Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Cùng mẹ khám phá mận miền Bắc và mận miền Nam

3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ cần bổ sung nhiều chất có lợi để tăng cường sức khỏe cho hành trình 9 tháng phía trước. Nhưng thực đơn sau sinh của mẹ cũng trở nên khắt khe hơn để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận được không đang là câu hỏi mà mẹ bỉm rất quan tâm để bồi bổ cơ thể. Mẹ lo lắng liệu ăn mận có tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé hay không? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? 

1.1. Mận miền Bắc

Mận Hà Nội mang hình dáng mọng nước, hương vị ngọt ngọt, chua chua và có chút chát nên dễ cuốn hút nhiều mẹ bầu.
Mận Hà Nội mang hình dáng mọng nước, hương vị ngọt ngọt, chua chua và có chút chát nên dễ cuốn hút nhiều mẹ bầu.

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không, có sợ nóng không là câu hỏi của mẹ bỉm khi đang trong những tháng đầu của thai kỳ. Mẹ không cần quá lo lắng nữa vì câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mận. Mận miền Bắc mang hình dáng mọng nước, hương vị ngọt ngọt, chua chua và có chút chát nên dễ cuốn hút nhiều mẹ bầu.

Bà bầu ăn mận Hà Nội được vì nó giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Nhất là khi mận có nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin C, PP, B, A… và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu.

1.2. Mận miền Nam

Trong quả mận miền Nam chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ cần thiết cho mẹ
Trong quả mận miền Nam chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ cần thiết cho mẹ

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận miền Nam rất có lợi cho sức khỏe hay còn được gọi là quả roi, quả này có vị ngọt hoặc chua nhẹ, mát, là cây ăn trái có mặt ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Đây là loại quả được cho là phù hợp với mẹ bầu trong thời gian dưỡng thai.Trong quả mận miền Nam chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ cần thiết cho mẹ. Vì thế bầu 3 tháng đầu ăn mận giúp mẹ bổ sung nước, tốt cho mắt và điều hòa hệ tim mạch mà không chứa quá nhiều năng lượng.

Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

2. Lợi ích tuyệt vời từ mận đối với mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi 

2.1. Lợi ích từ mận miền Bắc cho mẹ bầu 3 tháng đầu

2.1.1 Hỗ trợ hấp thu sắt

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận giúp mẹ tăng khả năng hấp thụ chất sắt
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận giúp mẹ tăng khả năng hấp thụ chất sắt

Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận miền Bắc giàu vitamin C nên có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt tốt hơn. Với mẹ đang mang thai những tháng đầu thai kỳ, đây là một công dụng tuyệt vời bởi sắt là dưỡng chất rất quan trọng đối với sức khỏe giai đoạn này.

2.1.2. Kích thích tiêu hóa

bà bầu 3 tháng đầu ăn mận Bắc rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, mẹ không nên bỏ lỡ!
bà bầu 3 tháng đầu ăn mận Bắc rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, mẹ không nên bỏ lỡ!

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng isatin cùng sorbitol được tìm thấy trong mận Hà Nội tương đối dồi dào. Hai hoạt chất này có đặc tính như chất xơ hòa tan cấp nước nhằm kích thích nhu động ruột, làm mềm thức ăn và giảm nguy cơ táo bón ở bà bầu. Vì thế, bà bầu 3 tháng đầu ăn mận Bắc rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, mẹ không nên bỏ lỡ!

2.1.3. Làm đẹp da

Mận Hà Nội giúp mẹ sở hữu làn da mịn màng ngay cả trong giai đoạn thai kỳ
Mận Hà Nội giúp mẹ sở hữu làn da mịn màng ngay cả trong giai đoạn thai kỳ

Nếu mẹ còn ngần ngại bầu ăn mận Hà Nội được không thì hẳn điều này sẽ làm mẹ suy nghĩ lại. Đắp mặt nạ bã mận sau khi ép là phương pháp làm đẹp không còn mới nhưng ít phổ biến. Với cách này mẹ sẽ sở hữu làn da mịn màng, không tì vết dù đang trong hành trình 9 tháng thai kỳ.

2.1.4 Giảm ốm nghén

Các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu giảm đáng kể khi mẹ ăn một vài quả mận hậu trước bữa ăn hàng ngày. Vị ngọt ngọt, chua chua và có chút chát của quả mận miền Bắc giúp mẹ đánh thức vị giác. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận Hà Nội giúp kích thích tiêu hóa, giảm cảm giác nghén. Mẹ bầu chỉ cần ăn một quả trước bữa ăn để giảm đáng kể các triệu chứng của ốm nghén, cảm giác buồn nôn và kích thích ăn ngon miệng hơn.

