Bé mút tay tưởng chừng là hành động đáng yêu nhưng lại làm mẹ lo lắng, bởi mẹ hiểu được đây là thói quen không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bé dễ mắc các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa. Thế nhưng mẹ “vắt tay lên trán” suy nghĩ mãi vẫn không tìm ra cách cai mút tay cho bé. Lưu lại 9 mẹo nhỏ cực hiệu quả ngay dưới đây mẹ nhé!.
Mục lục
1. Cho bé ti đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức
Bé mút tay nhiều có khả năng là do bé đói, cần được bổ sung thức ăn, việc này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành phản xạ cứ đói là mút tay. Trong trường hợp đó, mẹ cần điều chỉnh lại lượng sữa cho bé bú no, bú đủ nhé Dù là ti mẹ hay sữa công thức đều cân đo đong đếm khẩu phần phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của bé đó ạ. Mẹ tham khảo bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh để dễ dàng căn chỉnh lượng sữa và cữ bú của con nhé!
2. Đánh lạc hướng để con quên
Với một số bé, mút tay đã trở thành thói quen khó sửa. Những lúc đó mẹ cần đánh lạc hướng bằng điều gì đó khiến bé thích thú hơn, chẳng hạn như hướng dẫn bé làm những hoạt động cần cả hai tay như vỗ tay, ném bóng, vẽ tranh,… Trước khi đi ngủ mẹ cho bé cầm đồ chơi hoặc quyển truyện tranh, cuốn sách,… mà bé ưa thích để bé quên đi tật mút tay. Áp dụng ngay cho bé sơ sinh nhà mình để con bỏ thói quen này mẹ nhé!
Lưu ý nho nhỏ: mẹ nên lựa chọn đồ chơi có chất liệu vải mềm, tránh những vật dụng có góc sắc nhọn làm tổn thương bé.
3. Lắng nghe và thấu hiểu con
Nuôi con là quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu con để biết tại sao con hay mút tay như thế. Dù tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu thương, lo lắng con mút tay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vi khuẩn theo đó vào bên trong cơ thể, tấn công hệ miễn dịch nhưng mẹ không nên quát tháo, trách mắng con. Những lời nặng nhẹ của mẹ đôi khi sẽ làm tổn thương bé, khiến bé sợ hãi, tác động mạnh đến tâm lý, nhất là trong giai đoạn con đang phát triển.
Trong vài trường hợp, mút tay không chỉ là phản xạ tự nhiên thôi mẹ ạ. Nếu người lớn chúng ta thường cắn móng tay khi lo lắng, sợ hãi, gặp áp lực trong học tập, công việc, thì bé mút tay cũng có thể là do bất an, bồn chồn, cảm thấy khó chịu nhưng chẳng biết cách biểu lộ ra ngoài.
Những lúc này mẹ cần trò chuyện nhẹ nhàng, hỏi con xem con đang cảm thấy thế nào mỗi lúc con mút tay và kể những câu chuyện giáo dục, giải thích thói quen này ko tốt. Nhờ vậy nút thắt sẽ được tháo gỡ, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, từ đó tần suất mút tay sẽ thưa dần rồi hết hẳn. Cách làm này phù hợp với những bé trên 3 tuổi vì bé đã đủ nhận thức, hiểu những lời mẹ nói và thực hành theo.
4. Động viên và khen ngợi con kịp thời
Ngay cả người lớn để từ bỏ một thói quen đã hình thành từ trước cũng phải mất kha khá thời gian, bé nhỏ chưa nhận thức đầy đủ còn khó hơn đó mẹ. Vì vậy, đừng vội la mắng khi thấy con mút tay, mẹ nhé, mà hãy từ từ động viên và khen ngợi khi con tự ý rút tay ra khỏi miệng mà không đợi mẹ nhắc nhở.
Một số lời khen Góc của mẹ gợi ý mẹ nên áp dụng: “Con làm tốt quá”, “Hôm nay bé yêu của mẹ không còn mút tay nữa, giỏi lắm con ạ”,… Đối với những bé trên 4 tuổi mẹ có thể lập bảng thành tích, hôm nào con không mút tay mẹ sẽ dán 1 sticker đáng yêu cách làm này vừa tạo sự thích thú vừa giúp bé tự giác hơn.
5. Giúp bé hiểu mút tay không hề tốt chút nào
Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng vẫn không thu được kết quả, mẹ nên thủ thỉ những những lý do khiến con phải từ bỏ thói quen mút tay như bị bạn bè trêu chọc, dễ đau bụng, vi khuẩn xâm nhập làm con đổ bệnh, không còn sức chạy nhảy, vui đùa như hiện tại,… Mỗi ngày mẹ đều kiên trì nói với bé đến khi nào bé hiểu được hành động mút tay là không tốt và nên dừng lại.
Đôi khi mẹ cũng nên thì thầm với bé rằng những ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi, nếu mút tay trong lúc ngủ sẽ khiến “bạn” ngón tay khó chịu, đau rát. Cách làm này phù hợp với những bé từ 3 tuổi trở lên vì bé có khả năng hiểu được những câu chuyện mẹ chia sẻ.
Ngoài ra mẹ cũng có thể cho con xem một số sách giáo dục để kích thích não bộ, thay đổi tư duy từ gốc rễ. Cách làm này phù hợp với những bé từ 1 tuổi trở lên vì bé đã có thể tiếp nhận thông tin, có tư duy và nhận thức rõ ràng.
