Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

TRẺ 8 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?

Trẻ 8 tháng tuổi của mẹ có phải là một đứa trẻ hoạt bát, thích khám phá bằng cách bỏ mọi thứ vào miệng không? Mẹ đọc tiếp để tìm hiểu sự phát triển của con trong giai đoạn này, và biết thêm về cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi nhé!

Các mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mẹ cần biết
Các mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mẹ cần biết

1. Chiều cao và cân nặng trung bình của bé 8 tháng tuổi

Chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi thường hơn bé gái khoảng 3cm
Chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi thường hơn bé gái khoảng 3cm

1.1. Chiều cao trung bình

Chiều cao trung bình của bé trai giai đoạn này là 70,6 cm và với bé gái là 68,7 cm.

1.2. Cân nặng trung bình

Cân nặng trung bình của bé trai 8 tháng tuổi là 8,6 kg và tương tự 7,9 kg đối với các bé gái.

Các mẹ có thể xem thêm:

Bật mí bé 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn

Tiết lộ cho mẹ biết bé 10 tháng mấy kg thì chuẩn

2. Khám phá các mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

2.1. Sự phát triển của cơ thể bé

Em bé 8 tháng tuổi có sự phát triển mạnh về hoạt động tay chân nên rất thích chơi đùa
Em bé 8 tháng tuổi có sự phát triển mạnh về hoạt động tay chân nên rất thích chơi đùa

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì? Ở giai đoạn này, các bé bắt đầu có những động tác chuyền đồ vật/đồ chơi từ tay này qua tay kia. Thậm chí, đối với các vật mềm, dẻo, các bé có thể uốn, gấp vật thể. Bé cũng có thể mở ra theo hình dạng ban đầu. Bé vô cùng thích thú với trải nghiệm này.

Bé đã tập ngồi từ những tháng trước và lúc này, bé đã ngồi vững vàng. Bé thường thích ngồi độc lập, ít dựa vào ghế, vào tường. Nhưng Mẹ không để bé ngồi một mình lâu và không có chỗ dựa để bé tránh bị ngã.

Giai đoạn này, bé bắt đầu tập những động tác chịu trọng lượng cơ thể nhiều hơn ở chân. Biểu hiện lúc này của bé là đã có thể chững chân với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người lớn. Khi chững, bé nhún nhảy và hò reo vui vẻ.

Nhiều trẻ đã có thể tập đứng dậy bằng cách vịn vào người lớn hay những vật to nặng. Tuy nhiên, Mẹ lưu ý hạn chế để bé chơi một mình. Việc nghịch ngợm đứng dậy nhưng chưa đứng vững có thể làm bé ngã dẫn đến chấn thương.

Đồng thời, lúc này, bé có thể thu và nhận thông tin từ xung quanh. Biểu hiện như chăm chú nghe nhạc, nghe Mẹ kể chuyện, say mê chơi đồ chơi, reo vui, cười,…

Điều đặc biệt của trẻ 8 tháng tuổi là bé đã nhìn rõ khắp phòng với thị lực đã gần bằng thị lực của người lớn rồi Mẹ nhé!

2.2. Đối với sự phát triển của tư duy

Bé 8 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về mặt tư duy.
Trẻ 8 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về mặt tư duy.

Cùng với sự phát triển của cơ thể, trẻ em 8 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về mặt tư duy.

Bé có thể nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc. Ở giai đoạn này, trẻ 8 tháng tuổi rất thích tương tác với những người thân quen và tiếp xúc nhiều hàng ngày. Một số biểu hiện như cảm xúc hay phát ra âm thanh. Ngoài ra, khi bắt gặp khuôn mặt người lạ, bé thường từ chối việc bế, ôm ấp, tiếp xúc cơ thể. Hoặc thậm chí, bé tỏ ra sợ hãi, òa khóc và nhanh chóng quay lại với người thân quen của bé.

Một hành động đáng yêu của trẻ 8 tháng tuổi là thích soi gương. Bé có cảm xúc vui vẻ, tò mò khi nhìn thấy và chạm hình ảnh của mình ở trong gương.

Trẻ 8 tháng tuổi thích nhìn/nghe người khác nói chuyện và bắt chước. Ở giai đoạn này, bé nhận dạng được từ ngữ đi kèm với các hoạt động cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt” hay khi người lớn chỉ vào “quả bóng”, “con mèo”,… Đồng thời, trẻ bắt đầu bập bẹ nguyên âm như âm “ơ”, “a” và một số phụ âm dễ như “m”, “b”.

