Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Các nhóm tính cách của trẻ em mà mẹ nên quan tâm

Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển hình thành tính cách và biến đổi sinh lý khác nhau. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Chính vì vậy, nhà mình sẽ cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Giúp cho các mẹ hiểu hơn nhá !

1. Tính cách của bé được định nghĩa như thế nào?

Tính cách của trẻ con được chia thành các nhóm tính cách. Mỗi nhóm tính cách được đặc trưng bởi những tính cách, khả năng, đặc điểm nổi trội của trẻ.

9 đặc điểm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ con:

  • Mức độ hoạt động: Trẻ năng động như thế nào?
  • Nhịp độ sinh học: Thói quen ăn, ngủ và bài tiết
  • Phân tâm: Cách trẻ bị phân tâm khỏi một hoạt động hay nhiệm vụ
  • Tiếp cận và thay đổi: Cách trẻ tiếp cận một tình huống, con người, địa điểm, thức ăn mới khi thay đổi thói quen
  • Khả năng thích ứng: Cách trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ tình huống này sang tình huống khác
  • Kiên trì: Cách trẻ phản ứng khi phải đối mặt với khó khăn
  • Mức độ phản ứng: Cách trẻ phản ứng với tình huống, dù tích cực hay tiêu cực
  • Sự nhạy cảm: Mức độ nhạy cảm của trẻ đối với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, thức ăn hoặc khi bị chạm vào
  • Tâm trạng: Có thể là sự lạc quan hay nghiêm túc

2. Thế nào là hình thành tính cách của bé?

Các mẹ không thể quyết định được tính cách các bé mình sinh ra. Nhưng không có nghĩa là mẹ chẳng thể làm gì với tính cách của bé. Thiên hướng tính cách bẩm sinh của bé chỉ là một phần cá tính của bé sau này. Một phần quan trọng khác chính là cách mẹ phản ứng và xử sự với những tính cách thiên bẩm của con.

Các mẹ không thể quyết định được tính cách của trẻ mình sinh ra
Các mẹ không thể quyết định được tính cách của trẻ mình sinh ra

Việc phát triển tính cách bẩm sinh của một đứa trẻ cũng khó như việc cố thay đổi thói quen của người bạn đời, mẹ có thể giúp bé nhận ra năng lực tiềm ẩn một cách toàn diện bằng cách mang đến cho bé cơ hội trải nghiệm và khám phá những gì phù hợp nhất với bé.

3. Sự hình thành tính cách của trẻ em

Tính cách của trẻ con sẽ được hình thành khá sớm mẹ hay để ý vấn đề này nhé. Một vài đặc điểm sẽ hiển nhiên xuất hiện ngay từ khi bé ra đời. Một vài đặc điểm khác thì lại xuất hiện khi bé được khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Và một vài đặc điểm có thể phát triển dần về mức độ theo thời gian.

Chẳng hạn như nỗi thất vọng của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ đạt được sự tự tin, hoặc sự hiếu động của bé cũng sẽ giảm dần khi khả năng tập trung của bé tốt hơn. Ngay cả những cá tính khó nhằn nhất vẫn có thể trở nên đơn giản hơn. Chẳng hạn như cách bé đối phó với những thăng trầm của cuộc sống. Và cách tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc cho chính mình. Tất nhiên là phải cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của bạn.

Sự hình thành tính cách của trẻ
Sự hình thành tính cách của trẻ

Sau đây là 3 nhóm tính cách cơ bản của trẻ em mẹ cần nắm rõ

3.1. Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Dễ tính hoặc hoạt bát (Chiếm 40% trẻ em)

Bé dễ tính hoặc hoạt bát thường thể hiện tính cách qua:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết theo một quy luật ổn định
  • Dễ dàng thích nghi với các tình huống, con người mới, thay đổi môi trường
  • Giữ tâm trạng tích cực
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng và ôn hòa

Mẹ ắt hẳn thấy tính cách của bé là người thân thiện, vui vẻ, tốt bụng và dễ tính. Điều này sẽ giúp mẹ cũng như bố cảm thấy bản thân đang làm tốt vai trò.

