Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì ? Con biết điều khiển cơ thể & phản ứng lại rồi

Bước sang giai đoạn tháng thứ 6 các bé sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Sự phát triển từng ngày của bé được đánh dấu bằng những thay đổi qua các kỹ năng, vận động, giao tiếp, di chuyển,… Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm những gì? Trẻ sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc bé yêu nhà mình?… Tham khảo ngay bài viết sau mẹ nhé!

Mốc 6 tháng bé phát triển như thế nào?
Mốc 6 tháng bé phát triển như thế nào?

1. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì mẹ nhỉ? 

Bé 6 tháng biết làm gì là câu hỏi mà mẹ luôn kiếm tìm lời giải đáp cụ thể, chi tiết. Khi con bước sang tháng thứ 6 đồng nghĩa con đã phát triển nhiều kĩ năng rồi đó mẹ ơi, nào là khả năng vận động, nhận thức, nào là kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin,… Để tìm hiểu chi tiết hơn, mẹ đọc ngay phần bên dưới nhé: 

1.1. Khả năng vận động của bé có sự chuyển biến 

Mẹ cũng biết đấy, sự hiếu động và tinh nghịch của bé luôn mang đến nhiều điều bất ngờ. Có thể được thể hiện ngay từ khi bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Chẳng hạn như:

  • Khi nằm sấp: hai chân của bé đưa thẳng lên cao và có thể lật ở mọi hướng. Có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người. Tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra sau. Có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về phía trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.
  • Khi kéo tay bé ngồi dậy: bé có thể giữ được thăng bằng lưng và hông giữ thẳng. Có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động.
  • Khi ngồi trên ghế: bé có thể cầm và lắc đồ vật. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy. Bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ. Nhưng thân người cần phải gập về phía trước và dùng hai tay để chống đỡ.
  • Khi đặt đồ chơi nhỏ ở bên cạnh bé: Bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay. Tất cả các bé ở độ tuổi này đề có chung sở thích đó là cho tất cả những gì mình cầm được, nắm được vào miệng.
  • Khi ti sữa: hai tay của bé đã có thể cầm được bình sữa.
  • Khi cầm đồ chơi trong tay: bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.
  • Khi bị quần áo hay khăn che mặt: bé sẽ tự dùng tay gạt chúng ra.

Xem thêm: Bé 6 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Vận động của bé 6 tháng tuổi
Vận động của bé 6 tháng tuổi

1.2. Bé phát triển nhận thức 

Về nhận thức, trẻ 6 tháng biết làm gì mẹ nhỉ? Đầu tiên, con có thể nhận ra một số từ quen thuộc như “không, đúng” hay đáp lại tiếng gọi của ba mẹ. Đây là một trong những bước đầu tiên của quá trình phát triển kỹ năng nói của con đó mẹ ơi. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời mẹ đọc bài viết Trẻ mấy tháng tuổi thì biết nói?

Bên cạnh đó, bé cũng nhìn ngó mọi vật xung quanh, quay đầu tứ phía khi có tiếng động khơi gợi sự tò mò của con hoặc con đang cố gắng lấy món đồ ngoài tầm với. Khi đã cầm được đồ vật trong tay (ví dụ như lục lạc, quả bóng nhỏ,…), con sẽ bắt đầu chuyển từ tay này sang tay kia.

Những lúc này mẹ thường vui sướng vì bé yêu đã phát triển về nhận thức, mẹ cho bé chơi và tiếp xúc nhiều hơn với mọi vật xung quanh. Tuy nhiên, mẹ cần cho bé có khoảng nghỉ nhất định, tránh gò ép con quá nhiều khiến con mệt lả hoặc thiếu năng lượng, dẫn đến việc chán khám phá mọi thứ mẹ nhé.

Nhận thức và học hỏi của bé 6 tháng tuổi
Nhận thức và học hỏi của bé 6 tháng tuổi

1.3. Bé có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh

Ngoài kỹ năng vận động và nhận thức phát triển, em bé 6 tháng biết làm gì nữa thế mẹ ơi? Câu trả lời là con đã bắt đầu thích ứng với môi trường xung quanh rồi đó ạ. Khi mẹ lấy vật trong tay bé và đặt lên giường hay ở đâu đó, bé sẽ bắt đầu trườn người hoặc bò tới để thu lấy “chiến lợi phẩm”. 

