Vấn đề giấc ngủ luôn phải được mẹ ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ sẽ dành chủ yếu thời gian cho việc ngủ với các giấc ngủ ngắn kéo dài vài tiếng. Nhưng ở một số trẻ thì thời gian thức lại nhiều hơn. Đó chính là hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ít. Vậy mẹ nên làm gì trong tình huống này?
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh ngủ ít là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục và xử lý, mẹ cần phải biết như thế nào được coi là trẻ ngủ ít. Thông thường, thời gian ngủ mỗi ngày của con sẽ khoảng 16 tiếng và chia đều cho cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngày bé sẽ ngủ từ 8 đến 9 tiếng và ban đêm là 8 tiếng. Mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tiếng.
Việc thức giấc hoàn toàn chỉ dành để bú mẹ, vệ sinh. Sau khi đã bú no, trẻ sẽ lại tiếp tục ngủ. Hầu hết các bé đều sẽ có thời gian ngủ là giống nhau. Nhưng cũng sẽ có một vài bạn khác biệt. Và những trường hợp này sẽ được xếp vào dạng trẻ sơ sinh ít ngủ.
2. Nguyên nhân trẻ ngủ ít
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ bao gồm các trường hợp sau đây:
2.1. Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh
Trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh cho dù là vô cùng nhỏ. Chính vì thế mà nếu không gian xung quanh xuất hiện những tiếng động hoặc tiếng ồn sẽ khiến cho con bị giật mình và tỉnh giấc đột ngột.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như: Ánh sáng quá mạnh. Mẹ đặt bé nằm gần thiết bị điện tử như tivi, điện thoại khiến con bị ảnh hưởng bởi sóng từ. Không gian phòng ngủ quá nóng bức, bí bách, không có sự thông thoáng…
2.2. Trẻ sơ sinh ngủ ít do bị đói
Công việc chính của trẻ sơ sinh chỉ là ăn, ngủ và đi vệ sinh. Con sẽ ngủ khi no và thức dậy khi đói. Chính vì thế, nếu mẹ để cho bé bị đói thì chắc chắn là con sẽ không ngủ được. Đây là một nguyên nhân khiến xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ít.
Dạ dày của trẻ rất nhỏ, cần phải được bú nhiều lần. Mẹ hãy bên cạnh con để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể một cách kịp thời. Như vậy con sẽ ngủ ngon hơn.
Đối với những trẻ bị thiếu kẽm, canxi… cũng sẽ ít ngủ, khó ngủ và khi ngủ hay giật mình hơn các bạn khác.
2.3. Bé không thoải mái với phần tã lót
Hiện nay, các mẹ chủ yếu sử dụng bỉm để đóng cho con bởi sự tiện lợi và vệ sinh. Tuy nhiên, chúng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của con.
Nếu mẹ không thay tã thường xuyên sẽ khiến tã của con bị ẩm ướt và bẩn. Điều này khiến con khó chịu và dễ tỉnh giấc. Như vậy thì chắc chắn trẻ sẽ khó ngủ, cáu gắt nhiều hơn.
2.4. Con đang bị mắc một loại bệnh nào đó
Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, trẻ sơ sinh ngủ ngủ ít cũng có thể xuất hiện khi cơ thể con đang mắc phải một hiện tượng bệnh lý nào đó. Ví dụ như: ốm, sốt… Đây là điều hết sức bình thường do cơ thể con lúc này còn non nớt. Việc của cha mẹ là theo dõi và chăm sóc chúng một cách kỹ lưỡng hơn.
3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Vậy trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Trẻ ngủ ngày thức đêm có ảnh hưởng không? Đây chắc chắn là điều mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm. Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi khi trẻ ngủ ít hơn so với các bạn khác thì khả năng phát triển về ngoại hình và cả nhận thức sẽ bị ảnh hưởng.
Có thể bạn không biết nhưng những tháng đầu đời của con, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi con ngủ, các tế bào trong cơ thể vẫn hoạt động. Chúng giúp con con phát triển toàn diện hơn. Khi con ngủ dâu, ngủ ngon và ngủ đủ giấc thì sức khỏe, chiều cao, trí nào sẽ phát triển tốt hơn và ngược lại.
Việc trẻ ít ngủ cũng khiến ảnh hưởng đến những người xung quanh. Con sẽ thức đòi chơi hoặc quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ vì vậy mà cũng vất vả hơn. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của chúng ta.
4. Mẹ cần làm gì khi con ngủ ít?
Khi trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc thì cha mẹ cần phải làm gì? Từ những nguyên nhân về việc trẻ sơ sinh ngủ ít ở trên, cha mẹ hoàn toàn đã có thể tự lựa chọn được cho mình những giải pháp phù hợp đó là:
- Giúp con phân biệt rõ ràng giữa ngày và đêm để không có sự lộn xộn trong giấc ngủ.
- Cho con ti đầy đủ trước khi ngủ.
- Khi trẻ vừa mới thiu thiu ngủ hãy đặt con xuống giường tránh thói quen ngủ trên tay mẹ.
- Chú ý tới không gian khi ngủ của con.
- Kiểm tra và thay tã thường xuyên để con thoải mái.
- Sử dụng âm nhạc như một sự kích thích tư duy cũng như giúp con ngủ dễ dàng hơn.
- Chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho con.
Đó là những thông tin vần thiết mà mẹ cần phải biết về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít. Hãy giúp con có được môi trường phát triển toàn diện trong những tháng đầu đời.