Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

7 Cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ tác dụng sau 7 ngày

Mẹ muốn áp dụng cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ để bé tự lập hơn, mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào? Mẹ đừng lo! Góc của mẹ sẽ bật mí 7 cách để trẻ sơ sinh tự ngủ khoa học, rất dễ áp dụng trong bài viết này. Mẹ theo dõi nhé!

Luyện cho bé tự ngủ ngoan, mẹ bớt bận bịu  
Luyện bé tự ngủ ngoan, mẹ bớt bận bịu là điều mẹ nào cũng mong muốn 

1. Khi nào nên tập cho bé tự ngủ?

Thời điểm thích hợp mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bắt đầu tập cho bé tự ngủ là khi bé được 3 – 4 tháng. Khi đó, ý thức về ngày và đêm của bé bắt đầu hình thành. Các giấc ngủ của bé ổn định và kéo dài hơn (khoảng 4 – 6 tiếng), ban đêm cũng ít khi quấy khóc đòi bú mẹ do dạ dày của con lớn hơn, con lâu bị đói hơn. 

Vậy luyện ngủ cho con sau giai đoạn này thì sao? Vẫn được mẹ ạ! Tuy nhiên, khi lớn hơn, bé đã quen với việc mẹ dỗ ngủ nên khó thay đổi, khiến mẹ khó khăn hơn trong việc luyện ngủ. 

Bé tự ngủ ngoan không cần mẹ bế ẵm ru ngủ
Với cách để trẻ sơ sinh tự ngủ mẹ sẽ cần bé ẵm, ru ngủ như mọi lần nữa 

Việc rèn luyện bé tự ngủ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bản thân bé:

  • Mẹ nhàn hơn: Mỗi ngày mẹ không mất nhiều giờ để ru bé ngủ và nằm cạnh bé khi bé ngủ. Thay vào đó mẹ có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân hoặc làm công việc khác để cuộc sống cân bằng hơn. 
  • Bé ngủ ngon hơn, nhiều năng lượng hơn: Mỗi lần thức dậy sau một giấc ngủ ngon và sâu, chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy rất sảng khoái. Với bé cũng vậy, bé sẽ tràn đầy năng lượng tích cực để tham gia các hoạt động ăn uống và vui chơi trong ngày đó ạ! 
  • Rèn cho bé tính tự lập: Tập cho bé tự ngủ còn là phương pháp rèn luyện tính tự lập được mẹ bỉm ở các nước tiên tiến áp dụng hiệu quả. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc hình thành tính cách và tư duy độc lập sau này cho con.
  • Hai mẹ con cùng vui khoẻ: Khi con đã tạo được thói quen tự ngủ, mẹ bỉm sẽ giảm bớt được phần nào vất vả trong thời gian nuôi con nhỏ. Bé cũng không phải quấy khóc, gắt ngủ hàng giờ đồng hồ. Con ngoan thì cả mẹ và bé cùng vui khoẻ đúng không mẹ ơi!

 

Ngủ ngon giấc giúp bé nhiều năng lượng tích cực cho ngày mới
Khi mẹ tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ giúp bé nhiều năng lượng tích cực cho ngày mới hơn

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Nguyên tắc luyện cho trẻ sơ sinh tự ngủ

Để luyện tập cho bé tự ngủ và có thể ngủ ngon giấc, mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân khiến bé quấy khóc không chịu ngủ và phương án xử lý tương ứng:

