Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nguyên nhân và mẹo giải quyết vấn đề trẻ hay khóc đêm

Bố, mẹ nào cũng xót xa và đau lòng khi trẻ hay khóc đêm. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này lại không dễ dàng chút nào. Do vậy, mẹ cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra việc bé quấy khóc vào ban đêm. Qua đó, áp dụng các mẹo để giảm thiểu tình trạng này.  

1.Tại sao trẻ hay khóc đêm và làm sao để giải quyết các vấn đề đó?

Việc trẻ hay khóc đêm có thể do một số nguyên nhân sau:

1.1. Bé đói bụng 

Bé đói bụng
Bé đói bụng

Dạ dày trẻ sơ sinh có kích cỡ tương đối nhỏ. Chỉ cần cách vài tiếng, bé sẽ đói bụng. Do đó, nguyên nhân chính của việc trẻ hay khóc đêm là do đói bụng. Trong khoảng 2 tháng đầu kể từ khi sinh, các em bé cần thức từ 2-3 lần để ăn. Khi được 2-4 tháng tuổi, bé cần bú thêm một cữ vào giữa đêm. Còn từ 4 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé bú bình thêm để bổ sung năng lượng. Đặc biệt, kể từ 5 tháng tuổi, bé sẽ có thể ngủ một mạch tới sáng mà không cần bú thêm nữa.

1.2. Bé chưa tiêu hóa tốt

Bé chưa tiêu hóa tốt
Bé chưa tiêu hóa tốt

Một nguyên nhân khác khiến trẻ hay khóc đêm là do vấn đề tiêu hóa. Có thể do mẹ cho bé bú quá nhiều trước khi ngủ. Hoặc bé đang sử dụng thuốc điều trị. Điều này có thể khiến bé bị chứng bụng, đầy hơi. Cơ hoành trong cơ thể bị dội lên. Bé có thể sẽ bị khó thở. Do đó, bé sẽ quấy khó khi ngủ. Mẹ có thể kiểm tra bằng việc quan sát độ phình của bụng trẻ. Hoặc bé đánh rắm nhiều mà không đi đại tiện. Qua đó, có cách giải quyết thích hợp.

Đặc biệt, bé có thể ăn phải đồ gây khó tiêu hay dị ứng. Nó cũng khiến bé bị khó chịu và quấy khó. Do đó, mẹ cần chú ý tới việc ăn uống của bé. 

  • Chỉ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu.
  • Không để bé ăn quá no.

1.3. Bé khó chịu do tiểu dầm 

Bé khó chịu do tiểu dầm
Bé khó chịu do tiểu dầm

Khi bé tiểu dầm. Tã lót ướt sũng sẽ khiến bé khó chịu. Lúc ấy, bé sẽ cựa mình, khóc lớn để  “gọi” mẹ dậy. Do đó, mẹ cần thay tã kịp thời để tránh việc trẻ hay khóc đêm.

Mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trước giờ đi ngủ. Nếu có, trong khoảng 2 tiếng sau khi bé ngủ. Hãy kiểm tra và thay tã cho bé nếu cần. Qua đó, đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé cũng như mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng các loại tã bỉm thấm hút tốt mà khô thoáng để giảm số lần phải thay tã, thay bỉm.

1.4. Bé chịu sự kích thích mạnh

Bé chịu sự kích thích mạnh
Bé chịu sự kích thích mạnh

Hệ thống thần kinh của bé vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Do đó, nếu mẹ đưa bé đến những nơi quá đông người. Hoặc để bé nghe những bộ phim có tình tiết kịch tính hay những bản nhạc quá sôi động. Khi ngủ, bé có thể gặp ác mộng. Dẫn đến việc trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc.

Vì vậy, vào ban ngày mẹ nên hạn chế cho bé tham gia các hoạt động kích thích quá mạnh. Nhằm giữa sự ổn định cho não bộ. Cũng như đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ. 

1.5. Bé chịu ảnh hưởng của tiếng hoặc nhiệt độ phòng

Bé chịu ảnh hưởng của tiếng hoặc nhiệt độ phòng
Bé chịu ảnh hưởng của tiếng hoặc nhiệt độ phòng

Trẻ sơ sinh khi ngủ rất nhạy cảm với những tiếng ồn. Khi có những âm thanh lớn phát ra bất ngờ, bé có thể bị giật mình và khóc. Do đó, bố mẹ và mọi người xung quanh nên hạn chế việc tạo ra tiếng ồn. Đảm bảo yên tĩnh để bé ngủ sâu giấc hơn.

Bên cạnh đó, trẻ hay khóc đêm nếu nhiệt độ trong phòng không thích hợp. Vì vậy, mẹ nên đặt nhiệt kế trong phòng. Qua đó, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp nhất cho bé. Đồng thời, mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ khiến bé bị nóng. Một lớp quần áo thoải mái, dễ chịu và ấm vừa phải là thích hợp nhất.

