Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 7 tháng chưa biết ngồi có đáng lo không

Các cột mốc vận động quan trọng trong vòng phát triển của trẻ là lẫy – bò – ngồi – đứng – đi. Tuy nhiên, các chuyên gia về trẻ em cho rằng, vẫn có những trẻ bỏ qua mốc tập bò và tập ngồi để tiến tới giai đoạn tập đứng, đi. Thế nên, nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi mà bé đã có dấu hiệu cứng cổ, bò vững thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng con vẫn khỏe mạnh bình thường.

1. Bé mấy tháng biết ngồi?

Trung bình trẻ từ 7 – 8 tháng là sẽ biết ngồi
Trung bình trẻ từ 7 – 8 tháng là sẽ biết ngồi

Thông thường, bé sẽ biết ngồi khi cơ thể đã đủ cứng cáp, trẻ cứng cổ và có thể quay đầu thành thạo mà không lo bị ngã. Trung bình trẻ từ 7 – 8 tháng là sẽ biết ngồi. Vì thế, nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi thì vẫn còn sớm để đánh giá kỹ năng này của bé, ba mẹ hãy tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi con sẵn sàng.

Thời gian đầu khi mới tập ngồi, con vẫn cần sự hỗ trợ của mẹ để làm điểm tựa. Thời gian sau, bé sẽ tự ngồi nhưng bé có thể bị ngã ngay sau đó do bé chưa biết dùng tay để chống bé. Bé chỉ có thể tự ngồi trong vòng 20 – 30 giây nên ba mẹ hãy dành thời gian tập luyện cùng con, giúp bé nhanh biết ngồi hơn.

2. Khi nào ba mẹ nên lo lắng khi bé 7 tháng chưa biết ngồi?

Khi nào ba mẹ nên lo lắng khi bé 7 tháng chưa biết ngồi?
Khi nào ba mẹ nên lo lắng khi bé 7 tháng chưa biết ngồi?

Nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò và chưa biết làm bất cứ một hoạt động nào khác như: trườn, nhoài, bám vịn để đứng,…thì ba mẹ nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, cân nặng của con. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên theo dõi con xem có dấu hiệu nào dưới đây không:

  • Khả năng cầm nắm yếu ớt, chân tay sờ vào mềm nhũn, không chắc chắn.
  • Trong 1 thời gian dài, bé vẫn không có một sự tiến bộ nào trong kỹ năng vận động.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, khóc đêm thường xuyên và ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vành khăn, người xanh xao,….

Nguyên nhân có thể là do trẻ quen được người lớn ẵm nhiều. Trẻ có thói quen lười vận động. Hoặc đáng lo ngại hơn là trẻ đang bị thiếu canxi, suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ chất nên không có đủ sức để phát triển các kỹ năng.

 3. Biện pháp giúp trẻ sớm biết ngồi và xương cứng cáp

Trẻ có thể biết ngồi sớm khi xương vai, lưng, tay và cổ của con được cứng cáp, khỏe mạnh. Vì thế, khi trẻ được 1 – 2 tháng trở lên, ba mẹ nên hạn chế ẵm bế hay cho trẻ nằm nhiều. Bởi điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất. Và điều đó khiến bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi.

Thay vào đó, ba mẹ nên tạo một không gian rộng rãi để bé thoải mái cử động tay chân. Đối với trẻ từ 2 tháng trở lên, ba mẹ có thể chuẩn bị một thảm nằm chơi cho bé với các loại đồ chơi khác nhau, kích thích vận động của trẻ.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên thường xuyên tập cho bé các bài vận động để bé sớm cứng cổ, biết chống tay và tự ngồi dậy khi bước sang tháng thứ 5 – 7.

Sau đây là 3 bài tập giúp bé nhanh biết ngồi:

Bài tập 1: Tập cho bé nằm sấp

Khi được 3 tháng, trẻ đã thức được lâu hơn, trung bình từ 1 tiếng đến 1.5 tiếng. Bố mẹ hãy để con nằm chơi trên thảm đồ chơi với độ dày vừa phải. Sau đó để con nằm ngửa rồi dùng những món đồ chơi có thể phát ra âm thanh vui tai, rung lắc bên trái, bên phải để con quay người, lật sang trái rồi lại sang phải.

Tập cho bé 7 tháng nằm sấp
Tập cho bé 7 tháng nằm sấp

Bài tập 2: Tập cho con vươn cao cổ

Khi bé đang ở tư thế nằm sấp, ba mẹ có thể sử dụng 1 chiếc lục lạc, bóng có chuông kêu, giơ tay lên trước mặt bé. Rồi mẹ nâng dần từ thấp lên cao để bé ngước nhìn theo. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể đưa đồ chơi di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để con cử động cổ được linh hoạt hơn.

Bài tập 3: Tập cho bé ngồi dựa và cầm nắm để tránh bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi

Để giúp bé phát triển toàn diện và nhanh biết ngồi, mẹ hãy áp dụng một số bài tập giúp bé ngồi vững sau:

  • 4 tháng tuổi: Đặt bé vào trong lòng mẹ, lưng cách xa thân người mẹ một chút. Mẹ dùng tay vòng qua eo bé để con được ngồi vững hơn. Một tay cầm đồ chơi giơ trước mặt con để bé với, ngẩng đầu và cố gắng cầm nắm.
  • 5 tháng tuổi trở đi: Mẹ đặt bé ngồi dựa vào một vật tựa nào đó. Tay mẹ luôn ở tư thế đỡ đằng sau để con không bị lật ngửa ra ngoài. Dùng 1 món đồ chơi lắc đi lắc lại trước mặt con để con giơ tay ra với lấy. Mẹ tiếp tục mở rộng không gian ngồi cho con bằng cách di chuyển đồ chơi ra xa hơn. Và đây cũng chính là thời điểm để bé học được cách giữ thăng bằng thông qua bài học này.
Tập cho bé ngồi dựa và cầm nắm để tránh bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi
Tập cho bé ngồi dựa và cầm nắm để tránh bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi

Ngoài ra, với những bé cứng cáp hơn, có thể ngồi vững (không tựa) nhưng vẫn chưa tự chống tay ngồi dậy được thì mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách. Mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng, giữ đùi con và nâng dần người bé lên. Tập một vài lần như vậy, con sẽ hiểu và sẽ biết lật người, chống tay như thế nào để ngồi.

Chắc hẳn các mẹ đã biết: bé 7 tháng chưa biết ngồi có sao không và nên làm gì để hỗ trợ bé nhanh biết ngồi. 

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Mẹ có thể xem thêm:

Trẻ 7 tháng bị sốt: Xử lý sao cho hiệu quả?

Mẹo chăm sóc và điều trị cho trẻ 7 tháng bị viêm họng

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 7 tháng chưa biết ngồi có đáng lo không”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0