  • Cảm giác độc lập: Bình thường bé được mẹ bế ẵm ru ngủ nên đã quen hơi mẹ. Khi mẹ luyện cho bé tự ngủ, bé có thể cảm thấy cô đơn, bất an. Lúc này, cách để trẻ sơ sinh tự ngủ là đặt con ở tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh tốt nhất và thêm một bạn thú nhồi bông hay một đồ chơi bé yêu thích sẽ thay vòng tay mẹ trở thành “dũng sĩ” giúp bé an tâm ngủ ngon hơn nhiều đó! 
  • Bé sợ hãi: Bé sơ sinh sợ hãi bóng tối không phải là hiếm gặp đâu ạ. Bé sẽ quấy khóc rất to mỗi khi mẹ tắt điện đi ngủ hoặc bé bị tỉnh dậy giữa đêm. Những lúc này mẹ giúp bé bình tĩnh bằng cách vuốt ve, vỗ về tạo cảm giác an toàn cho bé. Dần dần cảm giác sợ hãi của bé sẽ biến mất nhanh thôi mẹ ạ.
  • Bé mệt mỏi: Do chưa tập được thói quen giấc ngủ ổn định, bé ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon dẫn đến mệt mỏi, uể oải quấy khóc làm nũng mẹ. Có khi cả đêm mẹ dỗ mãi không được, cả nhà mình đều bị mất ngủ theo. Để khắc phục vấn đề này, ban ngày mẹ cùng con hoạt động, vui chơi nhiều hơn, vừa giúp tinh thần con thoải mái, vừa giúp con ngủ ngoan hơn khi đêm đến đó. 
  • Bé gặp một số vấn đề về sức khỏe: Bé sơ sinh nhà mình có thể gặp một vài vấn đề nhỏ về sức khoẻ như mọc răng, ốm, hoặc côn trùng đốt… Các vấn đề này chỉ làm bé khó chịu một chút thôi. Nhưng do bé không nói được nên chỉ có thể quấy khóc, khó ngủ mẹ ạ. Nếu bé gặp tình trạng trên, mẹ đợi bé khỏi hẳn rồi luyện tập cho bé tự ngủ sau mẹ nhé!
Bé an tâm ngủ ngon hơn khi ôm thú nhồi bông
Để bé an tâm ngủ ngon hơn khi ôm thú nhồi bông khi luyện bé tự ngủ

Trong quá trình luyện cách để trẻ sơ sinh tự ngủ ắt sẽ gặp một vài khó khăn nhỏ. Tuy nhiên mẹ đừng lo nhé. Chỉ cần nắm chắc 2 nguyên tắc sau thì rất nhanh con sẽ thích nghi và tự ngủ ngoan:

  • Thật cứng rắn: Thời gian đầu tập cho bé tự ngủ, bé sẽ quấy khóc rất nhiều khiến mẹ vừa thương vừa xót con. Lúc này, nếu mẹ tới bế và dỗ dành bé, bé sẽ nhận ra ngay rằng tiếng khóc chính là “điểm yếu” của mẹ và khóc nhiều hơn ở những lần sau đó ạ. Vì vậy cho dù thế nào mẹ cũng cần giữ vững quan điểm, cứng rắn khi luyện cho bé tự ngủ mẹ nhé! 
  • Thật kiên trì: Để gặt hái được kết quả thì mẹ cần kiên trì nữa. Trong những ngày đầu sẽ khó khăn cho cả mẹ và bé. Bé chưa thích nghi được, vẫn còn “ngủ ngày – thức đêm”. Mẹ cố gắng đừng bỏ cuộc mẹ nhé. Khi thấy bé ngủ quá số giờ được ngủ vào ban ngày, mẹ gọi bé dậy và chơi cùng bé để bé quên đi cơn buồn ngủ. Cứ như vậy mẹ kiên trì khoảng 7 ngày bé có thể hình thành thói quen tự ngủ đó ạ.
Mẹ chơi cùng bé để bé quên đi cơn buồn ngủ vào ban ngày
Cách cho trẻ sơ sinh tự ngủ là mẹ chơi cùng bé để bé quên đi cơn buồn ngủ vào ban ngày

3. 7 Cách để trẻ sơ sinh tự ngủ trong 7 ngày hiệu quả 

3.1. Dạy bé phân định rõ ràng giữa nhịp ngày và đêm

Việc bé ngủ nhiều vào ban ngày và thức vào ban đêm khiến mẹ khá đau đầu nhỉ. Thế nhưng ở giai đoạn đầu đời, bé chưa có nhận thức về giờ giấc nên không thể tự phân biệt được ban ngày và ban đêm đâu ạ. Lúc này, mẹ cần:

