Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Top thực phẩm giàu sắt và cách bổ sung đúng cách cho trẻ

Sắt là khoáng chất có tầm quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc lựa chọn thực phẩm không đúng cách có thể khiến bé dễ bị thiếu sắt đi kèm với những hệ quả khác. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm giàu sắt và bổ sung sắt cho trẻ một cách khoa học và đúng đắn là điều mà mỗi cha mẹ cần hết sức quan tâm. 

1. Điều gì xảy ra nếu trẻ không đủ sắt?

Mẹ hãy lưu ý chế độ ăn uống với thực phẩm giàu sắt cho bé nhé
Mẹ hãy lưu ý chế độ ăn uống với thực phẩm giàu sắt cho bé nhé

Nếu bé không được cung cấp và nhận đủ sắt, bé có thể bị thiếu máu. Thiếu máu là khi không có đủ tế bào hồng cầu trong cơ thể hoặc khả năng mang oxy đi khắp cơ thể. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân phổ biến của tình trạng thiếu máu là do không đủ sắt. Trẻ không nhận đủ sắt từ thực phẩm giàu sắt có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn.

Triệu chứng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh:

  • Tăng cân chậm
  • Da nhợt nhạt
  • Không thèm ăn
  • Khó chịu, cáu kỉnh

Bé bị thiếu sắt có thể ít hoạt động thể chất và có thể phát triển chậm hơn. Với những bé lớn hơn, thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến cách bé học tập, vui chơi ở trường. Không có đủ chất sắt có thể dẫn đến các vấn đề tập trung, thời gian tập trung ngắn hơn và kết quả học tập kém hơn. Hàm lượng sắt thấp có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi và yếu.

2. Khi nào bé cần bổ sung sắt và bao nhiêu là đủ?

Trẻ em cần sắt ở tất cả các giai đoạn phát triển. Trẻ chỉ bú sữa mẹ, chỉ dùng sữa công thức hoặc vừa bú mẹ, vừa bú sữa công thức có những nhu cầu về bổ sung lượng sắt khác nhau. Ngoài ra, trẻ sinh non cần bổ sung nhiều sắt hơn trẻ sinh đủ tháng. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất nhé. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng sắt cần thiết phụ thuộc vào tuổi của bé. 

Bảng lượng sắt mỗi ngày theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé:

Bảng lượng sắt mỗi ngày theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé
Bảng lượng sắt mỗi ngày theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé

3. Thực phẩm giàu sắt

Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Lúc này, mẹ hãy chắc chắn chọn thực phẩm chứa sắt nhé. Sắt có 2 dạng: heme iron và non-heme iron. 

3.1. Heme iron

Heme iron thường có trong thịt động vật như thịt đỏ, hải sản, gia cầm. Loại sắt này được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Heme iron có trong:

  • Thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn,…
  • Gia cầm: gà,…
  • Trứng

3.2. Non-heme

Sắt được chia làm 2 loại: heme iron và non-heme iron
Sắt được chia làm 2 loại: heme iron và non-heme iron

Non-heme iron có thể được tìm thấy trong thực vật. Loại sắt này cơ thể hấp thụ không dễ dàng bằng heme iron. Nguồn non-heme iron có trong:

  • Ngũ cốc
  • Các loại đậu
  • Rau lá xanh đậm

Nhìn chung, cần có đủ lượng sắt của cả hai loại trên để cơ thể hấp thụ heme iron dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé ăn thực phẩm chứa non-heme iron với thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể bé hấp thụ sắt tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây có múi: cam, bưởi,…
  • Quả mọng
  • Đu đủ
  • Cà chua
  • Khoai lang
  • Bông cải xanh
  • Rau lá xanh đậm

Tìm hiểu thêm các loại vitamin khác cho bé tại đây.

Tất cả các giá trị trong bảng này dành cho thực phẩm nấu chín, ngoại trừ một số thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì:

Bảng thực phẩm chứa sắt
Bảng thực phẩm chứa sắt

Nguồn tham khảo

USDA Food Composition Databases  

The Canadian Paediatric Society Nutrition Committee

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Top thực phẩm giàu sắt và cách bổ sung đúng cách cho trẻ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0