Bé bị nổi mẩn đỏ kiêng gì để nhanh khỏi là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Tất tần tật những điều cần tránh khi bé bị mẩn đỏ đã được Góc của mẹ tổng hợp trong bài dưới đây, từ chế độ ăn uống đến việc sinh hoạt. Mẹ “bỏ túi” ngay nhé!
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu bé đang trong giai đoạn bú sữa, mẹ cần kiêng thực phẩm bên dưới vì mẹ ăn thứ gì là bé ăn thứ đó đấy ạ!
Mục lục
1. Thực phẩm chứa nhiều protein và đạm
“Kẻ thù” đầu tiên của những vết phát ban, mẩn đỏ trên da là Protein đó mẹ! Bởi khi chất này vào cơ thể bé sẽ kích thích giải phóng Histamin gây ngứa ngáy trên da, khiến bé đã khó chịu lại càng khó chịu hơn.
Do đó, mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa bò, thịt bò,… Vậy thay thế bằng thực phẩm gì cho bé bây giờ nhỉ? Câu trả lời cho mẹ đây ạ!
Thực phẩm nên kiêng | Thực phẩm thay thế |
Trứng | Đậu, rau củ, đặc biệt là thực phẩm giàu Magie như quả bơ, quả chuối, hạt lanh, yến mạch,… |
Sữa bò, sữa dê | Sữa đậu |
Thịt bò | Thịt lợn |
Hải sản | Thịt lợn |
Thịt nạc lợn chứa hàm lượng đạm Tropomyosin cao cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho bé mà không lo dị ứng
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nên ưu tiên thực phẩm giàu Magie như quả bơ, quả chuối, hạt lanh, yến mạch,… magie có tác dụng chống giải phóng Histamin, làm giảm tình trạng dị ứng da.
2. Bé bị nổi mẩn đỏ kiêng thực phẩm chua, cay
Loại thực phẩm thứ hai nên được liệt vào “danh sách đen” khi bé bị nổi mẩn là thực phẩm chua, cay. Tính nóng trong thực phẩm cay sẽ khiến bé bị nóng trong người, kích ứng da khiến bé nổi mẩn, mụn nhiều hơn. Ngoài ra, các món cay, chua thường kết hợp với đường và muối – chất tác động đến hệ thần kinh ngoại biên gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến bé dễ tái đi tái lại mẩn đỏ.
Thực phẩm nên kiêng | Thực phẩm thay thế |
Gia vị: Hạt tiêu, gừng, ớt, mù tạt,… | Tỏi – “vị thuốc thiên nhiên” chống viêm tuyệt vời, giàu oxy hoá có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn và tăng hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ dị ứng. |
Tương ớt | Tương cà |
Hoa quả có tính nóng: Xoài, mít, vải,… | Ổi, táo, dứa,… |
Mồng tơi, rau ngót, bột sắn dây, súp lơ, bắp cải đỏ,… | |
Đồ chua muối: Cà muối, dưa muối | Không có |
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu Rosmarinic được tìm thấy trong các loại rau xanh có tác dụng giảm dị ứng hiệu quả
3. Bé bị nổi mẩn đỏ kiêng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ kích thích làn da tiết da bã nhờn và mồ hôi – nguyên nhân gây ra bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu như bé nổi mẩn đỏ mà ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng những nốt mụn viêm nhiễm hơn, sưng to và dễ tạo ra mủ.
Thực phẩm nên kiêng | Thực phẩm thay thế |
Thức ăn rán, chiên: khoai tây chiên, gà rán,… | Thực phẩm thanh đạm ít mỡ như hoa quả, trái cây, đồ ăn hấp,… |
Chế biến bằng cách hấp chín là phương thức đơn giản, ít dầu mỡ mà vẫn giữ được vị thanh ngọt tự nhiên của đồ ăn.
4. Bé bị nổi mẩn đỏ kiêng thực phẩm lạnh
Ăn nhiều đồ nguội lạnh dễ khiến máu lưu thông kém, dễ làm bé nổi mẩn ngứa. Do đó, bé nổi mẩn cần kiêng ăn thức ăn lạnh, đặc biệt kem, nước đá,… tránh nổi mẩn tiến triển nặng hơn.
5. Bé bị nổi mẩn đỏ kiêng các loại nước ngọt
Đồ ngọt chứa nhiều đường – chất dễ kích thích dây thần kinh ngoại biên, khiến cơ thể nổi mẩn nhiều hơn. Ngoài ra, đường còn làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, mẹ hạn chế tối đa cho bé uống nước ngọt khi bé bị nổi mẩn đỏ mẹ nhé!
