độ ẩm không khí trong nhà
Lý do da bé dễ bị mất nước vào mùa hanh khô là do môi trường bên ngoài quá khô hanh (20 – 30%). Do đó, để da bé không bị mất nước, khô, mẹ cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở mức 40 – 50%. Một vài cách giữ độ ẩm trong nhà cho mẹ:
- Sử dụng thiết bị tạo độ ẩm như máy xông hơi nước.
- Mẹ bật điều hòa ấm cho con, đừng quên đặt chậu nước sạch giúp cân bằng độ ẩm trong phòng.
1.3. Cho bé mặc quần áo chất liệu mềm mại, thoáng mát
Những ngày hanh khô gió về, mẹ sợ bé lạnh nên mặc nhiều lớp áo dày cho con. Tuy nhiên, quần áo quá dày thường bí bách, khiến da con không được trao đổi không khí với bên ngoài, dễ bị hầm bí, nóng bức khiến con toát mồ hôi, nhiễm lạnh ngược đó mẹ ạ!
Do đó, khi chọn quần áo mùa lạnh cho con, mẹ ưu tiên chọn chất liệu vải cotton mềm mại, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, thay vì mặc cho con 1 – 2 lớp áo dày cộp, mẹ mặc 2 lớp áo mỏng bên trong, 1 lớp áo dày hơn bên ngoài, như vậy con vẫn đủ ấm mà không bị bí bách đâu ạ.
Lưu ý cho mẹ: Với quần áo con mặc hàng ngày, mẹ không giặt bằng nước giặt xả người lớn vì chứa nhiều chất lưu hương hoá học, chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng da. Mẹ chọn nước giặt xả chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên để lành tính nhất với da con.
1.4. Hạn chế cho bé ra ngoài, đặc biệt là những nơi bụi bặm
Thời tiết hanh khô, không gian bên ngoài chứa rất nhiều bụi bặm đồng thời độ ẩm cũng thấp hơn trong nhà. Vì vậy, mẹ hạn chế cho bé ra khỏi nhà để tránh các tổn thương da hoặc các bệnh về đường hô hấp.
Nếu có việc cần thiết phải cho bé ra ngoài, mẹ nhớ dùng mũ có màn chắn bụi, sau khi về nhà thì vệ sinh mắt, mũi cẩn thận cho con mẹ nhé!
1.5. Cho bé uống nhiều nước
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, giúp duy trì độ ẩm cho da, nhất là trong thời tiết hanh khô. Trong sữa mẹ, nước chiếm phần lớn (80%). Vì vậy với trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ chính là cách bổ sung nước tốt nhất. Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, ít nhất 8 – 12 lần mỗi ngày.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé uống nước để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh nước lọc, mẹ cho bé uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất mẹ nhé!
1.6. Tăng cường rau quả giàu vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin, khoáng chất không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp da bé khỏe mạnh, hồng hào, hạn chế tình trạng khô da.
- Nếu bé đang bú mẹ: Để sữa mẹ cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất cho bé, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng như cam, ổi, kiwi, đu đủ, dâu tây…
- Nếu bé đã biết ăn dặm: Mẹ cho bé dùng nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. Nên nhớ phải pha loãng nước trái cây theo tỷ lệ 1:10 (1 phần nước ép, 10 phần nước lọc) để con dễ uống hơn mẹ nhé!
1.7. Giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng
Giữ da bé sạch sẽ, khô thoáng là việc làm cần thiết không chỉ ở mùa hanh khô đâu ạ. Nếu da bé không sạch sẽ, các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh làm phá vỡ hàng rào bảo vệ, xâm nhập vào trong gây viêm da. Mẹ lưu ý một số điều sau:
- Tắm cho bé hàng ngày hoặc cách ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé sơ sinh, thành phần tự nhiên để an toàn, lành tính nhất với da con.
- Khoảng 2h/lần mẹ kiểm tra xem áo trong của bé có ướt không, bé có bị toát mồ hôi lưng hay không. Nếu có, mẹ lau khô lưng, thay áo trong và mặc ít áo hơn cho con vì con đang nóng đấy ạ!
- Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, chăn, ga, gối, đệm, đồ chơi của bé 1 tuần/lần để tránh vi khuẩn tích tụ, tấn công da con.
1.8. Dưỡng ẩm cho da bé mỗi ngày
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô bên cạnh việc làm sạch da cho bé, mẹ đừng quên dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày để da con mịn màng nhé! Một số lưu ý khi dùng kem dưỡng ẩm cho bé:
- Chọn sản phẩm chuyên dụng cho bé sơ sinh, ưu tiên loại có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính. Mẹ tuyệt đối không dùng kem dưỡng ẩm của người lớn thoa cho bé vì da bé rất nhạy cảm, dễ dị ứng, mẩn đỏ.
- Nên thoa kem khi bé mới tắm xong để kem thẩm thấu tốt nhất vào da.
