Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

3 mẹo cho con bú và những lưu ý đặc biệt mẹ cần ghi nhớ

Đối với những ai lần đầu làm mẹ, cho trẻ sơ sinh bú những lần đầu có thể gặp đôi chút khó khăn, gượng gạo. Làm mẹ là bản năng nhưng cũng có những kỹ năng cần học và thực hành. Hiểu được điều này, Góc của mẹ đã tổng hợp về các cách cho bé bú đúng cách. Cùng với 3 mẹo và những lời khuyên cho mẹ, giúp các mẹ cho con bú tự tin và dễ dàng hơn. Cùng đọc bài viết này ngay, các mẹ nhé.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Làm thế nào để cho con bú đúng cách?

Làm thế nào để cho con bú đúng cách?
Làm thế nào để cho con bú đúng cách?

Để bắt đầu tập cho trẻ sơ sinh bú mẹ thành công, mẹ có thể làm theo những chỉ dẫn dưới đây nhé. Đây là cơ sở để mẹ cho con bú hiệu quả mà không cảm thấy khó chịu.  Sau đây là một số mẹo để bé ngậm vú dễ dàng hơn cho mẹ:

  • Một tay mẹ ôm vú và một tay đỡ lưng bé. Mẹ đưa bé (không chỉ đầu mà cả cơ thể bé) lại gần đủ để bé có thể dễ dàng tiếp cận với núm vú.
  • Mẹ dùng núm vú cù vào môi trên của bé cho đến khi bé há to miệng.
  • Để cho trẻ sơ sinh bú đúng cách, mẹ đưa bé ngậm núm vú. Cằm của bé phải chạm vào vú trước. Bé sẽ ngậm vào nhiều mô vú bên dưới núm vú hơn là ở trên.
  • Môi của bé phải hoàn toàn gấp mép và phải ngậm quanh quầng vú của mẹ.
  • Trong lúc cho bé sơ sinh bú mẹ, mẹ đỡ bé bằng gối để mẹ không phải khom lưng.
  • Mẹ chú ý không để bất cứ thứ gì cản mũi bé nhé.

2. Làm thế nào để biết bé đã ngậm vú và sẵn sàng bú đúng cách?

Làm thế nào để biết bé đã ngậm vú và sẵn sàng bú đúng cách?
Làm thế nào để biết bé đã ngậm vú và sẵn sàng bú đúng cách?

Dưới đây là một vài mẹo để mẹ biết bé đã ngậm vú và mẹ có thể cho con bú đúng cách rồi.

  • Môi bé bị lệch ra ngoài một chút, như “môi cá” vậy
  • Cằm của bé chạm vào vú mẹ
  • Tai của bé cử động trong lúc mẹ cho con bú
  • Bé ngậm sâu vào vú mẹ
  • Khi kéo môi dưới của bé xuống, mẹ có thể nhìn thấy lưỡi của bé
  • Mẹ có thể nghe và thấy bé nuốt

Mẹ sẽ biết chắc chắn bé đã ngậm vú đúng cách khi mẹ không cảm thấy bị đau. Bé cũng hút sữa từ vú mẹ tốt hơn.

3. 3 mẹo giúp mẹ cho con bú dễ dàng hơn

Các tư thế cho bé bú sẽ hữu ích để trong việc đảm bảo bé có thể ngậm vú đúng cách. Cách mẹ nâng vú trong quá trình cho bé bú cũng rất quan trọng. Bật mí cho mẹ 3 mẹo giúp bé có thể ngậm vú dễ dàng và tốt hơn.

Các tư thế cho bé bú sẽ hữu ích để trong việc đảm bảo bé có thể ngậm vú đúng cách
Các tư thế cho bé bú sẽ hữu ích để trong việc đảm bảo bé có thể ngậm vú đúng cách

3.1. Cách cho bé bú: U Hold

Mẹ đặt tay lên lồng ngực bên dưới vú và dùng tay ôm lấy bầu ngực. Sao cho ngón tay cái của mẹ ở bên ngoài và các ngón tay còn lại ở bên trong. Bàn tay của mẹ sẽ giống hình chữ “U”. Với bầu ngực trong không gian trong chữ U.

