Trẻ bị dị ứng luôn là nỗi lo lắng của không ít các mẹ bỉm. Với làn da mỏng manh và rất nhạy cảm của các bé, khi bị dị ứng làn da bé sẽ mẩn đỏ, nổi mề đay. Vậy mẹ nên làm gì khi bé bị dị ứng, cùng Mamamy tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Trẻ bị dị ứng khi nào?
Trẻ bị dị ứng là phản ứng khi hệ thống miễn dịch của trẻ bị kém đi. Các triệu chứng điển hình như: hắt hơi, sổ mũi, nổi mề đay, da bị mẩn đỏ, phát ban, khó thở hoặc những triệu chứng nặng hơn gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu mẹ không nhận ra kịp thời có thể sẽ để lại di chứng lâu dài về sức khỏe sau này của bé.
2. Nguyên nhân gây ra trẻ bị dị ứng
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng vô cùng đa dạng. Do sức đề kháng của bé còn yếu và chưa phát triển toàn diện. Thường sẽ là mục tiêu dễ dàng bị tác tác động khi tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Chúng có thể xâm nhập qua đường ăn uống, hô hấp, tiêm hoặc tiếp xúc với da. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
2.1 Trẻ bị dị ứng do thời tiết
Thời tiết Việt Nam là dạng thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mưa nhiều, nóng ẩm, là dạng khí hậu tốt nhất cho các mầm bệnh phát triển mạnh mẽ. Do thời tiết dễ đột ngột chuyển mùa như vậy, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Cơ thể của bé sẽ phải chống trả lại các tác nhân bên ngoài môi trường.
Những biểu hiện thường thấy như: nổi những vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy, làm cho bé cảm thấy rất khó chịu.
2.2 Trẻ bị dị ứng do thức ăn
Trẻ có thể sẽ có biểu hiện ngay sau khi ăn vài phút hoặc vài giờ. Các triệu chứng thường đa dạng và dễ nhận biết hơn khi trẻ bị dị ứng thời tiết như:
- Da: nổi ban đỏ, mẩn ngứa, phù môi, phù quanh mắt, phù mặt, viêm da cơ địa
- Tiêu hóa: nôn mửa, trớ, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân lỏng
- Mắt mũi: ngứa mắt, chảy nước mũi, chảy nước mắt
Một số trường hợp nặng hơn có thể là co thắt phế quản (khó thở, co giật), tụt huyết áp. Các triệu chứng này thường có tiến triển nhanh, gây nguy hiểm tính mạng trẻ.
Các loại thức ăn dễ gây dị ứng ở trẻ như: đậu phộng, cá, hải sản, trứng, … Một số bé có thị bị dị ứng sữa trong mấy tháng đầu đời. Và ngoài ra cũng có thể bị dị ứng bởi một số các chất phụ gia như: bột ngọt, benzoat, salicylate, …
2.3 Trẻ bị dị ứng do thuốc
Trước khi vi khuẩn có thể nhân lên và gây ra các triệu chứng, hệ thống miễn dịch thường có thể tiêu diệt chúng. Tuy nhiên thì hệ miễn dịch của bé vẫn còn khá kém. Nên khi bị bệnh mẹ thường được các bác sĩ kê thuốc kháng sinh cho bé. Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh mẽ chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có thể cứu sống khi được sử dụng đúng cách.
Các triệu chứng thường thấy khi bé bị dị ứng thuốc:
- Nổi mề đay, ban đỏ: đây là triệu chứng thường thấy ở bất kỳ tình trạng dị ứng nào. Trên da xuất hiện nổi mẩn hoặc dạng ban sẩn hoặc ban dạng sởi, nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình và có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng.
- Hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước (Hội chứng Stevens – Johnson): Đây là phản ứng dị ứng nặng, nguy hiểm. Bé có thể bị sốt cao, nóng trong người, nổi các bọng nước trên da.
- Hội chứng hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc (Hội chứng Lylell): Bé sẽ thường quấy khóc, sốt cao, ngứa toàn thân, trên da xuất hiện các mảng đỏ, đôi khi có các chấm xuất huyết.
3. Cách chăm sóc khi trẻ bị dị ứng
3.1. Làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết
- Chăm sóc trẻ bị dị ứng do thời tiết khô
- Thường xuyên vệ sinh và đảm bảo da trẻ luôn trong trạng thái sạch sẽ, khô thoáng.
- Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm da duy trì độ ẩm và giữ cho da trẻ mịn màng hơn.Tuy nhiên mẹ cũng nên tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh sử dụng tùy tiện các loại thuốc khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế không để cho bé gãi lên những vùng da bị mẩn, ngứa. Để tránh vết ngứa bị nhiễm trùng và lan rộng hơn.
- Chăm sóc trẻ bị dị ứng do gió
- Kiêng đưa bé ra gió, có phương án che chắn, bảo vệ khi ở nhà hay ra ngoài. Mẹ nên cho bé mặc áo khoác cẩn thận hoặc tốt hơn là hạn chế cho bé ra ngoài.
- Bôi kem dưỡng da cho bé. Trong trường hợp bé bị ho, sổ mũi kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra trực tiếp mẹ nhé.
- Ngoài ra thì tăng cường sức đề kháng cho bé. Bằng việc cung cấp thêm các vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua một số món ăn hoặc đồ uống. Ví dụ như: nước cam, dưa hấu, bưởi,.. tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, …
3.2. Làm gì khi trẻ bị dị ứng do thức ăn
Nguyên tắc là nếu thấy bé bị dị ứng với đồ ăn nào thì mẹ nên hạn chế món ăn đó lại. Từ đó phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho bé.
Mẹ nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để có những thay đổi phù hợp. Các bác sĩ sẽ thăm khám hoặc làm một số xét nghiệm nhỏ. Sau khi vấn đề đã được khẳng định thì mẹ hãy tiến hành lộ trình thay đổi thực đơn cho bé.
Loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của bé. Nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng.
Sử dụng các thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng, được kê theo đơn của bác sĩ nếu có.
3.3. Làm gì khi trẻ bị dị ứng do thuốc
- Mẹ nên ngừng ngay việc sử dụng thuốc cho bé.
- Đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để các bác sĩ có thể thăm khám và tìm ra nguyên nhân kịp thời.
Trẻ bị dị ứng sẽ không còn là nỗi lo của mẹ. Khi mẹ đã được trang bị những kiến thức tuyệt vời này. Mong rằng với những chia sẻ này của Mamamy, sẽ giúp mẹ phần nào trong việc chăm sóc cho bé tốt hơn.
Mẹ nên làm gì lúc bé bị dị ứng khi ăn dặm?
Có những cách nào để tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ?
7 lưu ý quan trọng để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