Nước mía là loại thức uống giải khát được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ lại thắc mắc không biết mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Lượng đường trong nước mía có gây hại gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng Góc của mẹ cùng nhau khám phá và giải đáp những câu hỏi này, mẹ nhé!
Mục lục
1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía?
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía luôn là nỗi lo lắng của những mẹ bầu yêu thích loại thức uống này. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi trong nước mía cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như sắt, magie, canxi,… hỗ trợ tốt cho sức khỏe thai nhi và cơ thể của mẹ, bảo vệ bé yêu trong bụng mẹ ở những tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì vậy mẹ không nên bỏ qua loại thức uống bổ ích này nhé!
Để mẹ có thể hiểu rõ thêm về những lợi ích mà nước mía mang lại, dưới đây sẽ là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong 100g mía:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mía | |
Thành phần | Hàm lượng |
Đường | 25,71 gr |
Carbohydrate | 27,40 gr |
Vitamin B2 | 0,16 mg |
Protein | 0,20 mg |
Canxi | 32,57 mg |
Magie | 2,49 mg |
Kali | 162,86 mg |
Uống nước mía đúng cách sẽ giúp mẹ và bé yêu cân bằng được lượng đường và các hàm lượng dinh dưỡng có trong cơ thể. Mẹ chỉ cần uống nước mía với một lượng vừa phải, khoảng 2 – 3 lần/ ngày là đã có thể bổ sung năng lượng cho mình rồi!
Mẹ có thể xem thêm: MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU NÊN ĂN GÌ CHO CON KHỎE MẠNH để biết thêm về những chất dinh dưỡng tốt trong giai đoạn mang bầu 3 tháng
2. Nước mía và 9 lợi ích bất ngờ cho mẹ mang thai 3 tháng
Nước mía không những có vị ngọt thanh, giải khát hiệu quả mà chúng còn mang lại vô vàn những lợi ích tốt cho mẹ bầu. Chẳng hạn như chữa ốm nghén khi mang thai, nâng cao sức đề kháng cho mẹ và bé yêu, trị táo bón,… Ngoài ra còn rất nhiều những lợi ích tuyệt vời khác. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm uống nước mía mà không cần lo lắng vấn đề mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía được không rồi nhé! Dưới đây sẽ liệt kê những công dụng nổi trội mà nước mía mang lại cho mẹ bầu như:
2.1 Giúp bảo vệ da của mẹ bầu
Ngày biết con đang từ từ lớn lên trong bụng mẹ, là ngày mẹ chấp nhận hy sinh những thói quen thời con gái, trong đó cả chăm sóc cái làn da, mái tóc. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kèm theo đó là sự gia tăng hormone androge đã khiến làn da mẹ không còn được như xưa. Mẹ có thể xóa tan mọi ưu phiền này bằng cách uống nước mía, chúng sẽ giúp mẹ cải thiện và bảo vệ da tốt hơn, vì bên trong mía có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tự nhiên axit alpha hydroxy (AHA), có tác dụng chống oxy hóa và làm đẹp da cực tốt, bảo vệ da của mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
2.2 Tăng cường hệ miễn dịch
Mẹ mang thai 3 tháng thường hệ có miễn dịch yếu hơn so với những người bình thường. Vì vậy, chất flavonoid và hợp chất phenolic có trong nước mía sẽ hỗ trợ mẹ phòng chống các loại virus gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng tốt hơn đó mẹ!
2.3 Nước mía tốt cho hệ tiêu hóa
Nước mía không những giúp mẹ bầu giải tỏa cơn khát mà còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa xuất phát từ việc cơ thể mẹ sản sinh ra hormone thai kỳ như progesterone, khiến xuất hiện tình trạng táo bón, nhu động ruột, …Vì vậy, hàm lượng 162,86 mg Kali có trong 100g mía sẽ giúp mẹ cải thiện cho những tình trạng này, hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn đó ạ!
2.4 Nước mía giúp giảm ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu
Như Góc của mẹ đã nêu ra ở trên, công dụng đặc biệt của nước mía chính là giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi của mẹ trọng thời gian 3 tháng đầu mang thai. Các hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B sẽ hỗ trợ mẹ có thể vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu. Mẹ nên pha một chút gừng khi uống với nước mía sẽ giúp hồi phục cơ thể và giảm các cơn ốm nghén tốt hơn đấy ạ!
2.5 Tăng cường năng lượng cho mẹ bầu 3 tháng
Việc các hàm lượng hormone như Estrogen, Progesterone, giảm hormone Endorphin,.. tăng lên bất thình lình khi mang thai trong thời gian đầu sẽ khiến mẹ lo âu, cạn kiệt sức lực.
Nước mía sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này với khoảng 25,71 gr đường tự nhiên trong 100g mía. Việc bổ sung đường sẽ giúp cơ thể mẹ hoạt động tốt hơn, hồi phục nhiều năng lượng hơn trong ngày.
