Mẹ bỉm hiện đại không có nhiều thời gian để chuẩn bị món ăn cho bé nên thường lựa chọn trữ đông thực phẩm để giúp việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn. Nhưng mẹ lại băn khoăn không biết phải làm sao để rã đông thực phẩm cho đúng cách. Bật mí cho mẹ những mẹo hay để rã đông đồ ăn dặm cho bé an toàn, không bị biến chất. Cùng tìm hiểu ngay mẹ ơi!
Mục lục
1. Nguyên tắc rã đông đồ ăn dặm cho bé
1 – Không nên giã đông ở nhiệt độ phòng: Theo các chuyên gia, mẹ “đừng bao giờ” giã đông ở nhiệt phòng. Bởi thực phẩm tươi sống cũng chứa một số vi khuẩn, ở điều kiện đông lạnh chúng bất động và ngủ đông. Nhưng khi giã đông ở nhiệt độ phòng nóng ẩm, vi khuẩn thức tỉnh và hoạt động trở lại, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm (đặc biệt là thịt, cá, hải sản sống) đó mẹ.
2 – Không rã đông đồ ăn dặm đã cấp đông hơn 1 tuần: Đối với các loại thịt cá cấp đông, mẹ nên cho bé ăn trong vòng 1 tuần, còn các loại rau củ chỉ ăn trong 3 – 4 ngày bởi đạm trong thịt cá khó bị biến chất hơn vitamin trong rau củ. Cho bé ăn quá thời gian bảo quản sẽ không đảm bảo hương vị cũng như hàm lượng dưỡng chất đâu mẹ ạ.
2. 3 cách rã đông đồ ăn dặm giữ trọn chất dinh dưỡng
2.1. Đun cách thủy
Đun cách thuỷ là phương pháp “cổ điển” nhất nhưng lại vô cùng hiệu quả bởi vừa giữ được hàm lượng dinh dưỡng vừa bảo vệ được thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn. Phương pháp này phù hợp để giã đông các loại mì, cháo, súp, bánh, rau củ quả và các loại thịt cá cho bé măm măm ngon miệng mà không hề mất chất dinh dưỡng.
1 – Các bước thực hiện rã đông cực kỳ đơn giản cho mẹ
Phương pháp tiến hành đơn giản, mẹ chỉ cần cho viên súp/viên thịt vào một chiếc bát nhỏ rồi đặt trong nồi đã đổ sẵn nước, đun với lửa nhỏ và khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết là bé dùng được rồi. Ngoài ra, đối với rau củ mẹ cũng có thể dùng nồi hấp/xửng hấp để tương tự như cách rã đông thịt.
2 – Thời gian rã đông của thực phẩm
Phương pháp thường tốn khá nhiều thời gian, vì vậy để rã đông được nhanh hơn chia thực phẩm thành những miếng nhỏ. Thông thường, với các thực phẩm khác nhau thời gian rã đông cũng sẽ thay đổi:
- Với rau củ: khoảng 10 – 15 phút.
- Với thịt/cá/tôm/cua…: khoảng 20 – 30 phút.
- Với nước súp cho bé: khoảng 7 – 10 phút.
3 – Phương pháp này có những ưu nhược điểm gì mẹ nhỉ?
- Ưu điểm: Đun cách thuỷ là phương pháp dễ áp dụng, phù hợp với mọi nhà, giúp mẹ giữ lại tối đa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm của bé.
- Nhược điểm: Điểm trừ lớn nhất của phương pháp là tốn thời gian, không phù hợp với mẹ bỉm bận rộn.
2.2. Dùng lò vi sóng
Mẹ bận rộn và không có nhiều thời gian chuẩn bị đồ ăn cho bé thì đừng quá lo lắng nhé! Gợi ý cho mẹ cách dùng lò vi sóng rã đông thực phẩm cho bé chỉ trong một nốt nhạc thôi. Phương pháp này phù hợp để mẹ rã đông thịt cá, rau củ, bánh,… thoải mái, không hề lỉnh kỉnh như khi giã đông bằng phương pháp đun cách thủy đâu ạ.
1 – Các bước thực hiện rã đông cực kỳ đơn giản:
Thịt cá/rau củ đông lạnh chỉ cần đặt lên một chiếc đĩa và đưa vào tâm bàn xoay của lò vi sóng, sau đó mẹ vặn công suất trung bình (30 – 50%) và cuối cùng lấy thực phẩm ra khi hết thời gian. Các bước rã đông thật đơn giản đúng không mẹ, hãy thực hiện thử ngay nhé!
2 – Thời gian rã đông của thực phẩm:
Phương pháp rã đông bằng lò vi sóng giúp tiết kiệm triệt để thời gian cho mẹ. Mẹ dựa vào tỉ lệ bên dưới và tính toán thời gian rã đông phù hợp theo khối lượng thức ăn của bé nhé:
- Với rau củ: khoảng 5 phút/0.2kg với công suất trung bình thấp 30%.
