Mẹ tìm hiểu, mua và sử dụng sản phẩm gối chống trào ngược cho cả mẹ và bé nhưng không biết nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ về vấn đề trên. Đồng thời, hướng dẫn mẹ cách xác định và mua đúng loại gối chống trào ngược đem lại hiệu quả tốt nhất, không gây ảnh hưởng đến cột sống của cả mẹ và bé.
Mục lục
1. Nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không?
Gối chống trào ngược có thiết kế rất đặc biệt, nghiêng hơn so với mặt phẳng nằm ngang một góc từ 15, 20, 30, 45 độ, tùy theo từng độ tuổi sử dụng, giúp nâng đỡ phần trên cơ thể luôn cao hơn phần dưới. Nếu mẹ có cách nằm đúng, không những không gây hại đến lưng mà còn hạn chế thức ăn trào ngược lên dạ dày, đau mỏi vai, gáy,… Không những thế, tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở bé cũng được cải thiện triệt để đó ạ.
Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm công dụng và cách sử dụng gối chống trào ngược, mang đến hiệu quả tốt nhất cho cả mẹ và bé cưng, truy cập ngay bài viết Tác dụng của gối chống trào ngược để tham khảo mẹ nha!
Tuy gối chống trào ngược mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải loại gối nào trên thị trường cũng đảm bảo an toàn và không gây hại đến lưng đâu mẹ ơi. Nếu mẹ chọn sai loại gối hoặc chọn loại gối được làm từ chất liệu không phù hợp rất dễ gây cong, gù lưng. Để không gặp phải tình trạng này, mẹ kéo xuống dưới tham khảo 4 tiêu chí chọn gối chống trào ngược đúng, không gây gù lưng mẹ nha.
2. 4 tiêu chí chọn gối chống trào ngược không ảnh hưởng đến cột sống
Không phải gối chống trào ngược có kích thước, chất liệu nào cũng phù hợp để sử dụng nhé mẹ ơi. Mẹ nên chọn gối chống trào ngược phù hợp với từng độ tuổi, bề mặt lưng, chất liệu,… mới đem lại được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể các tiêu chí chọn như sau:
2.1. Sử dụng gối làm từ chất liệu cao cấp
Khi chọn mua gối chống trào ngược, mẹ nên ưu tiên loại gối được làm từ cao su thiên nhiên, PU foam hoặc Memory foam. Bởi các chất liệu này có độ cứng/mềm vừa phải, tính đàn hồi cao, có khả năng ôm sát và nâng đỡ đường cong tự nhiên của cơ thể, giảm tối đa áp lực của các bộ phận khi tiếp xúc. Từ đó, góp phần định hình tư thế ngủ phù hợp, hạn chế được tình trạng đau mỏi cổ, vai gáy khi thức giấc ở người lớn và hỗ trợ quá trình phát triển khung xương ở bé.
Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng vì giá thành rẻ mà chọn mua gối có chất liệu dễ lún, tính đàn hồi kém hoặc không có tính đàn hồi như: bông gòn, mút xốp,…. Những loại gối này thường sử dụng không được lâu, do hay xẹp lún làm ảnh hưởng đến cột sống, vai gáy của bé, dẫn đến gù lưng. Không những thế, chất liệu cứng, thô ráp như lanh, polyester,… thường gây đau nhức vùng cổ và làm tổn thương làn da mỏng manh của bé cưng.
Để giúp mẹ giảm bớt khó khăn trong quá trình chọn mua gối chống trào ngược, Góc của mẹ sẽ giới thiệu một số sản phẩm có chất liệu tốt, phù hợp cho cả mẹ và bé. Mẹ tham khảo, chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính nhé!