2.6 Chống nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước mía còn có khả năng chống nhiễm trùng đường tiết niệu cho các mẹ bầu. Hàm lượng 162,86 mg kali trong 100g nước mía sẽ giúp cơ thể mẹ tiêu hóa tốt hơn, cân bằng được nồng độ PH trong cơ thể. Bên cạnh đó, kali cũng hoạt động như một chất kháng khuẩn giúp bảo vệ dạ dày mẹ bầu không bị nhiễm trùng. Vì vậy mẹ có thể an tâm mà uống nước mía như sở thích của mình rồi nhé!
2.7 Tăng cường sức khỏe thai nhi
Nước mía còn có thể giúp mẹ bầu bảo vệ và tăng cường sức khỏe thai nhi. Hàm lượng 0,20 mg protein dồi dào có trong 100g mía sẽ giúp thai nhi luôn trong tình trạng an toàn, khỏe mạnh. Mẹ còn có thể yên tâm về sự phát triển của bé yêu trong bụng khi chất axit folic có trong nước mía sẽ làm giảm rủi ro liên quan đến khuyết tật bẩm sinh, hỗ trợ toàn diện cho bé yêu khi chào đời.
2.8 Giữ cân nặng mẹ bầu 3 tháng trong tầm kiểm soát
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ rất dễ bị tăng cân đột ngột, khiến mẹ trở nên tự ti hơn. Mẹ hãy yên tâm vì trong nước mía có chứa hợp chất polyphenol, hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ. Đảm bảo giúp mẹ có thể duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể và giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
2.9 Tránh các vấn đề về răng miệng
Khi mẹ mang thai 3 tháng đầu, mẹ rất dễ mắc phải các triệu chứng phổ biến như hôi miệng, sâu răng. Điều này khiến mẹ rất mệt mỏi và lo lắng không biết làm sao để có thể giữ răng miệng sạch sẽ. Trong 100g mía có chứa đến 32,57 mg canxi 2,49 mg magie, đây đều là những chất có khả năng ngăn ngừa các vấn đề về răng, miệng, giúp răng miệng trở nên sạch sẽ, không bị hôi. Vì vậy mẹ có thể an tâm lựa chọn nước mía như một thức uống dinh dưỡng cho mình nhé!
3. Cách uống nước mía chuẩn khoa học cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Mẹ cũng nên quan tâm đến cách uống nước mía sao cho chuẩn khoa học đó ạ! Điều này vừa tốt cho bé yêu trong bụng lại vừa tốt cho cơ thể của mẹ. dưới đây sẽ là một số cách uống nước mía hiệu quả cho mẹ bầu nhé!
1- Mẹ bầu chỉ nên uống 100-150ml nước mía mỗi ngày. Đó là lượng vừa đủ để mẹ có thể bổ sung năng lượng và bảo vệ thai nhi tốt hơn. Nếu mẹ uống quá nhiều nước mía sẽ dễ gây ra bệnh béo phì khi mang thai đó mẹ nhé!
2- Mẹ không nên uống nước mía 1 hơi dài, bởi việc uống quá nhiều dễ làm mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu trong bụng
3- Mẹ bầu trong khoảng thời gian đầu thai kỳ nếu buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mẹ hãy pha thêm 1 chút gừng cho nước mía vì chúng sẽ giúp mẹ giảm tình trạng ốm nghén
4- Mẹ cũng nên hạn chế uống nước mía vào buổi sáng sớm, chúng sẽ gây ra những tác hại không tốt cho dạ dày, khiến mẹ dễ lạnh bụng, ảnh hưởng đến em bé trong bụng và tăng lượng đường không tốt cho cơ thể
5- Mẹ bầu nếu bị tiểu đường thì không nên uống nước mía. Bởi trong nước mía có khoảng 70% là đường, do đó, chúng sẽ khiến mẹ bầu không thể cân bằng tình trạng đường huyết trong cơ thể. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu quá yêu thích loại nước uống này để nắm rõ thông tin hơn nhé!
4. 5 cách pha nước mía siêu ngon cho mẹ
Rất nhiều mẹ lựa chọn nước mía để bổ sung vào thức uống hằng ngày trong 3 tháng đầu mang thai của mình. Vì vậy, dưới đây sẽ là một số công thức pha nước mía siêu ngon, bổ dưỡng cho mẹ bầu nhé!
1- Nước mía ép
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mía cây (3-5 khúc dài)
- 1 trái tắc
- Đá viên
Bắt tay vào làm thôi mẹ nhé:
- Bước 1: Mẹ hãy bào vỏ mía thật sạch sẽ, sau đó chẻ thành những khúc nhỏ
- Bước 2: Sau đó, mẹ hãy cho từ từ từng khúc mía vào máy ép và ép đến khi hết mía
- Bước 3: Cuối cùng, mẹ hãy đổ nước ra ly, vắt một ít tắc, sau đó bỏ đã viên vào rồi khuấy đều.
Thế là qua 3 bước trên, mẹ đã có ngay ly nước mía ép siêu mát lạnh rồi nhé!