2. Các vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh mùa hanh khô và dấu hiệu nhận biết
Thời tiết hanh khô, nếu mẹ không duy trì tốt độ ẩm của da, bé sẽ gặp các vấn đề về da như nẻ, chàm sữa, hăm tã, vảy nến… Dưới đây là một số mẹo phòng tránh, mẹ theo dõi nhé!
2.1. Chàm sữa
Chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính, không lây thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ có cơ địa dị ứng. Thời tiết hanh khô là yếu tố kích thích làm tình trạng chàm sữa của trẻ nặng hơn.
Biểu hiện: Lúc đầu chàm sữa chỉ là vết mẩn đỏ, sau đó thành mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu… thường xuất hiện ở mặt, hai bên má có thể lan ra toàn thân mình.
Cách phòng tránh:
- Vệ sinh vùng mặt, miệng sau mỗi lần trẻ bú sữa.
- Không cho bé tắm quá lâu với xà phòng, sữa tắm. Nên dùng sữa tắm dành riêng cho bé.
- Không cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng len, hoặc sợi tổng hợp thô rát, không thấm hút mồ hôi.
2.2. Hăm tã
Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Da trẻ sơ sinh nhạy cảm kết hợp với thời tiết hanh khô khiến hăm tã trở thành vấn đề quen thuộc ở bé sơ sinh trong giai đoạn mang tã.
Biểu hiện: Da vùng mặc tã ửng đỏ, sáng bóng, sưng phồng,chạm vào thấy nóng.
Cách phòng tránh:
- Vệ sinh vùng mông, bẹn sạch sẽ cho sau mỗi lần trẻ đi tiêu, đi tiểu.
- Thay tã cho trẻ thường xuyên.
- Rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
- Dùng loại tã lót ít hóa chất.
2.3. Nẻ
Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm do lớp thượng bì, tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, chưa có lớp bã nhờn. Mùa hanh khô lại càng khiến da trẻ bị mất nước, gây nên tình trạng nẻ, đặc biệt là ở má.
Biểu hiện: Hai bên má hồng, bong tróc da, ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ có xu hướng dùng tay chà vào má.
Cách phòng tránh:
- Tăng cữ bú giúp làn da trẻ có đủ lượng nước cần thiết.
- Dùng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ.
- Không tắm cho trẻ bằng nước quá nóng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
2.4. Ngứa do khô, lạnh
Thời tiết khô, lạnh làm da bé rất dễ mất nước, khô và yếu đi, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm, ngứa da bé. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bé gãi, Nếu bé gãi nhiều sẽ làm tăng sự xâm nhập của vi khuẩn làm cho tình trạng ngứa ngày càng lan rộng.
Cách phòng tránh:
- Giữ ẩm cho trẻ bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng bé, dùng kem dưỡng ẩm.
- Vệ sinh da sạch sẽ.
- Không chà sát mạnh lên da trẻ.
- Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
2.5. Vảy nến
Vảy nến là tình trạng viêm mạn tính ở da do đẩy nhanh quá trình phát triển các tế bào da mới khiến cho các tế bào da cũ, da mới không kịp thay thế nhau mà dồn đọng lại tạo thành mảng dày. Bệnh thường xuất hiện trên các tổn thương da cũ như chàm, nẻ, viêm da…
Biểu hiện: Mảng da đỏ có vảy trắng phủ lên bề mặt, dễ bong, trẻ quấy khóc do ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh tiến triển dai dẳng, có thể gây biến chứng viêm, biến dạng khớp xương.
Cách phòng tránh:
- Giữ vệ sinh thân thể bé sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Bú mẹ để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng khô da.
Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!
Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.
Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và voucher trị giá 200k đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!
3. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô
3.1. Trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc có nguy hiểm không?
Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị bong tróc có thể vừa là tình trạng sinh lý bình thường, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vảy nến. Hai bệnh này tuy hay gặp ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu nhưng không nguy hiểm.
Để cải thiện tình trạng da khô, bong tróc, mẹ cần duy trì độ ẩm của da bé bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, không tắm nước quá nóng… cho bé.
3.2. Da trẻ bị khô là thiếu chất gì?
Nguyên nhân của việc da trẻ bị khô là do thiếu vitamin A. Vitamin A cần thiết cho việc bảo vệ sự toàn vẹn của tổ chức biểu mô ở da. Khi trẻ thiếu vitamin A, tuyến nhờn ở da kém hoạt động khiến cho da bị khô, ngứa, xù xì, tróc vảy.
Với trẻ sơ sinh, bú mẹ là việc bổ sung vitamin A hiệu quả nhất. Do đó, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như: gan động vật, các loại cá béo như cá thu, cá trích, thịt bò, sữa, các loại rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm: cà rốt, khoai lang, gấc, đu đủ, rau ngót, rau mồng tơi…
Như vậy qua bài viết trên đây, chắc hẳn mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô rồi. Hãy áp dụng các cách trên để bé yêu luôn mạnh khỏe và phát triển tốt mẹ nhé! Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp nhé mẹ.