Tên sản phẩm | Hình ảnh minh họa | Giá tham khảo |
Gối OYASUMI Senka – sản phẩm được làm từ PU Foam cao cấp, có thiết kế lượn sóng, hỗ trợ nâng đỡ cấu trúc xương tự nhiên của đầu và cổ. | 864.000 VND | |
Gối AEROFLOW iCool – làm từ Memory Foam, đảm bảo độ thoáng khí, mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng. | 1.086.000 VND | |
Gối AEROFLOW iCloud – sản phẩm có sự kết hợp của 2 chất liệu Microfiber và Memory foam mang đến cảm giác êm ái, thoải mái cho người sử dụng. | 945.000 VND |
2.2. Chọn gối có độ dốc phù hợp với độ tuổi
Không phải loại gối trào ngược có bất kỳ độ nghiêng nào cũng có thể sử dụng cho cả người lớn và bé đâu ạ. Nếu mẹ sử dụng gối có độ nghiêng quá cao sẽ khiến bé rơi vào tình trạng cơ thể luôn dựng đứng khi nằm khiến máu khó lưu thông đến não, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Hơn nữa, phần đầu và cổ của bé chưa thật sự cứng cáp, nếu mẹ chọn gối có góc nghiêng cao sẽ tạo áp lực lên khung xương dễ khiến bé bị lệch cột sống, gù lưng,…ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ xương của bé.
Với bé từ giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, mẹ nên chọn gối có độ dốc 15 độ. Bởi khi hệ xương bé còn yếu, sử dụng góc nghiêng nhỏ sẽ tạo được cảm giác thoải mái, thư giãn, hạn hạn chế được tình trạng trào ngược, nôn trớ mà không lo bé bị gù lưng, ảnh hưởng đến cột sống. Khi bé trên 6 tháng tuổi, xương đã cứng cáp, mẹ nên chọn loại gối có độ nghiêng cao hơn một chút (từ 25 – 30 độ) để bé nằm thoải mái, dễ dàng vui chơi và ngừa trào ngược dạ dày tốt hơn.
Còn đối với mẹ, việc chọn gối chống trào ngược sẽ dễ hơn rất nhiều, độ nghiêng lý tưởng của gối sẽ phụ thuộc vào mức độ cảm nhận thoải mái của mẹ, dao động từ 25, 30 và 45 độ. Tuy nhiên, mẹ không nên chọn gối có độ nghiêng 15 độ mẹ nha, bởi khi nằm gối quá thấp sẽ khiến máu dồn lên não nhiều, làm mẹ bị hoa mắt, chóng mặt khi thức dậy. Thậm chí, nằm gối chống trào ngược quá thấp còn dẫn đến nguy cơ cơ cổ bị chùn, xương sống cong,… do cổ bị ngửa ra phía sau trong thời gian dài.
Mẹ kéo xuống dưới tham khảo thêm các mẫu gối chống trào ngược phù hợp với từng độ tuổi mẹ nha:
Tên sản phẩm | Hình ảnh minh họa | Giá tham khảo |
Gối chống trào ngược BabyMoov có độ nghiêng 15 độ, phù hợp cho bé từ 0 – 3 tuổi. | 710.000 VND | |
Gối chống trào ngược Rototo Bebe có độ nghiêng 15 độ, phù hợp cho bé từ 0 – 14 tháng tuổi. | 1.390.000 VND | |
Gối trào ngược Hi – Sleep – có độ nghiêng 20 độ, phù hợp với trẻ em trên 6 tháng và người lớn trào ngược dạ dày mức độ nhẹ. | 1.200.000 VND | |
Gối chống trào ngược Easy Care – có độ nghiêng 20 độ, phù hợp cho mọi lứa tuổi và cả mẹ bầu bị trào ngược. | 1.200.000 VND |
2.3. Chọn gối có bề mặt rộng – phù hợp với độ rộng lưng
Mẹ nghĩ khi nằm gối chỉ cần thoải mái, ngủ ngon giấc là được mà không cần quá quan tâm đến đến bề rộng của gối. Nhưng mẹ ơi, yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của mẹ và bé đó ạ. Nếu lựa chọn sai kích thước gối ngủ, mẹ và bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có gù lưng. Cụ thể:
- Đau nhức vai gáy, cổ, gây gù lưng: Nằm gối quá to sẽ tạo sự chèn ép lên dây thần kinh ngay đốt sống cổ của mẹ, khiến quá trình tuần hoàn máu kém hơn. Từ đó, tạo áp lực lên tim mạch và mạch máu ở các vị trí như đầu, vai gáy và cổ gây đau nhức, thậm chí khó khăn khi thở, khi ngủ và gây ngáy ngủ.
