Vàng da là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hơn một nửa trong số trẻ được sinh ra là bị vàng da với các mức độ khác nhau và sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài lại là một dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Khiến mẹ lo lắng về bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt thì hãy xem bài chia sẻ của nhà mình nha.
Mục lục
1. Bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt chuyển sang màu vàng do lượng bilirubin toàn phần trong máu của trẻ tăng vượt quá giới hạn bình thường. Ước tính cứ 10 trẻ thì có 6 trẻ bị vàng da. Trong đó có 8/10 trẻ sinh non trước tuần 37 của thai kỳ. Trừ một số ít trường hợp chỉ số bilirubin quá cao có liên quan tới một số bệnh lý và cần phải điều trị để tránh gây nguy hiểm cho bé.
Hiện tượng vàng da ở bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt rất dễ phát hiện bằng mắt thường trong điều kiện đủ ánh sáng. Mẹ nên theo dõi da bé 2 tuần đầu sau sinh vào mỗi buổi sáng để quan sát sự thay đổi của làn da. Nếu như da bé khó nhận biết (chẳng hạn như da có màu hơi hồng đỏ hoặc hơi đen) thì mẹ có thể thử cách sau: ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ vài giây, sau đó thả ra. Nếu nơi ấn có màu vàng rõ thì nghĩa là trẻ vàng da, ngược lại là bình thường.
2. Dấu hiệu bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt
Da trông hơi vàng, hơi giống như một làn da bị rám nắng. Ở trẻ thuộc chủng tộc vốn có làn da sẫm màu, màu vàng. Khi bị vàng da sơ sinh có thể được nhận thấy dễ dàng hơn ở củng mạc mắt, lòng bàn chân, lòng bàn tay và cả bên miệng, lưỡi.
Củng mạc mắt (phần trắng quanh tròng đen) có màu ánh vàng. Hầu hết bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt là chỉ nhận thấy các biểu hiện trên da mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác nhưng một số cũng có thể có các triệu chứng khác kèm theo:
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân nhạt màu hay phân xanh rêu, xanh lá cây
- Lừ đừ, li bì hay buồn ngủ quá mức
- Bú kém hay bỏ bú.Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
- Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt là do sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài.
Bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt vì bé có số lượng hồng cầu cao trong máu. Chúng thường xuyên bị phá vỡ và thay thế. Bên cạnh đó, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên việc loại bỏ bilirubin ra khỏi máu kém hiệu quả hơn người lớn.
Khi trẻ được 2 tuần tuổi trở lên, gan của trẻ khi đó đã xử lý bilirubin hiệu quả hơn. Do đó, bệnh vàng da sẽ dần biến mất mà không gây hại gì. Trong một số ít trường hợp, vàng da có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Trường hợp này thường xảy ra nếu vàng da xuất hiện ngay sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu).
Một số nguyên nhân dẫn tới vàng da bệnh lý đó là bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD, nhiễm trùng, trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm virus bào thai, mắc bệnh lý gan mật bẩm sinh…
4. Những cách thức điều trị bé vàng da vàng mắt
4.1. Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)
Bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt được đặt dưới một chiếc đèn đặc biệt phát ra ánh sáng trong quang phổ màu xanh lam. Ánh sáng này sẽ làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của các phân tử bilirubin thành dạng dễ bài tiết qua cả nước tiểu và phân. Trong quá trình điều trị, trẻ chỉ được mặc một miếng tã và đeo miếng dán bảo vệ mắt. Liệu pháp ánh sáng toàn diện có thể được bổ sung bằng việc sử dụng thêm tấm nệm phát sáng.
4.2. Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch
Trong các trường hợp vàng da là do sự khác biệt về nhóm máu giữa mẹ và bé. Do các kháng thể từ mẹ làm phá vỡ nhanh chóng các tế bào hồng cầu của em bé. Truyền tĩnh mạch immunoglobulin sẽ có chỉ định. Đây có bản chất là một loại protein trong máu, đóng vai trò làm giảm nồng độ kháng thể, từ đó sẽ làm giảm vàng da và giảm nhu cầu cần truyền máu.
4.3. Truyền thay máu
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị như trên, trẻ sơ sinh cần được truyền thay máu. Thủ thuật này sẽ rút nhiều lần một lượng máu nhỏ từ cơ thể trẻ và thay thế đồng thể tích với hồng cầu từ người hiến. Hệ quả là sẽ làm loãng các kháng thể của bilirubin từ mẹ, giảm sự tán huyết do bất đồng nhóm máu.
4.4. Cho trẻ bú thường xuyên hơn
Việc này sẽ cung cấp cho bé nhiều sữa hơn, làm tăng nhu động ruột và sẽ làm tăng lượng bilirubin được loại bỏ vào trong phân của bé. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên có tám đến 12 lần bú mỗi ngày trong vài ngày đầu đời. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức nên có một cữ sữa với thể tích khoảng 30 đến 60 ml mỗi hai đến ba giờ trong tuần lễ đầu tiên.
4.5. Cho trẻ tắm nắng
Ánh nắng sớm buổi sáng không chỉ hữu ích giúp tình trạng vàng da mau thuyên giảm mà còn cho giúp trẻ hấp thụ tốt vitamin D. Phương pháp tốt nhất cho bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt.
Mẹ có thể xem thêm