2.2. Lợi ích từ mận miền Nam cho mẹ bầu 3 tháng đầu

2.2.1. Ngăn ngừa tình trạng mất nước

Thói quen ăn quả roi đều đặn được xem là cách thức bù nước khá hiệu quả
Thói quen ăn quả roi đều đặn được xem là cách thức bù nước khá hiệu quả

Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể dẫn đến sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ. Quả mận miền Nam thuộc nhóm trái cây rất mọng nước bởi nước chiếm tới 94% hàm lượng dinh dưỡng. Thói quen ăn quả roi đều đặn được xem là cách thức bù nước khá hiệu quả, giúp mẹ bầu chủ động phòng tránh tình trạng mất nước, từ đó kiểm soát lượng nước ối ở mức an toàn để nuôi dưỡng em bé.

2.2.2. Duy trì hoạt động của mắt

Để cải thiện khả năng quan sát và hoạt động của đôi mắt, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin A từ quả roi
Để cải thiện khả năng quan sát và hoạt động của đôi mắt, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin A từ quả roi

Trong quá trình mang thai, mắt mẹ có xu hướng hoạt động yếu hơn bình thường, nhất là khi mẹ phải thường xuyên sử dụng máy tính. Hơn nữa, thị lực của mẹ sẽ giảm sút do sự biến đổi nồng độ hormone progesterone và estrogen, gây ra tình trạng giữ nước ở các sợi collagen trong giác mạc. Để cải thiện khả năng quan sát và hoạt động của đôi mắt, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin A từ quả roi.Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận là loại quả lý tưởng giúp mẹ bầu bổ sung lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể.

2.2.3. Tăng cường khả năng hấp thu sắt

Mận cung cấp lượng vitamin C dồi dào, vì thế mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận không những giúp tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Đây là những lợi ích rất cần thiết với mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

2.2.4. Bảo vệ làn da mẹ bầu

Ăn mận giúp mẹ dưỡng ẩm và làm da trở nên sáng mịn, hồng hào hơn
Ăn mận giúp mẹ dưỡng ẩm và làm da trở nên sáng mịn, hồng hào hơn

Trong thai kỳ, vấn đề chăm sóc da luôn khiến mẹ phải “đau đầu”, đó có thể là nám da, tàn nhan hay rạn da (đặc biệt là ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3). Duy trì ăn quả roi đều đặn sẽ giúp mẹ bù đắp hàm lượng vitamin A, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa đang thiếu hụt, nhằm dưỡng ẩm và làm da trở nên sáng mịn, hồng hào hơn. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận miền Nam chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A và C, giúp làn da mẹ bầu trở nên sáng mịn hồng hào.

2.2.5. Tốt cho hệ tim mạch

Đểcó hệ tim mạch khỏe mạnh, mẹ nên thử thêm mận vào bữa ăn mỗi ngày
Để có hệ tim mạch khỏe mạnh, mẹ nên thử thêm mận vào bữa ăn mỗi ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhờ có chất xơ và epicatechin, quả mận Nam sẽ giúp mẹ giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa mảng bám trên động mạch, điều hòa dòng tuần hoàn máu để bảo vệ trái tim khỏe mạnh cho bà bầu.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, đặc biệt là đặt tên ở nhà cho bé trai, bé gái. Nhiều gia đình còn đặt tên cho con theo ngũ hành thì càng cần nhiều thời gian và công sức để chọn được cái tên ưng ý. Mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ để chọn được tên hay, độc lạ, đáng yêu cho bé nhé!

3. Gợi ý các món ngon từ mận cho mẹ bầu 3 tháng thay đổi khẩu vị

3.1. Ô mai mận

Đây là món ăn hấp dẫn đa số mẹ bầu, nghĩ đến đã thèm với vị ngọt, hơi mặn và chua vừa phải, quả mận dai dai, nhưng cũng mềm tan trong miệng. Một hai trái ô mai mận cũng đã kích thích mẹ bầu ăn ngon hơn rồi. 

Ô mai mận là món ăn thơm ngon mà mẹ có thể dùng
Ô mai mận là món ăn thơm ngon mà mẹ có thể dùng

Lưu ý cho mẹ mẹ bầu 3 tháng đầu ăn ô mai mận nên chọn nơi uy tín vì ô mai mận đã chế biến khó phân biệt được nơi sản xuất đã hợp vệ sinh hay chưa.