Điều đặc biệt nhất của trẻ 8 tháng tuổi là bé thích khám phá thế giới qua xúc giác và vị giác. Bé thường ngậm, cắn đồ vật/đồ chơi. Các Mẹ lưu ý vệ sinh đồ chơi cho bé và hạn chế để bé bỏ đồ vật, đặc biệt là những vật nhỏ hoặc vật cứng dễ gãy vào miệng để tránh việc bé nuốt và bị hóc đồ vật Mẹ nhé!

3. Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

3.1. Chế độ ăn và dinh dưỡng

Trẻ 8 tháng từ từ chuyển qua ăn dặm nhiều hơn bú mẹ hoặc sữa công thức
Trẻ 8 tháng từ từ chuyển qua ăn dặm nhiều hơn bú mẹ hoặc sữa công thức

Trẻ 8 tháng từ từ chuyển qua ăn dặm nhiều hơn bú mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm này, bé biết cầm nắm nhiều hơn. Bé thích thú với việc bốc, nắm đồ ăn bằng ngón trỏ và ngón cái, thậm chí là cả bàn tay.

Mẹ có thể rèn cho bé kỹ năng này bằng cách cho bé tập ăn đậu cove luộc, đùi gà hấp/ luộc,…

Một lưu ý nhỏ cho Mẹ khi tập ăn dặm cho bé, là không ép con ăn hết khi con đã có biểu hiện chán như ngậm miệng, khóc hoặc nôn ra. Nôn là một trạng thái cơ thể từ chối đồ ăn/ đồ uống. Nhưng nếu trẻ 8 tháng tuổi thường xuyên bị nôn ngay cả khi không chán ăn hay ăn đồ ăn không hợp khẩu vị, Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân và phương pháp chữa trị.

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn cần lượng calo khoảng bằng 720ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày để phát triển cơ thể. Một số bé có thể có biểu hiện cai sữa mẹ sớm, Mẹ gắng cho con bú đến một tuổi. Một số giải pháp để Mẹ cho bé bú khi bé có dấu hiệu tự cai sữa mẹ là:

  • Đến không gian yên tĩnh để cho bé bú;
  • Sử dụng một tấm bìa có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ hay đồ chơi nếu những thứ này có thể gây sự chú ý cho bé.

3.2. Giấc ngủ của trẻ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn phát triển của trẻ 8 tháng tuổi này các bé vẫn cần có thời gian ngủ đến 15h/ngày
Ở giai đoạn phát triển của trẻ 8 tháng tuổi này các bé vẫn cần có thời gian ngủ đến 14h/ngày

Trẻ 8 tháng tuổi ngủ trung bình 13 – 14 giờ mỗi ngày. Trước khi ngủ Mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh và kiểm tra về việc bé mọc răng.

3.3. Một số giải pháp chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

Giai đoạn này, Mẹ nên đọc sách, truyện cho bé và cho bé nghe nhạc. Tiêu chí cho âm nhạc và sách truyện lúc này là vui nhộn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Bé 8 tháng tuổi rất thích thú với các loại đồ chơi có màu sắc đẹp, hình ảnh dễ thương như xe ô tô, búp bê,… Bé cũng rất hào hứng với dụng cụ tạo ra âm thanh như đàn, trống,… Mẹ có thể tập cho bé ngồi chơi với các loại đồ chơi, rèn luyện cho bé tính cách độc lập trong khi Mẹ đang bận rộn nấu ăn hay làm việc nhà.

Giai đoạn sự phát triển của bé 8 tháng tuổi này, bé đã có thể ra ngoài đi dạo 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để đưa bé ra ngoài là buổi sáng, khi mặt trời ấm áp nhưng chưa chói chang, vào khoảng 8 – 9 giờ 30 phút sáng.

Chăm bé là một cuộc chiến nhiều niềm vui nhưng không kém phần mệt mỏi. Mẹ nên tìm một người trông trẻ để hỗ trợ bố mẹ trong việc trông bé và dọn dẹp nhà,…

Tóm lại, 8 tháng tuổi là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của các bé. Đây là những thông tin hữu ích tham khảo cho mẹ đang chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 8 tháng tuổi.

Nếu bé có thể chưa đạt mức cân nặng, chiều cao trung bình, nhưng chưa tới mức suy dinh dưỡng và bé vẫn vui vẻ, hoạt bát thì không sao, Mẹ đừng quá lo. Hãy để bé được lớn lên trong không gian riêng của mình!

Tham khảo tại: https://www.verywellfamily.com/your-8-month-old-baby-development-and-milestones-4173159

Mẹ tham khảo thêm: 

Top 10+ Gối ôm cho bé ngủ ngon, an toàn, thiết kế dễ thương

Chia sẻ phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon hiểu quả

Bé ngủ hay giật mình – Mẹ phải làm thế nào? 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0