3.2.Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Khó tính, dễ bị kích thích (Khoảng 10% trẻ em)

Bé có tính cách khó tính, dễ bị kích thích thường:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết không theo một quy luật nhất định
  • Chậm thích ứng với các tình huống xảy ra, con người mới và khi thay đổi môi trường
  • Tâm trạng tiêu cực
  • Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ

Ở tính cách của bé trên, mẹ có thể thấy bé là một đứa trẻ cứng đầu và dữ dội, khiến công việc chăm sóc trở nên khó khăn. Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy chăm trẻ là công việc rắc rối.

3.3.Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Khó gần hoặc thận trọng (Khoảng 15% trẻ em)

Tính cách của trẻ em khó gần biểu hiện:

  • Cảnh giác và chậm thích nhi với các tình huống, con người mới và sự thay đổi môi trường
  • Sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau một lúc tham gia (một khi thấy thoải mái, bé hoàn toàn có thể hoạt bát như mọi đứa trẻ khác)
  • Giữ tâm trạng nghiêm túc
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng

Ở đây, tính cách của bé là người nhút nhát, sợ hãi và nhạy cảm. Điểm này chính là điểm làm bố mẹ băn khoăn, không biết có thể làm gì để gần gũi bé hơn

4. Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ em

Vậy tính cách của trẻ con hình thành khi nào? Có những giai đoạn nào tính cách của trẻ được hình thành rõ rệt? Mời mẹ tham khảo nội dung dưới đây:

4.1.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ con từ 0 đến 1 tuổi

Ở tuổi này, một trong các từ chỉ tính cách trẻ em, hay cách bé biểu hiện cảm xúc, truyền đạt nhu cầu là khóc. Mẹ cần học cách cảm nhận sự khác biệt giữa tiếng khóc khi bé đói, bé mệt. Hay khi bé thấy khó chịu. Trong những năm đầu của cuộc đời bé cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng. Vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của bé. Bé có thể cảm nhận được cảm xúc trong giọng nói của bạn, hãy nhẹ nhàng và thân thiện để con cảm thấy an toàn và được yêu thương.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 0 đến 1 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

4.2.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Bé ở độ tuổi này nên có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm bên ngoài, mẹ cũng thường xuyên thắc mắc tính cách của trẻ con hình thành khi nào trong độ tuổi này. Tuy nhiên khi hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, hoặc 2 tuổi, 1 tuổi, các bé sẽ chưa thực sự tương tác và hiểu khái niệm chia sẻ. Những cơn giận dữ, tranh giành là các từ chỉ tính cách trẻ con trong giai đoạn này. Mẹ không nên kỷ luật bé bằng cách la mắng hay đánh bé. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

4.3.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Bé thích khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng. Hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh. Biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trong quá trình hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, các từ chỉ tính cách trẻ em bao gồm: thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học vẽ, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

 

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Xem thêm:

4.4.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 6 đến 10 tuổi

Một trong các từ chỉ tính cách trẻ em trong giai đoạn 6 đến 10 tuổi có thể là ghen tị với người khác. Tại thời điểm này, khác với giai đoạn hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, mẹ nên dạy bé tự học và cách tôn trọng, lắng nghe người lớn. Mẹ cũng nên cố gắng dành nhiều thời gian chất lượng với con nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như đưa trẻ đi chơi và chơi cùng bé.

Đến cuối độ tuổi này, mẹ chắc hẳn không còn thắc mắc tính cách của trẻ con hình thành khi nào như giai đoạn dưới 1 tuổi nữa, vì lúc này, nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen. Và những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội. Hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống. Không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè.

4.5.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi

Bước sang giai đoạn này hình thành tính cách của trẻ con lớn lên rất nhanh. Có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy, đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm. Trong gian đoạn này, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ độc lập hơn và có những rung động đầu đời.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi

4.6.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi

Sự hình thành tính cách của trẻ con. Các từ chỉ tính cách trẻ em trong giai đoạn này bao gồm: nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân cao hơn. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của trẻ có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó câu trả lời cho câu hỏi tính cách của trẻ con hình thành khi nào đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các trẻ tự cao, đánh giá cao bản thân của mình.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi

5. Hiểu tính cách của bé là điều mẹ cần làm

Ai trong chúng ta cũng được sinh ra và tiếp cận, phản ứng, tương tác với thế giới theo một cách riêng. Còn được gọi là tính cách. Dù tính cách của trẻ con có các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều có cuộc sống bình thường nhờ vào sự giáo dục của gia đình