- Với thịt/cá/tôm/cua…: khoảng 5 phút/0.2kg với công suất trung bình 50%.
3 – Phương pháp có những ưu nhược điểm gì đây?
- Ưu điểm: Rã đông bằng phương pháp dùng lò vi sóng giúp mẹ tiết kiệm thời gian và cực dễ thực hiện nữa. Mẹ vừa rã đông vừa chơi với con, dọn dẹp nhà cửa mà không sợ đồ bị cháy hay nước bị trào ra như khi đun cách thủy.
- Nhược điểm: Phương pháp rã đông này không phù hợp cho súp/cháo,… đâu mẹ nhé. Bởi ở nhiệt độ cao, nước sẽ tràn ra ngoài gây bỏng khi mở lò.
Lưu ý: Mẹ nên căn chỉnh thời gian hợp lý, rã đông quá kỹ ở công suất lớn sẽ khiến thực phẩm nhanh chóng mất chất dinh dưỡng và lượng nước vốn có, bé măm măm không còn ngon miệng đâu ạ.
2.3. Rã đông trong ngăn mát
Ting ting! Gợi ý cho mẹ phương pháp rã đông trong ngăn mát tủ lạnh cực đơn giản và dễ dàng đây ạ. Phương pháp này sẽ phù hợp cho mọi loại thực phẩm từ thịt cá, rau củ quả, súp, cháo,… Mẹ còn chần chừ gì mà không thử áp dụng ngay nhỉ!
1 – Các bước thực hiện rã đông cực kỳ đơn giản:
Mẹ chỉ cần 1 thao tác chuyển thức ăn đông lạnh từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, mẹ nên để thực phẩm trong hộp hoặc bát để tránh nước đá chảy ra tạo mùi khó chịu và lan ra những món ăn khác trong tủ lạnh.
2 – Thời gian rã đông của thực phẩm:
Phương pháp tuy đơn giản, dễ dàng nhưng lại đòi hỏi cao về mặt thời gian. Mẹ phải chờ hàng giờ đồng hồ nếu muốn rã đông rau củ, thịt cá cho bé đấy ạ. Vì vậy, mách mẹ một cách hay nhé. Mẹ nên để thực phẩm cần giã đông vào tối hôm trước để phục vụ cho bữa sáng hoặc để thực phẩm từ sáng nhằm đáp ứng nhu cầu vào buổi trưa và tối.
3 – Phương pháp có những ưu nhược điểm gì đây?
- Ưu điểm: Phương pháp rã đông trong ngăn mát tủ lạnh đơn giản, dễ làm và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm. Mẹ cũng không cần chuẩn bị lỉnh kỉnh nào xoong nồi, nào xửng hấp nữa.
- Nhược điểm: Phương pháp có thời gian rã đông lâu nên cần chuẩn bị từ rất sớm. Mẹ bầu thì thường bận rộn và hay quên nên hẳn sẽ có những lúc mẹ quên khuấy mất việc phải di chuyển thực phẩm xuống ngăn mát để chờ rã đông nhỉ.
Mẹ sử dụng linh hoạt các phương pháp rã đông đồ ăn cho bé để phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu cần gấp, mẹ dùng lò vi sóng để rã đông thịt cá/rau củ cho nhanh hoặc đun cách thuỷ hoặc rã đông trong ngăn mát cháo, súp hay bột cho bé nếu chưa cần luôn. Đảm bảo những mẹo này sẽ giúp mẹ vừa tiết kiệm tối đa thời gian lại bảo vệ sức khỏe bé yêu đấy.
3. Lưu ý khi cấp đông và sử dụng đồ ăn dặm rã đông cho bé
Để quá trình rã đông đồ ăn và nấu ăn cho bé an toàn hơn, mẹ ghi nhớ những lưu ý vô cùng đơn giản nhưng lại đặc biệt quan trọng khi cấp đông và sử dụng đồ ăn dặm đã rã đông sau đây.
3.1. Lưu ý khi cấp đông đồ ăn dặm cho bé
1 – Chú ý loại thực phẩm không nên và có thể cấp đông:
- Loại thực phẩm có thể cấp đông: Một số thực phẩm nên cấp đông để giữ hàm lượng dinh dưỡng ổn định và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn: cháo, cơm nát, mì (mì udon, mì somen,…), súp (dashi, súp rau củ,…), bánh (bánh bao, bánh mì,…), rau củ quả (cà rốt, củ cải, đậu Hà Lan, ngô, bí đỏ, cải bó xôi,…) và các loại thịt cá, hải sản.
