Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Xử lý nhanh vết mẩn đỏ sau tắm của bé với 4 bước đơn giản

Mẹ đang gặp vấn đề bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ, mẹ không rõ nguyên nhân vì sao và làm thế nào để da con mịn màng trở lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết 4 bước đơn giản để xử lý  tình trạng này cho bé.

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ xử lý nhanh bằng 4 bước
Xử lý nhanh vết mẩn đỏ sau tắm cho bé bằng 4 bước đơn giản

1. Thực hiện ngay 4 bước sau khi bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ

Mẹ lo lắng khi thấy bé nổi mẩn đỏ sau khi tắm. Tuy nhiên, đây là vấn đề ngoài da thường gặp. Mẹ chỉ cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau để làm dịu da cho bé, tránh làm vết mẩn đỏ lan ra rộng hơn mẹ nhé:

  • Bước 1: Tráng lại cơ thể bé bằng nước ấm sạch để loại bỏ tác nhân gây kích ứng
  • Bước 2: Dùng khăn sạch, mềm nhẹ nhàng thấm khô người cho bé
  • Bước 3: Bôi kem giảm ngứa hoặc sử dụng xịt kháng khuẩn để làm dịu da, giảm ngứa và ngăn chặn vết mẩn đỏ lan ra nhanh
  • Bước 4: Đợi khoảng 5 phút để hoạt chất thẩm thấu, da bé khô ráo rồi mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé. Ưu tiên các chất liệu mềm mại thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh,…

Lưu ý: Khi sử dụng kem bôi hay xịt kháng khuẩn mẹ nên chọn loại có thành phần lành tính, dịu nhẹ, dùng được cho cả bé sơ sinh. Khi thực hiện mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng để không làm bé đau, rát nhé.

Ưu tiên sử dụng xịt kháng khuẩn có thành phần thiên nhiên, lành tính
Mẹ ưu tiên sử dụng xịt kháng khuẩn có thành phần thiên nhiên, lành tính cho bé

2. Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ là do đâu?

Bé nổi mẩn đỏ sau khi tắm có thể do rất nhiều nguyên nhân. Để giải quyết được tận gốc vấn đề, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân của tình trạng này để có biện pháp xử lý phù hợp. Một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến bé tắm xong nổi mẩn là:

2.1. Dị ứng nguồn nước

Nước tắm là yếu tố đầu tiên phải kể đến khi bé có hiện tượng nổi mẩn khi tắm. Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc chứa một số thành phần độc hại, hóa chất, vi khuẩn,… có thể khiến da bé bị kích ứng khi tắm.

Nước tắm nhiễm khuẩn hoặc chất hóa học có thể khiến bé bị nổi mẩn sau khi tắm
Nước tắm nhiễm khuẩn hoặc chất hóa học có thể khiến bé bị nổi mẩn sau khi tắm

Làn da của bé rất nhạy cảm nên ngay sau khi tiếp xúc với với các tác nhân này, bé sẽ có dấu hiệu nổi những nốt mẩn li ti, màu đỏ hoặc hồng với mật độ và thường sẽ mọc chủ yếu ở vùng tay, chân, cổ, lưng,… Tình trạng mẩn đỏ sẽ hết sau 30 – 60 phút sau khi bé ngừng tiếp xúc với nguồn nước gây kích ứng.

Ngoài ra, một trường hợp hiếm gặp khác cũng khiến bé nổi mẩn khi tiếp xúc với nước tắm là căn bệnh dị ứng nước. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh này là rất thấp. Bé mắc dị ứng nước thường sẽ bị nổi mẩn đỏ ngay khi tiếp xúc với bất kỳ loại nước nào kể cả nước mắt, mồ hôi. Các nốt mẩn do dị ứng nước thường từ 1 – 3 mm, có màu đỏ hoặc màu da và chủ yếu mọc ở phần thân trên như cánh tay, cổ,…

2.2. Dị ứng với thành phần hóa học trong sản phẩm tắm gội

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ cũng có thể do da bé bị kích ứng hoặc dị ứng với các thành phần hóa học trong sản phẩm tắm gội. Nguy cơ kích ứng thường đến từ 2 sai lầm phổ biến sau:

  • Sử dụng sản phẩm tắm gội của người lớn để tắm cho bé: Các sản phẩm tắm gội của người lớn thường không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé yêu do chứa các chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất bảo quản,… hóa học
  • Sử dụng các sản phẩm tắm gội chứa chất lưu hương hóa học: Một số chất lưu hương thường được dùng nhiều như: Cyclopenta Decanolide, ambroxide, benzyl salicylate, benzyl benzoat, diethyl phthalate, triethyl citrate, osmium tetroxide,… vì chúng có thể giữ mùi thơm lâu hơn và giá thành rẻ
Hãy lựa chọn các sản phẩm tắm gội có thành phần an toàn để bảo vệ làn da của bé
Hãy lựa chọn các sản phẩm tắm gội có thành phần an toàn để bảo vệ làn da của bé

