Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

LỊCH ĂN BÉ 1 TUỔI ĐỦ DINH DƯỠNG ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Lịch ăn bé 1 tuổi là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình dạy con khôn lớn. Ngoài yếu tố di truyền hay thói quen sinh hoạt, thì chế độ dinh dưỡng từ tháng thứ 12 đóng vai trò thiết yếu đến khả năng phát triển của bé. Bố mẹ nhất thiết không được xem thường vấn đề này, từ đó sẽ có định hướng đúng đắn trong quá trình cho con ăn.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi

Trung bình, bé trai 1 tuổi nặng khoảng 9-10kg, dài từ 75-76cm. Con số này với bé gái 1 tuổi là 8-9kg, chiều dài khoảng 74cm. Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu những bước phát triển quan trọng đầu tiên, đó là lẫy, bò, tập đứng, cuối cùng là tập đi. Về mặt ngôn ngữ, bé cũng có thể nói những tiếng “bi bô” đơn giản. Bé nào nhanh nhạy có thể gọi bố, mẹ là điều hết sức bình thường.

1 tuổi bé ăn gì dường như là câu hỏi gây ra nhiều cuộc tranh cãi giữa cả chuyên gia dinh dưỡng lẫn nhiều gia đình. Có người cho rằng bé không nên tập ăn cơm, chỉ ăn cháo hoặc bột. Có người lại phản đối và sẵn sàng cho con tập ăn các loại thức ăn cứng hơn. Nói chung, bố mẹ nên dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của con để đưa ra các quyết định phù hợp. Đồng thời, mẹ cần tham khảo ý kiến từ các nguồn uy tín, thậm chí là từ các bác sỹ nhi chứ không nên tự quyết định.

Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm
Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Lịch ăn bé 1 tuổi đủ dinh dưỡng gồm những gì?

Lịch ăn bé 1 tuổi đủ dinh dưỡng gồm những gì?
Lịch ăn bé 1 tuổi đủ dinh dưỡng gồm những gì?

Bé 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ trong một ngày? Theo các chuyên gia, bố mẹ cần cho bé ăn 3 bữa chính một ngày, xen kẽ vào đó là 3-4 bữa bú sữa mẹ. Mỗi ngày, bé 1 tuổi cần khoảng 1000 Calories để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng khám phá thế giới. Với 1000 Calories này, bố mẹ cần phân chia thành hai nhóm dinh dưỡng: mang lại năng lượng và không mang lại năng lượng.

Xem thêm:

Mẹ cần lưu ý những gì khi dùng Vitamin tổng hợp cho bé 1 tuổi

Thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm – ăn đến đâu hết đến đấy

2.1. Nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng

  • Chất bột: gạo và ngũ cốc có chứa chất này
  • Chất đạm: có nhiều trong cá, cua, tôm, các loại thịt, trứng, sữa, các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,…). Thực phẩm nhiều đạm cung cấp protein và canxi giúp bé tăng chiều cao và có một khung xương bền vững
  • Chất béo: đây là dưỡng chất rất cần thiết cho bé, trái với suy nghĩ của bố mẹ là phải tránh dầu mỡ. Chất béo lấy từ dầu mỡ có thể cung cấp năng lượng hiệu quả nhất. Vitamin A, D, E, K và khoáng chất sẽ không thể được hấp thụ nếu thiếu đi chất béo. Do đó, bố mẹ nhất thiết không được phép quên bổ sung chất béo vào trong lịch ăn bé 1 tuổi. Trong đó, 70% chất béo lấy từ động vật, 30% còn lại lấy từ nguồn thực vật.

2.2. Nhóm dinh dưỡng không mang lại năng lượng

  • Chất sắt: có nhiều trong các thịt đỏ lợn, bò, cừu,…
  • Canxi: tối quan trọng để tăng chiều cao cho trẻ. Canxi có thể tìm thấy trong thủy hải sản: tôm, cua, cá. Ngoài ra, trứng, đậu hũ, sữa, sữa chua và phô mai cũng chứa canxi.
  • Vitamin D: nếu không có vitamin D, cơ thể của bé không thể hấp thụ được canxi. Vitamin D có trong bơ, sữa, phô mai… Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn hấp thu Vitamin D hoàn toàn miễn phí.
  • Kẽm: giúp bé ăn ngon miệng hơn, giúp cho bố mẹ xây dựng lịch ăn bé 1 tuổi hiệu quả. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như: lươn, hàu, sò, gan, thịt bò, cá, các loại hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng,…).
  • Iod: có trong tảo biển, muối, hạt nêm.
  • Vitamin A: giúp bé có một hệ đề kháng mạnh hơn, giảm khả năng bị nhiễm trùng. Mẹ có thể nạp Vitamin A cho bé từ rau xanh, các loại củ, quả như: cam, đu đủ, cà rốt, cà chua, xoài,…
  • Vitamin C giúp bé tăng cường hệ thống đề kháng của cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu chất sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, cam, quýt, bưởi, đu đủ, chuối, xoài…