Nguyên liệu mẹ cần có:

Mận Hà Nội chín: 1kg

Gừng: 1-2 củ to

Đường: 600g

Vôi bột: 10-15g

Cách thực hiện cho mẹ: 

  • Bước 1: Mẹ chọn mận to, chín, không bầm dập. Sau đó mận rửa sạch, dùng dao khía đều lên quả mận. Việc này sẽ giúp mận ngấm gia vị được tốt hơn.
  • Bước 2: Hòa vôi bột vào 2-3 lít nước. Đợi một lúc cho vôi lắng xuống thì gạn lấy phần nước vôi trong bên trên.
  • Bước 3: Ngâm mận trong phần nước vôi trong qua đêm hoặc 8-10 tiếng.
  • Bước 4: Mận sau khi ngâm xong rửa thật sạch bằng nước cho hết mùi vôi. Để mận ráo nước.
  • Bước 5: Chuẩn bị 1 nồi to. Xếp đều mận xuống đáy nồi, tiếp đó phủ 1 lớp đường lên, cứ tiếp tục 1 lớp mận 1 lớp đường cho đến khi hết. Ướp mận với đường như vậy 6-8 tiếng cho đường tan hết.
  • Bước 6: Gừng rửa sạch, băm nhỏ. Cho 1/2 chỗ gừng vào nồi mận đảo đều, ướp 15-20 phút cho mận ngấm đều gừng.
  • Bước 7: Đặt nồi mận lên bếp ở lửa vừa, đun đến khi nước đường sôi lên thì hạ xuống lửa nhỏ nhất và để sên như vậy đến khi mận se lại, nước đường sánh và keo.
  • Bước 8: Cho nốt 1/2 chỗ gừng còn lại vào đảo đều. Đun thêm khoảng 5 phút nữa là được.
  • Bước 9: Gắp mận ra khay phẳng và rộng, dàn đều để hong hoặc sấy khô. Có thể hong khô ở nhiệt độ phòng (chú ý nhớ đậy lồng bàn), phơi nắng hoặc sấy bằng lò (bật lò ở 100 độ C và sấy trong vòng 1h-1h30p).
  • Bước 10: Ô mai sau khi phơi hoặc sấy xong bảo quản trong hộp hoặc túi kín để ăn dần mẹ nhé.

3.2. Nước ép mận

Nước ép mận vừa giải khát lại vừa tốt cho tim mạch
Nước ép mận vừa giải khát lại vừa tốt cho tim mạch

Nước ép mận giúp mẹ giữ được vị nguyên bản từ mận Hà Nội. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận bằng cách này để giải khát vừa tốt cho da vừa ngon miệng.

Nguyên liệu mẹ cần có

  • 250gr mận Hà Nội
  • 1/4 quả chanh
  • 1 muỗng canh đường
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách thực hiện cho mẹ:

  • Mận Hà Nội mẹ đem rửa sạch với nước rửa rau củ chuyên dụng, ngâm nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó mẹ lấy mận ra để cho ráo nước. Dùng dao cắt 1 đường vòng quanh quả mận, dùng tay xoay 2 nửa quả mận để tách hạt quả mận ra.
  • Cho mận vào máy ép trái cây, ép lấy nước, bỏ bã. Nếu không có máy ép, mẹ có thể dùng máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp qua rây lấy nước, bỏ bã.
  • Cho thức uống ra ly. Nặn nước cốt chanh, thêm đường trắng vào, khuấy đều và thưởng thức.

3.3. Sinh tố mận

Sinh tố mận sẽ kèm theo vị ngọt béo nhẹ giúp mẹ thay đổi khẩu vị
Sinh tố mận sẽ kèm theo vị ngọt béo nhẹ giúp mẹ thay đổi khẩu vị

Nếu như nước ép mận chỉ lấy nước bỏ phần thịt mận thì sinh tố giúp bổ sung chất xơ không tan, tốt cho hệ tiêu hoá. Cách làm tương tự như với nước ép mận nhưng mẹ bầu có thể thêm 1 – 2 lát bạc hà khi trang trí để thêm mùi thơm.

Nguyên liệu mẹ cần có: 

  • Mận Hà Nội: 200gr
  • Sữa tươi: 150ml
  • Sữa đặc
  • Đá bào

Cách thực hiện cho mẹ:

  • Bước 1: Mận mẹ mua về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5-10 phút, rồi vớt ra rửa sạch lại với nước, sau đó để ráo.
  • Bước 2: Mận gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ, từ 2 – 4 miếng.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp đã chuẩn bị sẵn gồm mận, sữa tươi, sữa đặc, đá bào vào máy xay sinh tố, xay từ 1 – 2 phút đến khi hỗn hợp nhuyễn và mịn.
  • Bước 4: Đổ sinh tố ra cốc, trang trí thêm 1-2 lát mận cho thêm phần đẹp mắt và thưởng thức.