Thực phẩm nên kiêng | Thực phẩm thay thế |
Nước ngọt (có gas và không có gas) | Nước ép hoa quả |
6. Chà xát mạnh vào da khi tắm cho bé
Bé có làn da rất mỏng manh và dễ kích ứng, đặc biệt khi bị mẩn đỏ. Do đó việc chà xát mạnh vào da bé khi tắm dẫn tới da bong tróc, trầy xước, chảy máu hoặc vỡ những nốt mụn đỏ trên da, vết thương hở dễ gây nhiễm trùng.
Khi tắm cho bé mẹ lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay gọn gàng để không làm tổn thương đến da bé, nhất là vùng da đang dị ứng, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng da con.
7. Bé đưa tay gãi ngứa (nếu có ngứa)
Các vết mẩn đỏ sẽ làm bé khó chịu và ngứa ngáy. Theo phản xạ tự nhiên bé có thói quen đưa tay lên mặt (hoặc các vùng da bị kích ứng) chà xát hoặc gãi nhằm làm dịu cảm giác khó chịu đó.
Thói quen này của bé làm cho các nốt mụn vỡ ra, nhất là các nốt mụn nước rất dễ vỡ. Tình trạng mẩn đỏ lan rộng và chuyển biến xấu hơn. Vi khuẩn nhờ đó có cơ hội thâm nhập vào vết thương hở, gây nhiễm trùng, viêm mô da tế bào.
Mẹ hạn chế việc bé đưa tay lên gãi bằng cách sử dụng bao tay cho bé. Với các bé lớn hơn, mẹ nên cắt ngắn móng tay cho bé để giảm nguy cơ gây trầy da, chảy máu. Việc vệ sinh sạch sẽ cho da bé thường xuyên cũng khiến bé đỡ ngứa ngáy và bớt gãi hơn.
8. Tránh sử dụng các loại kem bôi da kém chất lượng
Da bé dễ phản ứng với các tác nhân gây kích ứng hơn bất kỳ làn da nhạy cảm nào. Do vậy, mẹ cần cẩn thận trong việc lựa chọn loại kem bôi da cho con. Bởi vì, kem bôi da với các thành phần kém chất lượng sẽ khiến tình trạng kích ứng mẩn đỏ của bé nặng hơn.
Bên cạnh đó, mỗi loại kem dưỡng khác nhau có tác dụng với những loại bệnh lý, tình trạng da và loại da khác nhau. Mẹ muốn tìm loại kem bôi da cho bé để nhanh chóng giảm bớt những vết đỏ, những cơn ngứa, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn mua được loại kem phù hợp với da con mẹ nhé!
9. Sử dụng dầu gội, xà phòng kém chất lượng
Quá trình vệ sinh da cho bé cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn bé nổi mẩn đỏ. Mẹ tránh sử dụng dầu gội, sữa tắm chứa chất hóa học gây dị ứng, khiến bé nổi mẩn đỏ nhiều hơn. Mẹ sử dụng dầu gội, dầu tắm chuyên dụng cho bé, ưu tiên loại có thành phần thiên nhiên, lành tính để an toàn nhất.
Mẹ nên tránh những sản phẩm có chứa hóa chất tạo bọt SLS – SLES (sodium lauryl sulphate) vì sẽ gây kích ứng, viêm da, suy giảm chức năng miễn dịch,…
Tham khảo thêm những tiêu chí chọn sản phẩm sữa tắm, dầu gội an toàn cho bé tại đây.
10. Sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ
Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc để trị mẩn đỏ cho bé. Việc này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như dị ứng thuốc, sốc thuốc, gây biến chứng nguy hiểm do mẹ không biết được thành phần trong thuốc có phù hợp thể trạng của con hay không.
Như vậy, nổi mẩn đỏ ở bé không nguy hiểm nếu mẹ bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và có cách chăm sóc phù hợp. Nếu như tình trạng kéo dài trên 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ đưa bé tới cơ sở chuyên khám chữa cho trẻ để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng da và loại da của bé.
Hi vọng qua bài viết, mẹ đã biết được bé bị nổi mẩn đỏ kiêng gì và lên được thực đơn phù hợp nhất, giúp con giảm những cơn khó chịu ở những vết tổn thương trên da. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!