  • Điều chỉnh ánh sáng trong phòng: Ban ngày nếu trong nhà không đủ ánh sáng, mẹ bật nhiều đèn điện sáng lên. Đến ban đêm mẹ để phòng bé tối nhất có thể hoặc để một chút ánh sáng vàng để thuận tiện chăm sóc bé khi cần thôi nhé. Cách này giúp bé nhận diện được ban ngày sáng còn ban đêm tối rất hiệu quả mẹ ạ!
  • Cho bé vui chơi nhiều hơn vào ban ngày: Ban ngày mẹ dành thời gian tạo vui chơi và nói chuyện với con nhiều hơn. Nhưng đến buổi tối trước khi đi ngủ mẹ cho bé ngừng hết các hoạt động gây kích thích, thay vào đó mẹ vỗ về nhẹ nhàng bé trong phòng tối yên tĩnh. Bé sơ sinh rất nhanh nhạy và thông minh đó mẹ ạ. Sau vài lần bé sẽ hiểu ngay khi dừng chơi và được mẹ vỗ là cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ. 
Mẹ nên dành nhiều hoạt động vui chơi vào ban ngày cho bé 
Mẹ nên dành nhiều hoạt động vui chơi vào ban ngày cho bé cũng là cách để trẻ sơ sinh tự ngủ hiệu quả

3.2. Đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức

Nếu mẹ có thói quen bế ru bé ngủ rồi mới đặt bé xuống giường thì cần bỏ ngay vì điều này khiến bé ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc khi mẹ đặt bé xuống giường. Bé bám dính mẹ càng nhiều, mẹ càng khó rèn cho bé tự đi ngủ. 

Mẹ bế ẵm ru bé ngủ hàng ngày tạo thói quen không tốt
Đẻ tập cho bé tự ngủ trong 7 ngày hiệu quả mẹ không nên bế ẵm ru bé ngủ hàng ngày vì sẽ tạo thói quen không tốt

Việc đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ giúp bé hình thành thói quen đi ngủ mà không cần mẹ bế ru. Làm sao để biết bé buồn ngủ? Dấu hiệu để mẹ nhận biết đây ạ! 

  • Ngáp ngủ, chớp mắt nhiều lần, dụi mắt, có thể kèm theo rơm rớm nước mắt.
  • Trạng thái của bé mệt mỏi, không hứng thú với các hoạt động xung quanh.
  • Bé có biểu cảm cau có, nhăn nhó, hoặc quấy nhiễu, khóc lóc.
  • Bé thường rất bám mẹ và đòi mẹ bế.
  • Gãi tai, bứt tai chính mình cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi bé buồn ngủ.

Nắm bắt được “tín hiệu” trên, mẹ nhanh chóng đặt bé xuống giường, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng để bé nhận ra rằng đã đến lúc bé cần đi ngủ mẹ nhé!

Ngáp ngủ là tín hiệu bé đang buồn ngủ
Ngáp ngủ là tín hiệu bé đang buồn ngủ khi dạy trẻ sơ sinh tự ngủ

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu bé tỉnh dậy quấy nhiễu vào nửa đêm, mẹ không nên bế ẵm bé lên. Mẹ chỉ cần vỗ về bé, hát một bài hát ru nhẹ nhàng là bé sẽ quay lại giấc ngủ ngay thôi!

3.3. Thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé

Đây là phương pháp tạo lập một bảng biểu cố định thời gian cho các hoạt động trong một ngày từ lúc bé thức dậy đến khi đi ngủ. Chu trình trên cứ lặp đi lặp đi giúp bé phân định rõ ràng 3 việc ăn – chơi – ngủ. Từ đó bé dần tự giác giờ nào việc đó, mẹ sẽ nhàn tênh đó ạ.

Cùng góc của mẹ tham khảo cách thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé:

  • Bé thức giấc sẽ được mẹ cho ăn
  • Sau đó bé được tham gia vào các hoạt động vui chơi
  • Mẹ cho bé đi ngủ khi bé buồn ngủ
Mẹ hạn chế để bé vừa ăn vừa chơi
Trong tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ mẹ hạn chế để bé vừa ăn vừa chơi

Lưu ý: Mẹ hạn chế để bé làm 2 việc cùng lúc như vừa ăn vừa chơi nhé. Vô tình có thể hình thành thói quen xấu phá vỡ chu trình sinh hoạt khoa học mẹ đã kỳ công thiết lập trước đó.

