Bước sang giai đoạn tháng thứ 6 các bé nhà sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Về sự phát triển từng ngày của bé và luôn thay đổi qua các kỹ năng, vận động, giao tiếp, di chuyển,… Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm những gì? Trẻ sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc bé yêu nhà mình?… Tham khảo ngay bài viết của nhà mình để mách nhỏ cho mẹ từ A đến Z nhá!

Mục lục
1. Về sự vận động của bé 6 tháng tuổi biết làm gì?
Các mẹ cũng biết đấy, sự hiếu động và tinh nghịch của bé luôn mang đến nhiều điều bất ngờ. Có thể được thể hiện ngay từ khi bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Chẳng hạn như:
- Khi nằm sấp, hai chân của bé đưa thẳng lên cao và có thể lật ở mọi hướng. Có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người. Tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra sau. Có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về phía trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.
- Khi kéo tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng lưng và hông giữ thẳng. Có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động.
- Khi ngồi trên ghế, bé có thể cầm và lắc đồ vật. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy. Bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ. Nhưng thân người cần phải gập về phía trước và dùng hai tay để chống đỡ.
- Khi đặt đồ chơi nhỏ ở bên cạnh bé. Bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay. Tất cả các bé ở độ tuổi này đề có chung sở thích đó là cho tất cả những gì mình cầm được, nắm được vào miệng.
- Khi bú sữa, hai tay của bé đã có thể cầm được bình sữa.
- Khi cầm đồ chơi trong tay, bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.
- Khi bị quần áo hay khăn che mặt, bé sẽ tự dùng tay gạt chúng ra.
Xem thêm: Bé 6 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?


2. Về mặt nhận thức và học hỏi của bé 6 tháng tuổi làm gì?
Bé 6 tháng tuổi làm gì? Đầu tiên, có thể nhận ra một số từ quen thuộc cơ bản như “không, đúng” hay tiếng gọi tên và sự chơi đùa của ba mẹ. Đây là một trong những bước đầu tiên trong quá trình phát triển khả năng nói của bé sau này.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng tuổi thì biết nói?
Bên cạnh đó, bé luôn nhìn ngó mọi vật xung quanh. Quay đầu tứ phía khi có tiếng động thể hiện sự tò mò về mọi thứ cũng như cố gắng lấy những món đồ ngoài tầm với. Khi cầm đồ vật trong tay bé sẽ bắt đầu chuyển từ tay này sang tay kia để khám phá ra điều thú vị mới.

3. Về khả năng thích ứng của từng bé 6 tháng tuổi biết làm gì ?
Khi mẹ lấy vật trong tay bé và đặt lên giường hay ở đâu đó mà nơi bé có thể nhìn thấy. Bé biết trườn người hay là bỏ tới để đuổi theo và cầm đồ chơi trong tay.
Nếu đặt trước mặt bé ba món đồ chơi. Bé sẽ nhanh tay chọn món đồ chơi có màu sắc nổi bật nhất tăng sự thích ứng về màu sắc của bé
Bé có thể vươn tay cầm lấy vật rất nhanh và kiên quyết khi nhìn thấy đồ vật. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật

4. Về cử chỉ giao tiếp của bé 6 tháng tuổi biết làm gì ?
Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển khá nhanh và tăng thêm khi bé có thể bập bẹ, bi bô theo người lớn, đáp lại bằng cách tạo ra những âm thanh khác nhau. Không chỉ vậy, bé còn biết tương tác với ba mẹ bằng các biểu cảm thông qua nét mặt như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc.
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp của bé 0-6 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Khi soi gương, bé cười với cái bóng trong gương. Cũng như là chụp hình seflie bằng điện thoại cùng những icon đáng yêu bé cảm thấy thích thú hưng phấn tạo ra những âm thanh hay những tiếng cười đùa.
Lúc này đây bé rất thích “nói chuyện” với ba mẹ bằng những tiếng ê, a, ô. Nhiều khi bé còn tỏ ra rất hào hứng khi có ai đó đền gần và nói chuyện vui vẻ với mình.
Bé cũng đã biết quay đầu hoặc ngẩn đầu lên nhìn về hướng khi có người nào đó gọi tên mình.

Khi cho người lạ bế, bồng bé thường đưa tay ra và ôm chầm lấy mẹ và tạo ra những âm thanh như la và khóc không cho người lạ nào đó bế.
Bé có thể phân biệt được người lớn và trẻ con, biết vươn tay và phát âm. Để chủ động giao lưu với người khác, biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.
5. Về giác quan thị giác của trẻ 6 tháng tuổi làm gì ?
Bé nhà có thể nhìn ra được những màu sắc ví dụ như: màu đỏ, màu đen, màu vàng, màu xanh,… những màu sắc sặc sỡ giúp bé có ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn.
Ngoài ra, bé có thể ghi nhớ khuôn mặt của từng người trong gia đình hay những người hàng xóm gặp hai ba lần. Thì bé sẽ quen mặt và cùng chơi đùa.
6. Về sự truyền đạt ngôn ngữ của bé 6 tháng tuổi biết làm gì ?

Các mẹ thường hay có câu hỏi: “Bé 6 tháng biết làm những gì ?” hay “Bắt đầu nói được những gì ?” thì các bé bắt đầu phát những âm đơn: a, i, ba… độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.
Khi học nói, phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn. Thường có phản ứng với giọng nói nhẹ nhàng nhất là của mẹ.
Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh. Có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau.
Khi các mẹ bắt chuyện với mẹ, bé tỉ mỉ nhìn ngôn ngữ miệng của mẹ và vô cùng hào hứng cười đùa nói theo.
7. Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Các mẹ phải theo dõi sự phát triển của bé. Bé có đạt được các cột mốc quan trọng này hay không như ngồi vững, phản ứng với âm thanh, phát ra tiếng bập bẹ… Nếu lo ngại bé phát triển chậm mẹ nên đưa bé đi khám.
Bé 6 tháng tuổi ở giai đoạn này rất hiếu động, vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà, nhất là đồ chơi của bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Bệnh mùa hè ở trẻ em
Các mẹ phải dành nhiều thời gian chơi cùng bé những trò như ú òa. Các trò chơi tương tác để giúp bé phát triển trí não cũng như các kỹ năng cần thiết.
Các mẹ chú ý và tuyệt đối không cho bé chơi những mảnh đồ chơi nhỏ. Vì có thể làm bé nghẹt thở, bị hóc khi cho vào miệng.
Không được để những vật sắc nhọn bên cạnh bé. Vì có thể bé tò mò và bò tới để cầm và gây ra hậu quả không lường trước được
Xem thêm: Trò chơi cho bé 6 tháng tuổi – Phần 4 – Ú òa | Mamamy
Lời kết
Trên đây là những điều mà nhà mình mách nhỏ cho mẹ. Để hiểu hơn về các bé ở 6 tháng tuổi biết làm gì? Hy vọng mẹ và các bé luôn đồng hày cùng nhau nhé!