6. Dành phần thưởng khi con tiến bộ
Phần thưởng cũng là giải pháp hiệu quả để biểu dương bé, ngày nào còn không mút tay mẹ sẽ đánh dấu vào lịch. Cuối tháng tổng kết nếu đạt đủ chỉ tiêu mẹ sẽ tặng một món quà dựa trên sở thích của con. Sau tháng đó mẹ sẽ nâng chỉ tiêu lên cho đến khi con không còn mút tay nữa. Ví dụ tháng 3 mẹ đặt mục tiêu 15 ngày bé không mút tay sẽ được nhận thưởng, tháng 4 mẹ sẽ nâng lên thành 20 – 25 ngày.
Phương pháp này phù hợp với những bé trên 3 tuổi, có thể nhận thức được khái niệm giờ giấc, ngày tháng. Trong suốt quá trình thực hiện mẹ cần giữ lời hứa, tạo niềm tin để bé không thất vọng, cuối tháng phải có phần thưởng xứng đáng với nỗ lực mà bé yêu đã bỏ ra.
7. Dùng miếng bảo vệ ngón tay
Để hạn chế tình trạng mút tay, mẹ có thể chọn mua miếng bảo vệ ngón tay làm bằng chất liệu silicon an toàn, không chứa BPA gây hại. Mẹ áp dụng phương pháp này cho những bé nhỏ tuổi (dưới 1 tuổi) chưa đủ nhận thức về hành động, chưa biết đúng sai của việc mút tay. Mẹ tham khảo những địa chỉ bán hàng uy tín, nhiều lượt mua như Beecost, concung để sắm cho bé nhà mình nhé.
Tuy nhiên, miếng bảo vệ thường tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không tránh khỏi tình trạng mất vệ sinh, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở, ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu. Đó cũng là lý do khiến mẹ ngại sắm sản phẩm này vì sợ con ốm vặt, quấy khóc và cảm thấy không “ưng bụng”.
Trong trường hợp này các mẹ bỉm thông thái thường sử dụng nước chuyên dụng dành cho bé để rửa qua miếng bảo vệ ngón tay nhằm lọc sạch cặn bẩn, vi khuẩn trước khi bé sử dụng. Để tiện công, đỡ mất phí mẹ nên “ưu ái” những loại nước “tiện cả đôi đường”, vừa có thể vệ sinh dụng cụ măm sữa cho bé, vừa có thể rửa miếng bảo vệ ngón tay. Nếu chưa biết lựa sản phẩm nào phù hợp thì Góc của mẹ xin gợi ý cho mẹ sản phẩm nước rửa bình và rau quả Mamamy.
Sản phẩm này đang được các mẹ bỉm “săn lùng” bởi không chỉ giúp mẹ rửa bình sữa cho con thật sạch sẽ, khử mùi hôi, mà còn tận dụng được để rửa rau quả, rửa miếng bảo vệ ngón tay cực sạch sẽ. Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy chứa chiết xuất từ ngô và rượu dừa cực an toàn và lành tính sẽ hình thành hàng rào ngăn vi khuẩn tiến sâu vào dạ dày non nớt của con.
Không dừng lại ở đó, nước rửa bình và hoa quả nhà Mamamy cũng nói không với thành phần độc hại hay tạo màu, mẹ an tâm cho con sử dụng mà không lo miệng con sẽ kích ứng, ngứa ngáy hay ngộ độc. Sắm ngay một chai cho bé yêu mẹ ơi!
8. Cho con thích nghi dần dần
Với những bé có thói quen mút tay do lo lắng, mẹ nên tìm cách cai mút tay cho bé ở nhà trước rồi mới dạy con cách cai mút tay khi con ra ngoài. Tập dần dần sẽ giúp con thoải mái, không áp lực nhiều và sẽ thực hiện từng chút một. Nếu mẹ giục bé dễ phản tác dụng, khiến bé lo lắng, bồn chồn, tần suất mút tay cũng vì vậy mà tăng lên chứ không giảm xuống.
9. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa
Nếu con đã 5 tuổi và áp dụng tất thảy những cách trên mà vẫn không thu được kết quả khả quan, mẹ nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Bởi thói quen mút tay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, làm cấu trúc khuôn mặt thay đổi, dẫn đến móm, hô, khớp cắn hở, lệch hàm,… Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ những bệnh viện chuyên về nhi khoa, tâm lý học để mẹ tham khảo:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam: 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng khám Tâm lý của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM: Phòng khám số 64 – Tầng trệt Khu B – Số 215 Đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
- Bệnh viện Nhi Trung ương: La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Chuyên khoa Nhi – Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Số 458, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Trên đây là 9 cách cai mút tay cho bé cực hiệu quả và dễ thực hiện. Quá trình tập cho bé cai mút tay sẽ diễn ra trơn tru nếu có sự hợp tác, thấu hiểu giữa mẹ và bé. Trong cả quá trình, mẹ nên đóng vai trò là người bạn đồng hành, theo dõi sát sao sự tiến bộ của con. Sau khi cai mút tay cho con thành công, đừng ngần ngại khoe ngay cho Góc của mẹ vui cùng mẹ nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ y để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.