Sự thích ứng của bé 6 tháng tuổi
Sự thích ứng của bé 6 tháng tuổi

Một điều thú vị nữa chính là khi mẹ đặt trước mặt bé 3 món đồ chơi, chắc chắn bé sẽ chọn món có màu sắc nổi bật nhất. Ngoài ra, khả năng thích thích ứng còn giúp con vươn tay cầm lấy đồ vật nhanh hơn và kiên quyết lấy cho bằng được. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật. 

1.4. Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển vượt bậc

Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển khá nhanh và tăng thêm khi bé có thể bập bẹ, bi bô theo người lớn, đáp lại bằng cách tạo ra những âm thanh khác nhau. Không chỉ vậy, bé còn biết tương tác với ba mẹ bằng các biểu cảm thông qua nét mặt như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp của bé 0-6 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Khi soi gương, bé cười với cái bóng trong gương. Cũng như là chụp hình hình tự sướng (seflie) bằng điện thoại cùng những icon đáng yêu bé cảm thấy thích thú hưng phấn tạo ra những âm thanh hay những tiếng cười đùa.

Lúc này đây bé rất thích “nói chuyện” với ba mẹ bằng những tiếng ê, a, ô. Nhiều khi bé còn tỏ ra rất hào hứng khi có ai đó đền gần và nói chuyện vui vẻ với mình. Bé cũng đã biết quay đầu hoặc ngẩn đầu lên nhìn về hướng khi có người nào đó gọi tên mình.

Cử chỉ giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi
Cử chỉ giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi

Khi cho người lạ bế, bồng bé thường đưa tay ra và ôm chầm lấy mẹ và tạo ra những âm thanh như la và khóc không cho người lạ nào đó bế. Bé cũng có thể phân biệt được người lớn và trẻ con, biết vươn tay và phát âm. Để chủ động giao lưu với người khác, biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.

Các mẹ thường hay có câu hỏi: “Bé 6 tháng biết làm những gì ?” hay “Bắt đầu nói được những gì ?” thì các bé bắt đầu phát những âm đơn: a, i, ba… độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.

Khi học nói, phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn. Thường có phản ứng với giọng nói nhẹ nhàng nhất là của mẹ. Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh. Có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau. Khi các mẹ bắt chuyện với mẹ, bé tỉ mỉ nhìn ngôn ngữ miệng của mẹ và vô cùng hào hứng cười đùa nói theo.

1.5. Thị giác của bé nhạy bén hơn

Bé có thể nhìn ra được những màu sắc ví dụ như: màu đỏ, màu đen, màu vàng, màu xanh,… những màu sắc sặc sỡ giúp bé có ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra, bé có thể ghi nhớ khuôn mặt của từng người trong gia đình hay những người hàng xóm gặp hai ba lần. Thì bé sẽ quen mặt và cùng chơi đùa.

Thị giác của bé 6 tháng tuổi nhạy bén hơn
Thị giác của bé 6 tháng tuổi nhạy bén hơn

2. 4 điều mẹ cần làm để phát triển các kỹ năng của con

Sau khi hiểu được trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, mẹ cần có những hành động cụ thể để giúp con phát triển kỹ năng, ví dụ luôn thấu hiểu, động viên con, dành nhiều thời gian cho con hoặc nghiêm túc xây dựng chế độ ăn dặm chuẩn khoa học: 

2.1. Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé yêu đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động. Chính vì thế, con thường “dở dở ương ương”, sáng nắng chiều mưa khiến mẹ không biết phải làm thế nào. Những lúc này, mẹ tuyệt đối đừng đánh mắng, trách phạt con, bởi những hành động sẽ khiến bé sợ mẹ và không còn thân thiết với mẹ như trước. 