2- Nước mía cốt dừa
Mẹ cần chuẩn bị:
- 150ml nước mía
- 90 ml nước cốt dừa
- 100gr dừa bào sợi
- Thạch rau câu (mua sẵn)
Bắt tay vào làm thôi mẹ nhé:
- Bước 1: Mẹ hãy rọc sạch mía, sau đó cắt nhỏ thành từng khúc rồi bỏ vào máy ép. Hoặc mẹ có thể nhờ người bán ép sẵn cho mình
- Bước 2: Sau khi ép mía lấy nước, mẹ hãy đổ ra ly, có thể cho đá vào nếu uống lạnh.
- Bước 3: Tiếp theo mẹ hãy cho khoảng 30ml nước cốt dừa lên trên nước mía, bỏ thạch rau câu vào rồi rắc một ít dừa bào sợi mẹ nhé!
Vậy là mẹ đã có ngay một ly nước mía cốt dừa béo ngậy, thơm ngon rồi đấy ạ!
3- Nước mía đậu xanh
Mẹ cần chuẩn bị:
- 150ml nước mía
- 200gr đậu xanh
- Đá viên
Bắt tay vào làm thôi mẹ nhé:
- Bước 1: Mẹ nên ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 2 tiếng để chúng nở ra. Sau đó, mẹ hãy mang đi hấp chín. Mẹ có thể bỏ thêm lá dứa trong quá trình hấp để đậu thơm hơn.
- Bước 2: Mẹ hãy cho 50gr đậu xanh và 150ml nước ép mía vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay cho đậu xanh mịn và quyện vào nước mía thì tắt máy.
Qua 2 bước đơn giản, mẹ đã có thể thưởng thức ngay ly nước mía đậu xanh thơm ngon, bổ dưỡng rồi!
4- Nước mía dâu tây
Mẹ cần chuẩn bị:
- 150ml nước mía
- 2 trái dâu
- Đá viên
Bắt tay vào làm thôi mẹ nhé:
- Bước 1: Mẹ hãy ngâm dâu tây với nước muối pha loãng. Sau đó, cắt dâu tây thành 4 lát rồi bỏ vào máy xay, xay chung với 150ml nước mía. Mẹ chỉ cần bấm nút cho máy chạy khoảng 40s là được.
- Bước 2: Mẹ hãy đổ hỗn hợp ra ly và cho một ít đã viên vào, khuấy đều
Vậy là mẹ đã có ngay một ly nước mía dâu tây siêu ngon và hấp dẫn rồi đấy ạ!
5- Nước mía sầu riêng
Mẹ cần chuẩn bị:
- 150ml nước mía
- 1 múi sầu riêng to (tách lấy thịt)
- Đá viên
Bắt tay vào làm thôi mẹ nhé:
- Bước 1: Mẹ tách múi sầu riêng rồi lấy thịt. Sau đó, cho các múi này vào máy xay chung với 150ml nước mía.
- Bước 2: Mẹ hãy bấm máy xay xay nhuyễn và cho ra cốc rồi bỏ đá viên vào, khuấy đều.
Thế là mẹ đã có thể thưởng thức ngay ly nước mía sầu riêng siêu dinh dưỡng rồi đấy ạ!
5. Một số lưu ý cho mẹ khi uống nước mía
Qua trên, mong mẹ bầu cũng đã hiểu rõ về những lợi ích của nước mía cũng như những cách uống nước mía khoa học nhất. Mẹ cũng nên lưu ý thêm 2 điều nho nhỏ dưới đây trước khi bổ sung mía làm thức uống giải khát dinh dưỡng cho mình như:
1- Mẹ nên lựa chọn nguồn mua mía sao cho đảm bảo an toàn, vệ sinh và đạt chất lượng. Hạn chế uống nước mía của những người bán hàng rong, vì nó có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng dạ dày, không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
2 – Mẹ cũng nên rửa vỏ mía cẩn thận bởi trong quá trình rọc mía, vi khuẩn từ vỏ mía rất dễ bám vào tay, kèm theo đó là rất dễ bám vào các khúc mía đã được bào sạch sẽ.
Góc của mẹ xin gợi ý cho mẹ sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là loại nước rửa đạt chuẩn được Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam chứng nhận. Nước rửa có các thành phần đảm bảo độ an toàn lành tính, được tạo nên từ hỗn hợp ngô và rượu dừa hoàn toàn đến từ thiên nhiên, không có hóa chất bảo quản, không có chất tạo bọt và tạo màu. Nước còn có thể tiêu diệt được 283 chủng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho mẹ và bé, đẩy lùi các chất độc hại có trong mía. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nước rửa để rửa bình sữa và trái cây, hoa quả cho bé mẹ nhé!
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có cho mình câu trả lời mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Bên cạnh đó, góc của mẹ tin rằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Chúc mẹ có thể thưởng thức được các loại nước mía thơm ngon, bổ dưỡng nhất nhé!
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không? Click ngay kẻo lỡ!
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? “Lợi bất cập hại” đó nhà mình ơi!