- Ảnh hưởng đến hệ xương của bé, dẫn đến gù lưng: Nằm gối quá to hoặc quá nhỏ sẽ tạo áp lực trực tiếp lên hệ xương của bé đặc biệt là phần đốt sống và phần đầu do khung xương của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển, Không những thế, việc nằm gối không phù hợp còn khiến bé khó trở mình, xoay người dẫn đến không thoải mái khi ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất và tinh thần của bé.
Thế nên để đảm bảo giấc ngủ chất lượng cho mẹ và bé, mẹ nên chọn gối chống trào ngược có bề mặt phù hợp với độ rộng lưng mẹ nha. Theo Dịch vụ Y tế Quốc Gia Anh chia sẻ cách chọn kích thước gối tiêu chuẩn cho bé như sau:
- Bé từ 0 – 6 tháng tuổi: Hệ xương của bé còn yếu, chưa hoàn toàn phát triển, nếu mẹ cho bé nằm gối quá to phần đầu bé sẽ nhô cao hơn cơ thể, dẫn đến cổ bị ép thành đường cong. Đồng thời khiến cằm kề sát ngực làm tăng nguy cơ ngạt thở. Vì thế, mẹ nên ưu tiên chọn gối chống trào ngược có kích thước thật nhỏ gọn cho bé 25 x 35cm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hay gây choáng ngợp, vướng víu như nằm loại gối có kích thước lớn hơn.
- Bé từ trên 6 tháng – 3 tuổi: Giai đoạn này hệ xương của bé đang dần phát triển hoàn thiện, khi ngủ cũng trở mình nhiều hơn. Vì thế, mẹ nên chọn gối có độ rộng vừa 30 x 40cm để giúp bé định hình tư thế ngủ lành mạnh và hỗ trợ nâng đỡ cấu trúc xương phát triển.
- Bé từ 4 tuổi trở lên: Đây là giai đoạn hệ xương bé đã phát triển hoàn thiện, chiều cao và cân nặng cũng thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước đó. Vì thế, kích thước gối bé xíu ở giai đoạn này đã không còn đủ khả năng đỡ cơ thể bé, giúp định hình cột sống, tránh tình trạng cong vẹo nữa. Do đó, mẹ nên sử dụng gối có độ rộng 35 x 50 cm để giúp bé hỗ trợ tối đa tư thế ngủ và chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
Đối với mẹ, khi chọn bề mặt rộng của gối chống trào ngược, mẹ nên chọn gối có kích thước lớn hơn kích thước vai từ 10 – 20cm, để đảm bảo lấp đầy được khoảng trống giữa đầu và vai giúp tư thế nằm của mẹ thoải mái hơn và hỗ trợ nâng đỡ tốt hơn.
Tên sản phẩm | Hình ảnh minh họa | Giá tham khảo |
Gối chống trào ngược Babieskey có bề mặt rộng từ 50×50, phù hợp cho bé từ 0 – 3 tuổi. | 1.190.000 VND | |
Gối chống trào ngược Hi -Sleep có độ rộng 60 x 70, phù hợp với cả nam và nữ. | 1.200.000 VND |
2.4. Chọn gối có thiết kế mô phỏng cột sống người
Khi nằm gối chống trào ngược có dạng mặt phẳng nghiêng, bé hoặc mẹ khi nằm rất dễ trượt người ra khỏi gối hoặc nghiêng sang 2 bên nếu không có gối chèn và chặn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương sống cổ, dẫn đến lệch, trẹo cột sống hay đau, nhức mỏi mỗi khi ngủ dậy.
Để hạn chế được những tình trạng trên, khi chọn mua gối chống trào ngược, mẹ nên ưu tiên dạng có thiết kế lượn sóng. Bởi dạng này có thiết kế mô phỏng dựa trên cột sống người giúp định hình đầu, cổ và sống lưng đúng tư thế, hạn chế được tình trạng gù lưng, cong vẹo cổ, đốt sống, tê bì vai gáy. Hơn nữa, thiết kế lượn sóng còn giúp bề mặt gối chống trào ngược được có định hơn, ngăn được tình trạng đầu trượt khỏi gối khi ngủ.