Các chất hóa học tưởng như “thông thường” này lại mang một mối nguy lớn cho sức khỏe của bé vì có thể gây kích ứng, nổi mẩn đỏ, khô da,… Tình trạng kích ứng có thể xảy ra ở toàn thân và thường có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, có thể có mụn nước, da bị khô, bong tróc, rát hoặc ngứa dữ dội,… Chính vì vậy, mẹ tập thói quen tìm hiểu kỹ thành phần sản phẩm tắm gội trước khi sử dụng cho bé, mẹ nhé!

2.3. Dị ứng với chất lưu hương hóa học ở khăn tắm

Ngoài dầu gội, sữa tắm, các thành phần hóa học trong các sản phẩm giặt xả cũng có thể khiến bé dị ứng khi mẹ giặt khăn tắm của bé bằng nước giặt, xả không phù hợp. Các chất lưu hương hóa học trong nước xả vải thường là dẫn xuất của benzen, toluen, clorua,… Chúng tồn tại lâu trong sợi vải khăn tắm, khăn càng có mùi thơm lâu, khả năng gây dị ứng càng cao hơn.

Chất lưu hương hóa học bám trên khăn tắm có thể làm da bé kích ứng
Chất lưu hương hóa học bám trên khăn tắm có thể làm da bé kích ứng

Thời điểm khi bé mới tắm xong da bé sẽ rất yếu và nhạy cảm, khi mẹ lau khô người cho bé bằng khăn có chứa chất lưu hương hóa học có thể khiến bé nổi mẩn sau vài phút cho đến vài giờ tùy vào độ đậm đặc của nước xả vải. Các biểu hiện thường tương tự với dị ứng sản phẩm tắm gội

2.4. Tắm nước quá nóng

Có mẹ vì sợ con bị lạnh khi tắm nên thường xuyên sử dụng nước quá nóng để tắm cho con. Điều này khiến làn da mỏng manh của bé bị nổi mẩn đỏ, khô rát thậm chí tổn thương da. Cảm nhận về độ nóng của mẹ và bé là khác nhau, mẹ thấy nước ấm nhưng bé có thể sẽ thấy nóng đó ạ.

Nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng nhiệt kế để đảm bảo chính xác
Nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng nhiệt kế để đảm bảo chính xác mẹ nhé!

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên tắm cho bé ở nhiệt độ nước là 35- 38 độ C tùy theo mùa. Nhiệt độ nước từ 48 độ C trở lên sẽ gây bỏng cho bé. Tắm nước quá nóng khiến da bé yếu hơn và rất dễ kích ứng hoặc mắc các bệnh về da.

Tình trạng nổi mẩn do tắm nước quá nóng thường xảy ra vào mùa đông. Do khi da bé đang lạnh tiếp xúc đột ngột với nước nóng làm da bị kích ứng.

2.5. Kì cọ quá mạnh

Một nguyên nhân khác khiến bé bị nổi mẩn khi tắm là do mẹ kỳ cọ quá mạnh làm da bé bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng. Nổi mẩn do kỳ cọ mạnh khi tắm thường chỉ xảy ra ở một vùng da nhất định, nhưng lại lâu hết hơn và có thể khiến bé mắc thêm các vấn đề về da khác: viêm da, nấm,…

Mẹ hãy thao tác nhẹ nhàng khi tắm cho bé để tránh tổn thương da
Mẹ hãy thao tác nhẹ nhàng khi tắm cho bé để tránh tổn thương da mẹ nhé!

2.6. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, bé cũng bị dị ứng với các đồ dùng khi tắm như thau, chậu tắm, bông tắm, đồ chơi,… Phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Chúng có thể bám vào các vật dụng khi tắm của bé và phát triển, nếu mẹ không vệ sinh kỹ và thường xuyên sẽ tạo cơ hội để chúng xâm nhập qua da bé, gây mẩn đỏ.

Đừng quên vệ sinh các đồ dùng khi tắm của bé thường xuyên mẹ nhé
Mẹ đừng quên vệ sinh các đồ dùng khi tắm của bé thường xuyên

3. Cách phòng ngừa việc bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ

Những tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng rất đa dạng và khó xác định chính xác. Để hạn chế tối đa tác động của tác nhân kích ứng, mẹ kiểm tra lại các nguyên nhân gây kích ứng và loại bỏ chúng nhé!