- Loại thực phẩm không nên cấp đông: Mẹ không nên cấp đông thực phẩm chứa nhiều nước bởi sau quá trình đông lạnh chúng sẽ bị mất nước, mất vitamin và khoáng chất và khiến mùi vị thay đổi, không còn vị ngon ngọt như ban đầu. Điển hình như: cà chua, sữa bò, đậu hũ,…
2 – Trữ đông từng loại thực phẩm đúng cách:
- Cách trữ đông rau củ và trái cây xay nhuyễn: Trái cây và rau củ xay nhuyễn, mẹ nên cho vào từng ô của khay đá rồi đem trữ đông. Khi thức ăn đã đông lại, mẹ cho vào túi đựng thực phẩm và sử dụng trong 3 – 4 ngày để giữ được vitamin và khoáng chất trong rau củ, trái cây mẹ nhé.
- Cách trữ đông các loại thịt: Mẹ cắt thịt thành từng khúc nhỏ, đem luộc chín, xay nhuyễn rồi cho vào từng ô của khay đá và đem trữ đông. Khi thịt đã đông lại, mẹ cho viên thịt vào túi đựng thực phẩm là đã có thịt trữ đông cho bé sử dụng trong 1 tuần, không còn lo thịt ôi thiu mất chất rồi.
- Cách trữ đông các loại súp, cháo: Cháo/súp sau khi chế biến, mẹ nên để nguội trước khi chia vào từng ô trong khay rồi đem trữ đông. Tuy nhiên, cháo súp nên dùng trong khoảng 2 – 3 ngày thôi vì để quá lâu sẽ mất vị ngọt, mất chất trong gạo đó mẹ!
- Cách trữ đông nước rau củ luộc: Nước luộc rau củ sau khi đợi nguội sẽ được rót ra khay và đem trữ đông, thời hạn sử dụng của thực phẩm là 2 – 3 ngày bởi thực phẩm dạng nước, vitamin rất dễ bị biến chất đó mẹ.
3 – Ghi chú rõ ràng ngày tháng sử dụng: Mẹ nên ghi chú rõ ràng ngày tháng sử dụng với từng loại thức ăn đông lạnh để tiện theo dõi thời hạn, điều này sẽ giúp mẹ ghi nhớ và không lãng phí đồ ăn cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.
4 – Nên phân chia tách biệt các loại đồ ăn với nhau: Mẹ không nên để chung các loại đồ ăn với nhau trong cùng 1 khay khi cấp đông. Ví dụ rau củ nghiền để 1 khay riêng, thịt để 1 khay riêng… nhằm hạn chế ảnh hưởng tới hương vị của từng loại đồ ăn.
3.2. Lưu ý khi sử dụng đồ ăn dặm đã rã đông cho bé
1 – Trước khi chế biến món ăn cho bé, chú ý kiểm tra chất lượng đồ ăn dặm đã rã đông: Trước khi chế biến món ăn cho bé, mẹ cần sờ và quan sát thức ăn xem có hiện tượng đổi màu (thịt đổi màu từ đỏ sang xanh thẫm), nhầy nhớt hay có mùi không (mùi chua,…) để kiểm tra chất lượng đồ ăn, tránh sử dụng đồ ăn ôi thiu có thể gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá,… cho bé.
2 – Chỉ rã đông một lượng đồ ăn vừa đủ cho 1 bữa ăn của bé: Tùy theo khả năng ăn dặm của bé mà mẹ nên rã đông lượng vừa đủ cho 1 bữa ăn của bé, Cũng không nên rã đông quá nhiều và cấp đông lại phần đồ ăn đã rã đông còn thừa sau khi chế biến vì như thế thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, mất mùi vị thơm ngon và giảm hàm lượng dinh dưỡng.
3 – Vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ các dụng cụ: Đảm bảo vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ dụng cụ rã đông và bát thìa ăn dặm của bé, mẹ nên ưu tiên sử dụng nước rửa chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn lại an toàn cho hệ tiêu hoá của bé.
Mẹo cho mẹ: Mẹ sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng cho bé sơ sinh để vừa làm sạch bình sữa, giúp con ti thun thút, vừa dùng vệ sinh, tiệt trùng dụng cụ nấu, đồ dùng ăn uống của con sạch sẽ mà không hề để lại mùi. Sản phẩm vừa có thành phần tự nhiên, vừa an toàn, lành tính, sử dụng để rửa rau củ và thực phẩm ăn hàng ngày cho bé cực tiện thì ngại gì không mua ngay mẹ ơi.
Theo dõi bài viết đến đây hẳn mẹ đã bỏ túi được một số cách rã đông đồ ăn dặm cho bé và lựa chọn được phương pháp phù hợp cho bé yêu nhà mình rồi đúng không ạ. Góc của mẹ sẽ luôn hỗ trợ mẹ trên chặng đường phát triển của bé nên nếu còn băn khoăn thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!