3.4. Luyện trẻ sơ sinh tự ngủ theo phương pháp CIO

CIO là viết tắt của Cry It Out, có nghĩa là “Hãy để bé khóc”. Cha đẻ của phương pháp tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ này là tiến sĩ Richard Ferber – Giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ ở trẻ em – Bệnh viện nhi Boston. Lấy tên là “Hãy để bé khóc” nhưng phương pháp rèn trẻ sơ sinh tự ngủ này không phải để kệ bé khóc đến khi mệt rồi tự ngủ đâu mẹ ạ. CIO cách để trẻ sơ sinh tự ngủ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần hành động để bé khóc trong thời gian quy định rồi mẹ sẽ quay lại vỗ về, trấn an bé.

Tập cách tự ngủ cho bé bằng bằng phương pháp “Hãy để bé khóc”
Tập cách tự ngủ cho bé bằng bằng phương pháp “Hãy để bé khóc”

Mục tiêu của CIO là chỉ sau 10 – 15 phút bé có thể chìm vào giấc ngủ, bé ngủ sâu và ít bị giật mình thức giấc. Phương pháp này có nhiều nguyên tắc và yêu cầu sự chính xác trong từng bước thực hiện, mẹ nhớ kiên nhẫn khi áp dụng nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi vào phương pháp mẹ cần đánh giá tình trạng sức khoẻ của con, đảm bảo con đủ khoẻ mạnh để có thể chịu đựng được cơn khóc kéo dài. 

Các bước thực hiện phương pháp tập cho bé tự ngủ CIO:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé lên giường khi thấy bé xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ. 
  • Bước 2: Mẹ nhẹ nhàng dùng lời nói chúc bé ngủ ngon cùng động tác thể hiện tình cảm như vỗ về bé một chút hoặc hôn nhẹ lên trán bé. Sau đó mẹ rời đi. Kể cả khi bé đang khóc mẹ cũng vẫn rời phòng bé 3 – 5 phút nhé.
  • Bước 3: Mẹ trở lại phòng kiểm tra tình hình của bé, tắt đèn rồi mẹ lại rời đi khoảng 5 phút.
  • Bước 4: Mẹ quay lại vỗ về, trấn an bé, sau đó lại rời đi.
  • Bước 5: Lặp lại bước 4 cho đến khi bé tự ngủ mà không có mẹ ở bên.
  • Bước 6: Nếu bé bị thức giấc giữa chừng và quấy khóc, mẹ tiếp tục thực hiện lặp lại các bước phía trên mẹ nhé.
Mẹ vỗ về bé giúp bé bình tĩnh
Mẹ vỗ về bé giúp bé bình tĩnh là mẹo giúp bé tự ngủ đơn giản mà rất hiệu quả

Lưu ý: Sau mỗi lần lặp lại quá trình, mẹ lưu ý tăng thời gian rời đi để bé dần quen với việc “vắng mẹ” nhé!

3.5. Luyện trẻ sơ sinh tự ngủ theo phương pháp Fading

Cách giúp bé tự ngủ Fading hay còn có tên gọi khác là Camping Out, đây là một phương pháp luyện ngủ tương tự phương pháp CIO (Cry It Out) nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Fading tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc trong thời gian cho phép có mẹ ở gần. Khoảng cách của mẹ với bé tăng dần đến khi bé có thể tự ngủ mà không cần mẹ ở bên.

Phương pháp Fading luyện cho bé tự ngủ ngoan không cần mẹ ở bên
Phương pháp rèn trẻ sơ sinh tự ngủ Fading luyện cho bé tự ngủ ngoan không cần mẹ ở bên

Các bước thực hiện phương pháp tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ Fading:

  • Bước 1: Đặt bé lên giường khi mẹ nhận thấy bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Đảm bảo cơ thể bé sạch sẽ, bỉm không quá chật, bé được ăn no để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Bước 2: Mẹ ngồi gần giường bé để bé biết mẹ vẫn ở gần cho bé có cảm giác an tâm.
  • Bước 3: Nếu bé quấy khóc, mẹ ngồi bên nhẹ nhàng nói nhỏ để trấn an và giúp bé bình tĩnh.
  • Bước 4: Sau mỗi lần áp dụng phương pháp, mẹ tăng khoảng cách giữa mẹ và bé để bé hình thành dần thói quen tự ngủ mà không cần có mẹ ở gần.

Lưu ý: Nếu bé quấy khóc lâu mẹ cũng đừng vì xót con mà bế bé lên nhé, như vậy cách giúp bé tự ngủ này sẽ thất bại luôn đó ạ.