Điều đó thể hiện rằng, sự hỗ trợ, hướng dẫn và những giới hạn giúp trẻ em vượt qua những thách thức liên quan đến tính cách. Một bé ở tuổi chập chững có thể học đếm từ 0 – 50 trong khi ban đầu bé không hề biết đến chữ số. Giống như vậy, bé cũng có thể học cách tự kiểm soát bản thân

Hay, những em bé hay lo lắng thì mẹ cần để bé được tiếp xúc với nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Nhờ đó con sẽ học được cách thích nghi và ít căng thẳng hơn. Hoặc những em bé nghiêm túc có thể không bao giờ trở thành một diễn viên hài được nhưng bé hoàn toàn có thể luyện tập để phát triển óc hài hước hơn.

6. Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ ?

Vì các mẹ nuông chiều bé đã dẫn đến con không có hình thành tính tự lập. Hoặc không biết làm một việc gì ngoài việc học. Nếu bé cứ ỷ lại , sống dựa dẫm vào mẹ. Như vậy thì tương lai sau khi hình thành tính cách của trẻ con, trẻ sẽ thiếu đi cơ hội việc làm, khả năng thích ứng trong xã hội và thích ứng với công việc.

Và khi các bé có tính tự lập thì:

  • Có thể làm hết mọi việc ngay từ nhỏ từ đó giúp con tự tin vào bản thân mình hơn. Đây là chìa khóa quan trọng cho bé trưởng thành.
  • Sẽ không dựa dẫm hay phụ thuộc vào mẹ khi đến tuổi đi làm. Và có thể tự giải quyết được mọi việc của bản thân một cách tốt hơn.
  • Có thể hỗ trợ mẹ nhiều việc phù hợp như làm việc nhà,…
  • Bé sẽ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì. Và luôn cảm thấy vui vẻ khi tự làm mọi thứ và hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ ?
Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ?

7. Các phương thức chính giúp bé phát triển tính cách

7.1.Thấu hiểu tính khí của con

Để phát triển tính cách của trẻ con, mẹ nên chú ý đến cách bé tiếp cận, phản ứng và tương tác với thế giới. Mẹ có thể đặt các câu hỏi như:

  • Việc học tập từ các tình huống ngẫu nhiên có gây khó khăn cho bé?
  • Bé có hay khó ngủ không?
  • Cách bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác như thế nào?
  • Các bé đối phó với môi trường kích thích cao như khu vui chơi đông đúc ra sao?
  • Bé có thể bình tĩnh khi cảm thấy buồn bã hoặc hưng phấn?

7.2.Chấp nhận tính cách của con

Mẹ có thể chưa biết, rằng tính cách của trẻ con giống như màu mắt vậy. Bé dễ tính sẽ khiến cha mẹ và người chăm sóc cảm thấy thoải mái hơn nhưng bố mẹ cần phải chấp nhận tính cách của bé dù tính cách của bé có ra sao.

Việc mẹ cố gắng thay đổi tính cách của bé sẽ có khả năng phản tác dụng và tổn thương bé. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bé có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà hãy để bé phát triển một cách lành mạnh, bé cần phải cảm thấy được yêu thương vì là chính bản thân mình.

7.3.Tạo cho con một tấm gương học tập về tính cách

Trong những giai đoạn đầu đời, bố mẹ chính là người mà bé tiếp xúc nhiều nhất. Điều này là nguyên nhân chính hình thành nên tính cách của trẻ em. Việc bố mẹ có những hành vi xấu cũng tác động rất lớn đến trẻ đó mẹ nhé! Vậy nên, hãy là một tấm gương để con noi tho mẹ nhé! Ngoài ra, phương pháp nuôi dạy con khoa học cũng vô cùng quan trọng, mẹ nên lưu tâm mẹ nhé!

Hãy dạy cho các bé biết yêu thương và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

Hãy dạy cho các bé biết yêu thương và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

Xem thêm: Know Your Baby’s Personality Based On Their Birth Month

Nguồn: KD Concepts (Youtube)

Lời kết

Trên đây, nhà mình đã cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Hy vọng các mẹ có thể tìm hiểu nhiều hơn về bé. Để giúp bé phát triển tính cách tốt đẹp về các độ tuổi phù hợp nhé!

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Các nhóm tính cách của trẻ em mà mẹ nên quan tâm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0