3. Những loại thực phẩm cần thiết trong lịch ăn bé 1 tuổi

Những loại thực phẩm cần thiết trong lịch ăn bé 1 tuổi
Những loại thực phẩm cần thiết trong lịch ăn bé 1 tuổi

3.1. Trái cây có tính mềm

Bé đã có thể cầm nắm ở khoảng thời gian bước vào độ tuổi này. Do đó bố mẹ cứ để bé thoải mái thực hiện việc luyện tập này với các loại trái cây mềm. Lịch ăn bé 1 tuổi cần bổ sung chuối, xoài, dâu tây, lát cam không hạt là những lựa chọn không tồi cho mẹ. Chúng vừa đầy đủ dưỡng chất, vừa vệ sinh, lại có màu sắc sặc sỡ thu hút sự thích thú của bé. Bố mẹ cần thái nhỏ miếng trái cây. Bé vừa dễ cầm nắm, vừa loại bỏ được nguy cơ hóc nghẹn của bé.

3.2. Bột yến mạch

Khi bé 1 tuổi chuyển từ nuốt chửng sang nhai thức ăn, bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời. Đây là loại thực phẩm dễ nhai, không khó nuốt và hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Một bát yến mạch trong lịch ăn bé 1 tuổi có thể giúp bé thu nạp protein, carbs, vitamin, khoáng chất và chất béo có lợi. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể được tìm thấy trong loại thực phẩm này.

3.3. Bé 1 tuổi ăn yến được không?

Ngày nay, các sản phẩm từ yến không còn quá đắt đỏ như trước kia. Với câu hỏi bé 1 tuổi ăn yến hũ được không, Góc của mẹ xin giải đáp thắc mắc cho mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung protein, axit amin, canxi cho bé thông qua yến hũ. Sau khi bé được 1 tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho con sử dụng các sản phẩm từ yến. Đặc biệt, những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn, hay quấy khóc khi ngủ, mắc các bệnh về đường hô hấp rất nên bổ sung yến vào lịch ăn bé 1 tuổi.

4. Lịch ăn bé 1 tuổi cần được phân bổ thời gian như thế nào?

Giờ Sinh hoạt
6h-7h Bé thức dậy (thay bỉm tã, vệ sinh cá nhân,…)
7h-8h Ăn sáng

Mẹ cùng bé dùng bữa sáng với các món như nui, cháo, bột, mì,… Mẹ nên kiểm soát thời gian ăn của bé sao cho không quá 30 phút.

Sau 30 phút mẹ cho bé ăn nhẹ bằng cách uống sữa.

8h-9h Hoạt động thể chất
9h-10h Bé tự chơi
10h-10h30 Ngủ sáng
10h30–11h30 Chơi đùa (kể truyện cho bé, chơi đồ chơi, nô đùa cùng thú cưng,…).
11h30–12h30 Ăn trưa

Bé 1 tuổi cần có một bữa trưa đủ chất trong lịch ăn bé 1 tuổi.

Cho trẻ ngồi tế tự xúc ăn cũng là một cách rèn luyện thú vị cho bé.

12h30-14h  Ngủ trưa
14h–15h Bữa phụ chiều (bé có thể ăn nhẹ như sữa chua, bánh, hoa quả dầm sữa chua, ngũ cốc hoặc uống sữa).
15h–17h Hoạt động tự do
17h–18h Tắm cho bé
18h–19h Ăn tối

Nên tập cho bé ngồi ăn cùng gia đình. Bữa tối có thể cho bé ăn cơm nát, nui, súp,…

19h tối–7h sáng Ngủ giấc đêm

Với lịch ăn cho bé 1 tuổi như trên, mẹ dễ dàng kiểm soát khối lượng cũng như cách thức để con nạp dinh dưỡng phải không nào? Mẹ càng quan tâm sát sao, bé càng được chăm sóc đầy đủ để có một nền tảng dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

Tham khảo:

https://nutrihome.vn/dinh-duong-cho-be-1-tuoi/

https://www.healthline.com/nutrition/food-for-1-year-old

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Minh

Lịch sinh hoạt rất hợp lý

27-02-2022 20:50

Mamamy Admin

Ad cảm ơn nhà mình ạ, nhà mình theo dõi Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều mẹo chăm sóc bé 1 tuổi nha

05-03-2022 11:23


Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0