Tên sản phẩm | Hình ảnh minh họa | Giá tham khảo |
Gối chống trào ngược Linder Swiss | 1.530.000 VNĐ
|
|
Gối chống trào ngược Yorocobi phiên bản cải tiến chống trượt
|
750.000 VND |
3. Hướng dẫn nằm gối chống trào ngược đúng cách – không gù lưng
Với những chia sẻ bên trên, mẹ đã có cách chọn cho mình một chiếc gối chống trào ngược phù hợp. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả tối ưu nhất, cũng như tránh được tình trạng gù lưng, mẹ cần có cách nằm đúng, không quá lạm dụng mẹ nha.
1- Đặt lưng đúng tư thế, không nằm lệch gối
Khi nằm gối chống trào ngược, nếu mẹ đặt lưng lệch với gối sẽ khiến cổ và cột sống lệch khỏi quỹ đạo, lâu dần xương sống sẽ bị thay đổi hình dạng, tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh cột sống. Từ đó, làm tăng nguy cơ dị tật cột sống ở bé, thoái hóa và đau lưng nghiêm trọng.
Để có giấc ngủ ngon, tránh được những tình trạng trên, mẹ cần đảm bảo cơ thể bé hay mẹ khi nằm được nâng cao dần từ thắt lưng lên tới đầu. Do đó khi nằm mẹ phải đặt hoàn toàn từ phần hông lên gối, có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang trái.
Tư thế này sẽ giúp bé giữ được vị trí dạ dày thấp hơn so với hầu họng và thực quản, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược, nôn trớ, giúp toàn bộ lưng và đầu đều được đặt trên một đường thẳng mà không bị cong vẹo, bảo vệ được cột sống và đốt sống cổ cho cả mẹ và bé.
2- Chỉ nằm gối trong khoảng 30 – 45 phút, không nằm quá lâu
Kết cấu của gối chống trào ngược thường khá mềm, nếu bé nằm quá lâu sẽ khiến cột sống bị dốc về phía sau dẫn đến lệch, gù lưng,….do xương bé chưa được định hình cố định như người lớn. Vì thế, để đảm bảo hệ xương khớp của bé phát triển khỏe mạnh, mẹ chỉ nên dùng gối chống trào ngược cho bé trong lúc ăn và sau khi ăn từ 15 – 30 phút.
Ngoài ra, chọn gối chống trào ngược có độ dốc phù hợp và nằm đủ, không quá lâu cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng khó thở, đau đầu, suy giảm trí nhớ, hạn chế chèn ép tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông đến não. Chưa kể, độ nghiêng của gối chống trào ngược sẽ có tác hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt nhất, tránh trường hợp bé nôn, trớ sữa, đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn. Nếu bé lỡ ngủ thiếp trên gối, mẹ hãy nhanh chóng đặt bé lên giường để bé có một giấc ngủ thật ngon nhé!
Riêng đối với mẹ do hệ xương đã hoàn thiện nên mẹ có thể dùng gối chống trào ngược để ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi sau khi ăn từ 30 – 45 phút, giúp mẹ giảm tình trạng trào ngược dạ dày, cải thiện lưu thông máu và nâng cao chất lượng giấc ngủ hơn.
3- Đảm bảo cơ thể không bị xô lệch trong quá trình nằm
Trong một giấc ngủ dài, mẹ thường không giữ mãi một tư thế nằm mà hay chuyển mình nhiều lần khiến cơ thể bị xô lệch, ảnh hưởng đến cột sống gây đau, trẹo lưng, đau vai gáy,… khi ngủ dậy, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng gù lưng.
Mẹ cần đảm bảo tư thế không bị xô lệch trong quá trình nằm bằng cách đặt những chiếc gối xung quanh khi ngủ để giảm khả năng cơ thể tự động thay đổi tư thế. Chỉ cần áp dụng phương pháp này trong vòng 3 tuần là mẹ đã có một tư thế ngủ “chuẩn chỉnh”, đảm bảo cơ thể không bị xô lệch, ảnh hưởng đến cột sống nữa rồi.
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp đầy đủ về vấn đề nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không rồi. Khi mẹ có cách nằm gối chống trào ngược đúng, không chỉ không ảnh hưởng đến lưng mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho mẹ và bé. Bên cạnh cách nằm đúng, mẹ cũng cần “bỏ túi” cho mình các tiêu chí chọn gối chống trào ngược để chọn được cho mình một chiếc gối thật phù hợp, phát huy được tối đa công dụng mẹ nha.
Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để ngay bình luận ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh chóng nhất có thể!