1.6. Bé khó chịu vì một số bệnh lý

Bé khó chịu vì một số bệnh lý
Bé khó chịu vì một số bệnh lý

Với trẻ sơ sinh, việc bú mẹ hoặc bị cảm sẽ khiến bé bị ngạt mũi. Khi không thở được bằng mũi, bé sẽ phải thở qua miệng. Điều này khiến khoang miệng trẻ khô rát. Bé còn có thể bị ho khan… Vì vậy, mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho bé bằng các loại thuốc chuyên  dụng. Để đường hô hấp thông thoáng, giúp bé hít thở tốt hơn, ngủ ngon hơn.

Việc mọc răng cũng là bệnh lý thường gặp khiến trẻ hay khóc đêm. Đây là giai đoạn bé thường cáu kỉnh hay bồn chồn. Phần gò má, nướu hoặc cằm hơi sưng lên. Đồng thời bé cũng có thể bị sốt nhẹ. Do đó, chất lượng giấc ngủ của bé cũng giảm sút. Dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc. Mẹ có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giúp bé dễ chịu hơn. 

1.7. Một số nguyên nhân khác

Mẹ rời đi một cách đột ngột
Mẹ rời đi một cách đột ngột

Bên cạnh những nguyên nhân trên, trẻ hay khóc đêm có thể là do:

  • Mẹ rời đi một cách đột ngột: Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé nhạy cảm, việc rời xa vòng tay của mẹ một cách đột ngột có thể làm bé cảm thấy bất an, lo lắng. Điều mẹ cần làm lúc đó là vỗ về, an ủi để bé bình tĩnh và ngủ sâu hơn.
  • Tâm trạng người lớn biến đổi: Những người thân xung quanh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, nếu mẹ hay mọi người xung quanh có tâm trạng bất ổn sẽ tác động rất nhiều tới trẻ. Trẻ sẽ bị lo lắng, dẫn đến việc trẻ hay khóc đêm. Do đó, mẹ và mọi người xung quanh nên hạn chế các trạng thái tức giận, lo lắng… Cố gắng suy nghĩ tích cực và vui vẻ. Qua đó, tránh ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tâm lý của bé. 
  • Một khả năng khác: là do bé bị côn trùng đốt hoặc chui vào lỗ tai. Vì nước ta thuộc khu vực nhiệt đới thích hợp cho sự phát triển của côn trùng. Do đó, mẹ cần phải quan tâm nhiều tới vấn đề vệ sinh cho trẻ. Đảm bảo giấc ngủ cũng như sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng bởi muỗi, kiến, bọ xít…

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ và những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé.

2. Trẻ hay khóc đêm có bình thường không?

Trẻ hay khóc đêm là một điều bình thường
Trẻ hay khóc đêm là một điều bình thường

Với những nguyên nhân kể trên, việc trẻ hay khóc đêm là một điều bình thường. Trong giai đoạn 8 tuần tuổi đầu tiên, bé sẽ thường xuyên quấy khóc. Nhưng bố, mẹ và gia đình không cần quá lo lắng. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển và thích ứng dần với sự thay đổi của môi trường sống. Mẹ có thể quấn khăn xung quanh người bé để tạo môi trường tương tự trong bụng mẹ. Qua đó, giúp bé cảm thấy an tâm hơn và ngủ ngon hơn.

3. Mẹo cho mẹ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ hay khóc đêm

Mẹo cho mẹ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ hay khóc đêm
Mẹo cho mẹ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ hay khóc đêm

Bên cạnh những biện pháp đã được giới thiệu ở phần 1. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau để hạn chế việc trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc:

  • Để thực hiện các biện pháp một cách đúng đắn, điều mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến bé quấy khóc.
  • Khi trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, mẹ có thể bế hoặc nằm cạnh bé để bé cảm nhận được “hơi” mẹ. Như vậy, bé sẽ an tâm hơn.
  • Mẹ nên thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối để giữ môi trường ngủ sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên sử dụng các loại nước giặt, nước xả có mùi nhẹ nhàng, không gây kích ứng để đảm bảo sự an toàn cho bé
  • Mẹ có thể dần dần tập cho bé một lối sống khoa học với giờ ăn uống, giờ vui chơi và giờ ngủ nghỉ hợp lý.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

9 mẹo giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon hơn.

6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ

Việc trẻ hay khóc đêm là hiện tượng bình thường. Bố, mẹ, người thân không nên quá lo lắng.  Tuy nhiên, việctrẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc có thể liên quan đến những triệu chứng bệnh. Do đó, mẹ cần nắm rõ những biểu hiện, nguyên nhân và cách giảm thiểu việc trẻ hay khóc đêm.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nguyên nhân và mẹo giải quyết vấn đề trẻ hay khóc đêm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0