Thay vào đó, mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành của bé, luôn quan tâm và động viên bé phát triển kĩ năng một cách tự nhiên nhất, đừng thúc ép con gây phản tác dụng nhé mẹ ơi! 

Luôn lắng nghe và thấu hiểu con
Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

2.2. Động viên con phát triển kỹ năng 

Bên cạnh việc lắng nghe, thấu hiểu con mẹ cũng nên động viên con phát triển kĩ năng. Cụ thể, nếu hôm nay con bắt được quả bóng bằng hai tay hoặc chuyền đồ vật từ tay này sang tay khác thì mẹ đừng ngần ngại dành những lời khen như “con giỏi quá”, “thực hiện cho mẹ xem lại nhé”. 

Những câu nói này sẽ tác động đến não bộ của bé, hệ thần kinh sẽ nhận diện việc làm này tốt, xứng đáng được khen ngợi, dần dà hình thành phản xạ tự nhiên, con phát triển kỹ năng tốt hơn đó ạ! 

2.3. Tập cho bé ăn dặm

Ngoài sữa mẹ/sữa công thức, cần có thêm dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm. Quá trình này sẽ bổ sung thêm cho con hàm lượng vitamin, khoáng chất “siêu to khổng lồ” giúp con thông minh, lanh lợi hơn, từ đó phát triển nhận thức và hành động. 

Mẹ tập cho bé ăn dặm
Mẹ tập cho bé ăn dặm

Nếu mẹ bỉm vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa biết cân đo đong đếm khẩu phần như thế nào để đảm bảo con ăn ngon mà còn lớn nhanh lớn khỏe thì có thể tham khảo ngay những bài viết này nhé: 6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút, Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhẹ cân lớn nhanh như thổi.

Mẹ tham khảo nhiều công thức ăn dặm khác nhau để đổi vị cho con
Mẹ tham khảo nhiều công thức ăn dặm khác nhau để đổi vị cho con

2.4. Dành nhiều thời gian cho con 

Ngoài ra mẹ cũng nên dành thời gian ở bên con nhiều hơn trong giai đoạn quan trọng này, mẹ chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của con, ví dụ như bé 6 tháng đã biết ngồi vững trên ghế ăn dặm nhưng con cứ gục đầu hoặc con không có khả năng cầm nắm đồ vật. 

Mẹ nên ghi lại những biểu hiện bất thường đó ra sổ tay để tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết kịp thời nhé. Nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất. 

7. Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng đã biết làm rất nhiều thứ nên thường hiếu động, chính vì thế mẹ cần xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt. Cùng Góc của mẹ điểm lại 5 lưu ý dưới đây nhé mẹ ơi:

1 – Theo dõi sự phát triển của bé: Bé có đạt được các cột mốc quan trọng này hay không như ngồi vững, phản ứng với âm thanh, phát ra tiếng bập bẹ… Nếu lo ngại bé phát triển chậm mẹ nên đưa bé đi khám.

2 – Giữ vệ sinh không gian sống: Bé 6 tháng tuổi ở giai đoạn này rất hiếu động, vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà, nhất là đồ chơi của bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Bệnh mùa hè ở trẻ em

3 – Dành nhiều thời gian cho con: Mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng bé những trò như ú òa. Các trò chơi tương tác để giúp bé phát triển trí não cũng như các kỹ năng cần thiết.

4 – Kiểm tra kỹ những vật con tiếp xúc: Các mẹ chú ý và tuyệt đối không cho bé chơi những mảnh đồ chơi nhỏ. Vì có thể làm bé nghẹt thở, bị hóc khi cho vào miệng. Không được để những vật sắc nhọn bên cạnh bé. Vì có thể bé tò mò và bò tới để cầm và gây ra hậu quả không lường trước được

Như vậy, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi bé 6 tháng tuổi biết làm gì cũng như tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ trong hành trình phát triển kĩ năng của con. Nếu còn bất kì thắc mắc nào xung quanh việc nuôi dạy con yêu, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận để Góc của mẹ tư vấn kịp thời nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 6 tháng tuổi biết làm gì ? Con biết điều khiển cơ thể & phản ứng lại rồi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0