3.1. Sử dụng sản phẩm tắm gội phù hợp với bé

Khi chọn mua các sản phẩm tắm gội, mẹ nhớ tìm hiểu kỹ thành phần, xuất  xứ và thương hiệu của sản phẩm. Nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần, mùi hương tự nhiên như  tinh dầu bưởi, tinh dầu tía tô đất, tinh dầu Inca Inchi, bơ hạt mỡ,… không chứa chất tẩy rửa, chất bảo quản paraben, chất lưu hương hóa học,…

Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất cho da con, mẹ nên chọn các sản phẩm chứa các thành phần có khả năng ngăn ngừa mẩn đỏ, hăm ngứa như Cocamidopropyl Phosphatidyl PG-Dimonium Chloride, Citrus Paradisi Seed Extract (dịch chiết hạt bưởi chùm),…

Sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên, an toàn với làn da nhạy cảm của bé
Sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên, an toàn với làn da nhạy cảm của bé

3.2. Sử dụng sản phẩm giặt xả chất lượng

Tương tự như các sản phẩm tắm gội , các sản phẩm giặt xả cho bé cũng cần an toàn, lành tính, không chứa chất lưu hương hóa học, chất tạo bọt,… Mẹ chọn các sản phẩm có mùi hương từ thiên nhiên như:

  • Mùi hương tự nhiên từ động vật: long diên hương (ambergris), hương hải ly (castoreum), xạ hương (musk) và cầy hương (civet),…
  • Tinh dầu tự nhiên từ thực vật: benzoin, labdanum, nhựa thơm (myrrh), olibanum, bồ đề (storax), tolu balsam,…

Nên tránh những sản phẩm có Clo, Paraben, chất lưu hương hóa học,… vì gây kích ứng da bé.

Ưu tiên các loại nước giặt xả thiên nhiên, đem lại hương thơm cho quần áo của bé
Ưu tiên các loại nước giặt xả thiên nhiên, đem lại hương thơm cho quần áo của bé

3.3. Đo nhiệt độ nước tắm trước khi tắm cho bé

Mẹ kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé bằng cách dùng dụng cụ đo nhiệt độ để biết được chính xác nhiệt độ của nước.

Các chuyên gia đã khuyến cáo nên để nhiệt độ nước tắm cho bé là khoảng 35 – 40 độ C, tùy thời tiết. Nhiệt độ lý tưởng vào mùa hè là 35 độ C, mùa đông là 40 độ C. Ngoài ra, mẹ nên tắm cho bé trong khoảng 3 – 5 phút, không nên giữ bé quá lâu trong nước.

Đo nhiệt độ trước khi tắm cho bé mẹ nhé!
Đo nhiệt độ trước khi tắm cho bé mẹ nhé!

3.4. Giữ các dụng cụ tắm gội cho bé sạch sẽ

Thường xuyên vệ sinh nhà tắm và các vật dụng tắm rửa của bé như chậu tắm, bông tắm,… nhằm ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Các loại khăn dùng trong tắm gội cần sạch sẽ, nhất là khăn tắm.

Lưu ý: Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn bị nổi mẩn đỏ sau tắm, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp ở bé và không nguy hiểm nếu mẹ hiểu da con và bình tĩnh xử lý. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Xử lý nhanh vết mẩn đỏ sau tắm của bé với 4 bước đơn giản”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà
9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà
Bé bị mẩn đỏ có mủ là vấn đề về da nghiêm trọng do các vết mủ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm hay các bệnh cơ hội khác. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, da bé sẽ […]
Trẻ bị hăm đỏ hậu môn & 4 sai lầm 99% mẹ mắc phải
Trẻ bị hăm đỏ hậu môn & 4 sai lầm 99% mẹ mắc phải
Vùng da quanh hậu môn của bé bị hăm đỏ, con đau rát và khóc nhiều khiến mẹ rất xót. Mẹ muốn tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ bị hăm đỏ hậu môn cũng như cách khắc phục triệt để nhằm giúp bé thoải mái, “ăn mau chóng lớn”. Góc của mẹ xin bật mí […]
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Tình trạng mẩn đỏ ngoài da là hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Mẹ sẽ vô cùng lo lắng khi thấy bé nhà mình nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, lưng, thậm chí là toàn thân. Trong trường hợp này, mẹ cần bình […]
Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa?
Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa?
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa sẽ rất khó chịu, mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Nguyên nhân do đâu? Cách xử lý ra sao để con nhanh khỏi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này đây ạ! 1. 4 nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ […]
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
Giỏ hàng 0