Có mẹ bỉm ngay từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm đã nêm nếm gia vị vào món ăn cho bé vì lo lắng món ăn nấu không sẽ “nhạt nhẽo” khiến bé ăn không ngon miệng và không chịu ăn. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho răng, bé ăn gia vị quá sớm có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ảnh hưởng chức năng thận. Vậy trẻ tập ăn dặm có nên cho gia vị không? Mời mẹ theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhé!
Mục lục
1. Bé 6 – 8 tháng tuổi tập ăn dặm có nên cho gia vị không?
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định nêm gia vị vào thức ăn là không cần thiết với bé tập ăn dặm từ 6 – 8 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, thận của bé chưa phát triển hoàn thiện nên quá trình hấp thu và đào thải gia vị có thể tạo gánh nặng lên chức năng lọc của thận, nguy cơ tăng huyết áp dẫn đến các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con.
Ngoài ra, nếu mẹ nêm gia vị vào thức ăn cho bé quá sớm ngay từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm có thể khiến bé bị rối loạn vị giác do con không cảm nhận được rõ vị của từng loại thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Các loại thực phẩm chế biến ăn dặm cho bé như: thịt, cá, rau, bột sữa đã có sẵn hương vị đặc trưng nhất định cho bé cảm nhận. Hơn nữa, giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi này, vị giác của bé đang trong giai đoạn phát triển nên bé chưa thể phân biệt rõ được các vị: mặn, ngọt, đắng, cay, chua, mẹ đừng lo bé không chịu ăn do món ăn vị “nhạt nhẽo” nhé.
2. 3 loại gia vị cần tránh cho bé tập ăn dặm 6 – 8 tháng tuổi
Sau đây là 3 loại gia vị mẹ cần chú ý tránh xa khi cho bé 6 – 8 tháng tuổi tập ăn dặm không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con:
1 – Muối: nhu cầu muối của bé 6 – 8 tháng tuổi rất ít tương đương với khoảng 600mg muối/ngày. Thức ăn (thịt, cá, rau củ) hàng ngày đã đáp ứng đủ rồi. Bên cạnh đó, thận của bé chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng lọc để đào thải lượng muối thừa ra khỏi cơ thể quá yếu.
Lượng muối thừa không chỉ tạo gánh nặng lên chức năng thận của bé, khi chúng đọng lại nhiều trong máu gây tăng huyết áp, lâu dần có thể dẫn đến nguy cơ bé bị mắc các bệnh tim mạch. Như vậy, mẹ lưu ý không nên cho muối vào chế biến món ăn dặm cho bé 6 – 8 tháng tuổi đâu nhé.
2 – Đường: không chỉ gây sâu răng sữa và tăng nguy cơ béo phì ở bé, lượng đường trong máu cao còn khiến cơ thể bé kích thích sản xuất quá mức insulin – hormon làm giảm đường huyết. Quá nhiều insulin có thể khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột, dẫn đến tình trạng bé lờ đờ, mệt mỏi và kém hoạt động. Vì thế, mẹ không nên thêm đường vào các món ăn dặm cho bé 6 – 8 tháng tuổi, thay vào đó mẹ lựa chọn những thực phẩm có vị ngọt như củ cải trắng, khoai lang, ngô ngọt,… để kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn.
3 – Bột ngọt (mì chính): Ăn nhiều bột ngọt khiến cơ thể bé bị tăng nồng độ glutamate trong não gây kích thích quá mức tế bào thần kinh dẫn đến các tình trạng co giật, đau đầu,… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không sử dụng bột ngọt với bé dưới 1 tuổi. Nếu mẹ muốn các món ăn đậm đà vị ngọt để bé măm được nhiều hơn, mẹ có thể hầm xương sau đó lọc lấy nước để nấu cháo/súp cho bé.
3. Làm sao để món ăn dặm của bé thơm ngon hơn mà không dùng gia vị?
Để thức ăn của bé không bị nhàm chán, mẹ có thể thêm những phụ liệu sau để tăng hương vị cho món ăn, kích thích bé ăn ngon miệng hơn:
1 – Phô mai: Món cháo, súp, bánh ăn dặm của con sẽ dậy mùi ngậy béo thơm nức hấp dẫn nếu mẹ sử dụng một chút phô mai trong khi chế biến. Với bé 6 – 8 tháng tuổi, hàm lượng phô mai phù hợp là 15 – 20g/ngày. Để tiện lợi cho việc sử dụng, mẹ tham khảo mua các loại phô mai dành cho bé từ 6 tháng tuổi như: Phô mai hữu cơ tách muối Seoul Milk đã chia sẵn 18g/viên, hoặc Phô mai BBQ Nhật vị dâu/mâm xôi/việt quất chia sẵn 15g/viên có các vị hoa quả thơm nức mũi làm bé hứng thú lắm đó ạ.
2 – Sữa công thức: Để thay đổi đa dạng hương vị món ăn, thỉnh thoảng mẹ có thể thêm 2 – 3 thìa cà phê bột sữa công thức vào một số món ăn như: súp bí đỏ, khoai lang nghiền, ngũ cốc xay nhuyễn,… (các món khi nấu xong để nguội đến 60 độ C mới cho bột sữa) để kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng ngày nào cũng cho bé ăn như vậy bởi nó có thể làm bé rối loạn vị giác do không cảm nhận được rõ mùi vị của từng loại thực phẩm.
3 – Dầu ăn: Bổ sung dầu ăn dặm cho bé vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa để con hấp thu tốt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện, vừa tăng vị ngậy, dậy vị thơm cho các món cháo, súp để bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên mẹ cần chú ý mỗi bữa nên cho bé ăn khoảng 5 – 7ml dầu ăn (tương đương 1 – 1.5 thìa cà phê) với tần suất 1 – 2 lần/ngày để tránh nguy cơ bé bị thừa chất, béo phì.
Để tìm hiểu rõ hơn về các loại dầu ăn dặm cho bé, mẹ tham khảo bài viết 8 loại dầu ăn dặm cho bé phát triển toàn diện – mẹ yên tâm
4 – Rong biển: Với mùi thơm đặc trưng và cực giàu chất dinh dưỡng, rong biển là thực phẩm được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng lựa chọn để làm gia vị cho nhiều món ăn dặm, đặc biệt là các món cháo. Với mỗi món, mẹ chỉ cần sử dụng 1 – 2 lá rong biển nhỏ (khoảng 1 – 2g là vừa đủ) là món ăn đã mang hương vị thơm ngon khác biệt giúp lạ miệng bé thích thú ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa với rong biển tránh quá nhiều gây thừa I-ốt, tăng nguy cơ bé bị cường giáp.
Mẹ tham khảo bài viết ‘Bỏ túi’ thực đơn ăn dặm với rong biển hấp dẫn cho bé thích mê để tìm hiểu hướng dẫn chi tiết công thức và cách chế biến món ăn dặm thơm ngon cho bé với rong biển nhé!
Làm mẹ tập đầu hẳn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ nhỉ? Mỗi ngày, mẹ vừa bận chăm con rồi lại còn phải bù đầu suy nghĩ hàng ngàn câu hỏi xoay quanh việc ăn dặm của con. Thấu hiểu được nỗi lo của mẹ, Góc của mẹ đã được lập ra với mục đích chắt lọc, lưu lại những lời khuyên, hướng dẫn cũng như các thông tin đáng lưu tâm nhất dành cho mẹ.
Vì thế, ngoài những băn khoăn về trẻ tập ăn dặm có nên cho gia vị, mẹ hãy tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích tại Góc của mẹ, để hành trình làm mẹ trở nên thật tuyệt vời nhé!