3.6. Tập cho bé sơ sinh tự ngủ theo phương pháp Time-check in

Phương pháp luyện bé tự ngủ Time-check in có nguyên tắc và cách thực hiện tương tự phương pháp CIO (Cry It Out). Điểm khác duy nhất ở cách thực hiện là thời gian mỗi lần mẹ rời đi là cố định chứ không tăng dần như CIO.

Mẹ nhanh chóng đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức
Mẹ nhanh chóng đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức cũng là cách rèn bé tự ngủ hiệu quả

Các bước thực hiện phương pháp luyện trẻ sơ sinh tự ngủ Time-check in:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, đảm bảo trước đó bé đã được ăn no và cơ thể ở trạng thái sạch sẽ, thoải mái. Sau đó mẹ rời đi trong 5 phút.
  • Bước 2: Quay lại kiểm tra, mẹ vỗ về, giúp bé bình tĩnh nếu thấy bé khóc.
  • Bước 3: Lặp lại chu trình rời đi trong 5 phút rồi quay lại phía trên đến khi bé tự chìm vào giấc ngủ.

3.7. Luyện trẻ sơ sinh tự ngủ theo phương pháp 4s, 5s

“Baby Whisperer” – cuốn sách viết về cách nuôi dạy bé được các mẹ tin dùng nhất thời gian gần đây đã nhắc rất nhiều về phương pháp 4s. Harvey Karp – một bác sĩ nhi khoa danh tiếng hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực giúp bé sơ sinh tự ngủ là cha đẻ của phương pháp này. Phương pháp luyện ngủ 4s, 5s giúp con bình tĩnh, hạn chế trạng thái gắt ngủ của bé, từ đó bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Phương pháp tập ngủ 4s, 5s giúp con bình tĩnh, khắc phục tình trạng gắt ngủ
Phương pháp tập ngủ 4s, 5s giúp con bình tĩnh, khắc phục tình trạng gắt ngủ là cách tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ được nhiều mẹ áp dụng

Các bước thực hiện phương pháp  4s:

  • Bước 1 (sleep routine): Tạo cho bé thói quen làm một việc gì đó trong khoảng 10-20 phút lặp đi lặp lại mỗi lần trước khi đi ngủ, như: Đọc truyện, nghe nhạc, trò chuyện với bé…
  • Bước 2 (swaddling): Là phương pháp dùng vải quấn quanh bé để giúp bé cảm thấy an toàn hơn và hạn chế cử động tay chân khi ngủ. Đây cũng được coi là tín hiệu để bé nhận ra đến lúc bé cần đi ngủ. 
  • Bước 3 (sitting): Mẹ bế bé ngồi trong phòng tối, hạn chế tiếng ồn ào. Giúp cho bé nhận diện được sự khác biệt giữa ban đêm và ban ngày.
  • Bước 4 (shushing/sucking): Tạo ra tiếng ồn trắng với âm thanh “shhhhh” có âm lượng nhỏ đều đều giúp bé được trấn an và dễ đi vào giấc ngủ.
Mẹ bế bé ngồi trong phòng tối, yên tĩnh
Mẹ bế bé ngồi trong phòng tối, yên tĩnh là cách giúp tập cho bé tự ngủ

Các bước thực hiện phương pháp 5s:

  • Bước 1 (swaddling): Mẹ dùng vải quấn quanh người cho bé, phần thân và chân mẹ nên để lỏng để bé có tư thế thoải mái khi ngủ, không bị gò bó quá nhé. Làm như vậy bé sẽ có cảm giác an toàn như được mẹ ôm và hạn chế giật mình khi ngủ đó ạ.
  • Bước 2 (side or stomach position): Mẹ đặt bé nằm sấp hoặc nằm nghiêng về một phía để bé thấy thoải mái hơn.
  • Bước 3 (shushing): Tạo ra tiếng ồn trắng với âm thanh “shhhhh” có âm lượng nhỏ đều đều giúp bé được trấn an và dễ đi vào giấc ngủ. 
  • Bước 4 (swinging): Mẹ bế bé nhẹ nhàng đi lại và đung đưa theo nhịp điệu để bé chìm vào giấc ngủ. Nếu bé quấy khóc mẹ có thể tăng mạnh thêm mức độ đung đưa tuy nhiên cần chú ý an toàn mẹ nhé. 
  • Bước 5 (sucking): Ngậm ti giả, điều này giúp bé cảm thấy an tâm và dễ dàng ngủ hơn.
Mẹ đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu để bé dễ vào giấc ngủ
Mẹ đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu để bé dễ vào giấc ngủ giúp cách rèn bé tự ngủ ngon và thích thú hơn