3.2. Cách cho bé bú: C Hold

Để cho con bú đúng cách, vòng bàn tay của mẹ quanh một bên vú. Ngón tay cái ở trên cùng và các ngón tay còn lại đan vào nhau ở bên dưới. Các ngón tay và ngón cái của mẹ tạo thành hình chữ C. Mẹ nhớ đảm bảo các ngón tay và ngón cái của mẹ không quá gần núm vú. Như vậy lúc mẹ cho con bú, bé sẽ ngậm vú dễ dàng hơn.

3.3. Giữ hoặc trượt tay theo hình chữ C

Đối với các bé gặp khó khăn trong quá trình ngậm vú hoặc không ngậm được sâu, mẹ hãy đặt bàn tay theo vị trí hình chữ C. Sau đó ấn ngón tay cái xuống mô vú và kéo nó lên sao cho núm vú của mẹ hướng lên trên. Khi cho bé ngậm vú, hãy đặt miệng bé vào phía dưới bầu vú rồi cuộn núm vú vào miệng bé.

4. 5 tư thế cho trẻ sơ sinh bú tốt nhất

4.1. Tư thế cho con bú: Cradle hold

Mẹ bế bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ. Đầu và người bé nằm trong cánh tay, lòng bàn tay mẹ. Tay còn lại mẹ đặt lên bầu ngực, nhẹ nhàng để đầu ti chạm vào hướng phía mũi của bé. Khi đó bé sẽ tiếp xúc với ti và bú.

Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách với tư thế cradle hold
Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách với tư thế cradle hold

4.2. Tư thế cho con bú: Crossover hold

Để cho con bú, mẹ giữ đầu bé bằng cánh tay đối diện, nâng bé (nghĩa là nếu bé bú ti bên phải, mẹ hãy giữ đầu bằng tay trái). Đặt cổ tay của mẹ giữa hai bả vai của bé. Ngón tay cái của mẹ đặt sau một tai, các ngón tay khác đặt sau tai kia. 

Ngược lại với crade hold là tư thế crossover hold
Ngược lại với crade hold là tư thế crossover hold

4.3. Cách cho trẻ sơ sinh bú: Football hold

Đây là tư thế cho bé bú thích hợp với các mẹ:

  • Vừa sinh mổ, muốn tránh đặt em bé lên bụng mẹ
  • Ngực mẹ lớn
  • Em bé sinh ra còn nhỏ hoặc sinh non
  • Sinh đôi

Mẹ đặt em bé bên cạnh, người và bàn chân bé nằm gọn dưới cánh tay mẹ. Đầu bé được giữ trong tay của mẹ. Cánh tay mẹ có thể đặt trên gối. 

Tư thế này mẹ có thể dùng cả cho sinh đôi
Tư thế này mẹ có thể dùng cả cho sinh đôi

4.4. Cách cho trẻ sơ sinh bú: Laid-back hold

Vị trí này đặc biệt phù hợp với những mẹ có bầu ngực nhỏ hay những bé sơ sinh có bụng nhạy cảm/ hay bị đầy hơi. Mẹ dựa lưng vào giường/ ghế, có thể dùng gối để đặt vào sau lưng. Mẹ đặt bé tựa vào người và chạm được tới núm ti. Bé có thể tự ngậm ti ở vị trí này. Hoặc mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách hướng núm ti về phía miệng bé. Khi bé đã ti, mẹ không cần làm gì nhiều ngoài việc nằm và thư giãn. Đây cũng là cách cho trẻ sơ sinh bú nằm hiệu quả cho mẹ.

Laid-back hold – một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú
Laid-back hold – một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú

4.5. Tư thế cho bé bú: Nằm nghiêng

Đây là tư thế tốt khi mẹ cho bé bú vào giữa đêm. Cả mẹ và bé đều nằm nghiêng, quay mặt về nhau. Miệng của bé chạm vào được núm ti. 

Tư thế nằm nghiêng phù hợp khi mẹ cho bé ti ban đêm
Tư thế nằm nghiêng phù hợp khi mẹ cho bé ti ban đêm

5. Tư thế cho bé bú mẹ cần tránh

Nếu mẹ đặt bé bú không đúng cách, ngực của mẹ có thể không được kích thích để sản xuất nhiều sữa hơn. Và ngay từ đầu bé có thể không nhận được đủ sữa mẹ. Điều đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn nữa. 