Lưu ý: Tùy vào tính cách mỗi bé, thông thường sau 1 tuần mẹ sẽ áp dụng thành công phương pháp tập ngủ 4s, 5s cho con nên mẹ đừng nản lòng sớm nhé.

Xem thêm:

4. Những lưu ý khi rèn trẻ sơ sinh tự ngủ

Dưới đây là một vài lưu ý giúp mẹ dễ dàng hơn trong cả quá trình dạy trẻ sơ sinh tự ngủ ngoan:

  • Không cho con ngậm ti khi đi ngủ: Làm như vậy bé sẽ chỉ ngủ được khi mẹ cho ngậm ti, khiến mỗi khi buồn ngủ bé quấy khóc, cáu gắt, làm nũng đòi ti mẹ. Điều này cũng làm bé không nhận thức rõ ràng giữa việc ăn và ngủ, mẹ sẽ khó luyện tập cách tự ngủ cho con. 
  • Không gian ngủ thoải mái cho bé: Mẹ chuẩn bị cho bé một chiếc giường êm ái và chú ý giữ không gian yên tĩnh để bé dễ đi vào giấc ngủ. Mẹ lưu ý giặt chăn, ga giường và gối của bé hàng tuần bằng nước giặt xả chuyên dụng cho bé sơ sinh để không gian sạch sẽ, con ngủ ngon nhất. Mẹ không giặt bằng sản phẩm giặt xả của người lớn vì chứa chất tẩy rửa mạnh và chất lưu hương hoá học gây kích ứng da con.

5. Mẹo giúp bé tự ngủ ngoan, sâu giấc hơn

  • Nên tắt bớt điện, để ánh sáng vàng, ban ngày nên kéo rèm để kích thích cơ thể bé tiết ra hooc môn Melatonin giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ và thay bỉm giúp bé thoải mái và chống tràn buổi đêm làm bé tỉnh giấc
  • Bé được bú no bụng trước khi ngủ tránh bé tỉnh giấc vì đói lúc giữa đêm, khi đã no bụng bé sẽ ngủ ngon và sâu hơn cho đến sáng.
  • Sử dụng âm thanh trắng, nhạc sóng não như tiếng nước chảy, tiếng mưa,… giúp con thư giãn và dễ ngủ hơn.
  • Massage nhẹ nhàng cho bé bằng cách xoa đầu, vuốt ngang theo lông mày, vuốt dọc trán xuống sống mũi, vuốt ve tay chân bé,…. là những động tác bé rất thích, thư giãn.

Mẹ ơi, đọc đến đây chắc hẳn mẹ đã nắm chắc được 7 cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ rồi đúng không ạ. Chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng các cách để trẻ sơ sinh tự ngủ thì sẽ rất nhanh đến ngày gặt hái thành quả thôi. Nếu có thắc mắc hay kinh nghiệm về rèn trẻ sơ sinh tự ngủ, mẹ hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Xem thêm: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “7 Cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ tác dụng sau 7 ngày”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Chia sẻ Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon Hiệu quả
Chia sẻ Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon Hiệu quả
“Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon thực sự hiệu quả các mẹ ạ! Bé nhà mình ngủ ngoan cả đêm. Đã rất lâu rồi mình và chồng mình mới có lại được giấc ngủ đêm quý báu như vậy. Thời gian trước, mình đã không được chợp mắt vì bé quấy khóc đòi […]
Bật mí mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Bật mí mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ và hay khóc đêm khá phổ biến. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu và mệt mỏi mỗi khi bé khóc đêm. Bài viết sau sẽ bật mí cho ba mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban […]
6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ
6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ
Không ít mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân do bé mới sinh nên đồng hồ sinh học của bé chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có thời gian để hiểu về thời gian ngủ của bé, cơ thể […]
Giỏ hàng 0