Dưới đây là một số tư thế cho con bú các mẹ cần tránh:

  • Mẹ còng lưng để cho con bú: Một số mẹ thường không để ý và có thể còng lưng xuống để cho bé bú, cố gắng nhét đầu ti vào miệng bé. Thay vào đó, mẹ hãy giữ thẳng lưng và đưa bé lên gần với bầu ngực.
  • Cơ thể và đầu của bé ở các hướng khác nhau: Tư thế cho con bú đúng cách là cơ thể và đầu bé ở cùng một hướng. Các mẹ nên tránh đầu bé hướng về ngực còn cơ thể bé hướng về một hướng khác. 
  • Cơ thể của bé ở xa núm vú: Nếu ở xa, bé có thể sẽ kéo núm vú của mẹ trong khi bú. Mẹ có thể bị đau khi bé làm vậy. Và bé cũng có thể thấy không thoải mái.

6. Những lời khuyên cho mẹ khi cho bé bú

Những lời khuyên cho mẹ khi cho bé bú
Những lời khuyên cho mẹ khi cho bé bú

6.1. Kiểm tra ti mẹ có chặn mũi bé không

Mẹ có thể kiểm tra xem mũi bé có bị chặn không bằng cách ấn nhẹ bầu ngực để di chuyển ngực ra khỏi mũi bé. Nâng cao đầu em bé lên một chút cũng có thể giúp bé thở dễ hơn trong lúc mẹ cho con bú.

6.2. Cách bỏ ti ra khỏi miệng bé

Việc rút ti ra khỏi miệng bé đột ngột có thể gây tổn thương cho núm ti của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy ấn ti gần miệng bé hoặc nhẹ nhàng đưa ngón tay vào khoé miệng bé, rồi rút ra từ từ.

6.3. Những vấn đề thường gặp khi cho con bú và giải pháp

Nhiều mẹ có thể gặp một số vấn đề khi cho bé bú. Dưới đây là giải pháp và cách khắc phục những vấn đề phổ biến nhất khi cho con bú.

6.3.1. Khí

Nhiều trẻ sơ sinh nuốt phải không khí trong bú. Điều này có thể dẫn đến khó chịu và đau bụng cho bé. Nhưng những em bé ngậm ti đúng cách sẽ nuốt ít không khí trong quá trình bú. Vì vậy, các mẹ hãy để ý tư thế cho bé bú và cách bé ngậm đầu ti nhé.

6.3.2. Trớ khi bú

Nếu bé hay bị trớ khi bú, mẹ hãy thử cho bé ti ở vị trí thẳng đứng hơn một chút. Tức là đầu của bé cao hơn một chút so với toàn bộ cơ thể. Nếu bé ngủ thiếp đi sau khi bú, mẹ có thể để một chiếc gối/ chăn mỏng để bé nằm nghiêng một chút.

6.3.3. Đầu núm ti thụt vào trong

Nếu núm ti của mẹ thụt vào trong có thể khiến bé khó ngậm hơn. Mẹ có thể dùng tay, kẹp lấy phần bầu vú để bé dễ ngậm hơn. 

Cho bé bú thường xuyên và để ý cách cho bé bú
Cho bé bú thường xuyên và để ý cách cho bé bú

Trên đây là những thông tin về cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách và những lưu ý cho mẹ. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích để chăm bé tốt hơn.

Mẹ đọc thêm những thông tin cho bé bú hiệu quả nhé:

Mẹo cho bé bú bình đúng cách nhất

Mẹo chọn bình sữa chống sặc cho bé sơ sinh

Nguồn tham khảo

What to Expect The First Year, 3rd Edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.

WhatToExpect.com, Breastfeeding: Basics and Tips for Nursing Your Baby, June 2018.

American Academy of Pediatrics, Positions for Breastfeeding, September 2011.

Mayo Clinic, Breastfeeding Positions, April 2018.

UpToDate, Patient education: Breastfeeding guide (beyond the basics), April 2018

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “3 mẹo cho con bú và những lưu ý đặc biệt mẹ cần ghi nhớ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0