3.4. Mứt mận

Mứt mận thiên về vị ngọt dễ ăn, cách làm cũng đơn giản hơn ô mai mận. 

Nguyên liệu mẹ cần có: 

  • Mận Hà Nội: 700gr
  • Đường: 350gr
  • Củ gừng: 100gr
  • Vôi ăn trầu: 20gr
  • Vani: 2 ống

Cách thực hiện cho mẹ: 

Mứt mận có vị chua ngọt hòa quyện giúp mẹ đánh thức vị giác
Mứt mận có vị chua ngọt hòa quyện giúp mẹ đánh thức vị giác
  • Củ gừng mẹ gọt vỏ, rửa sạch, để ráo, bào nhỏ rồi dùng vải mùng vắt khô lại cho bớt nước, bớt vị cay, và khi sên mứt sẽ trong và đẹp hơn.
  • Chuẩn bị một thau nước 1,5 lít, rồi cho vôi ăn trầu vô khuấy tan, để vôi lắng xuống, chắt lấy phần nước trong bên trên bỏ phần vôi lắng đi.
  • Dùng dao khứa nhẹ các đường dọc quả mận, rồi đem ngâm trong nước vôi trong 6 tiếng. Sau đó, vớt mận ra rửa lại 4-5 lần nước lạnh cho thật sạch.
  • Mẹ chuẩn bị một tô nước đá lạnh. Xong nấu nước thật sôi, đổ mận vào trần trong 1 phút thì cho vào nước đá ngâm 10 phút, vớt ra, để ráo.
  • Trộn mận với đường rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, ướp trong 6 tiếng để nước đường tan hết và ngấm vào mận.
  • Sau 6 tiếng, mẹ bắc chảo lên bếp, cho nước đường vào nấu trước với lửa lớn. Đến khi đường sôi lên, hơi dẻo lại thì cho mận vào, vặn lửa nhỏ xuống sên đến khi trái mận bắt đầu héo, tóp lại, vỏ nhăn thì mẹ cho gừng vào, rắc vani lên, đảo đều rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, mẹ vớt ra, sắp mận vào mâm đem đi phơi nắng, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc đem nướng trong 2,5 giờ với nhiệt độ 110 độ C và hé cửa lò nướng đều được.

4. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn mận

4.1. Đối với mận Bắc

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mận quá nhiều có thể tăng nguy cơ sỏi thận. 
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mận quá nhiều có thể tăng nguy cơ sỏi thận. 
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận vừa ngon miệng lại không lo nạp vào quá nhiều calo. Tuy nhiên, calo rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai để có đủ năng lượng nuôi bé, do đó bà bầu cần tăng cân nên tránh sử dụng mận.
  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn mận quá nhiều có thể tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, mẹ có tiền sử sỏi thận hoặc có nguy cơ sỏi thận, nên tránh sử dụng mận.
  • Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên sử dụng mận tươi thay vì mận khô. Hàm lượng natri cao có trong mận khô và một số loại trái cây khô khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

4.2. Đối với mận Nam

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận miền Nam qua nhiều dễ bị viêm họng
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận miền Nam qua nhiều dễ bị viêm họng
  • Hạt mận Nam được cho là có chứa độc và có thể gây ảnh hưởng đến bà bầu. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận cần loại bỏ hạt để tránh những tình huống không mong muốn.
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn quá nhiều mận Nam có thể dẫn đến ngứa cổ họng, viêm họng, ho và một số bệnh lý liên quan khác.
  • Mận Nam được biết đến là loại trái cây bổ dưỡng cho mẹ bầu, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, bà bầu thường xuyên sử dụng mận Nam có thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý như loãng xương, bệnh tim hoặc tiểu đường thai kỳ.
  • Mẹ có thể ăn mận với số lượng vừa đủ để tránh gây đầy bụng, khó chịu. Tốt nhất mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận nên tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng cho phép.

5. Các câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận

5.1. Tác dụng phụ khi bầu 3 tháng đầu ăn nhiều mận?

  • Gây sạn thận

Một trong những thành phần của quả mận là chất oxalat. Đối với những mẹ bầu đang bị bệnh thận, chất này lắng đọng có thể tạo ra sạn ở thận và gây ra các vấn đề liên quan đến sạn thận như đi tiểu ra máu, đau lưng, sốt, mệt mỏi…

Ăn quá nhiều mận cũng khiến mẹ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn
Ăn quá nhiều mận cũng khiến mẹ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn
  • Gây thiếu năng lượng

Tuy mận giàu chất dinh dưỡng nhưng loại quả này lại chứa rất ít năng lượng. Ăn nhiều mận giúp mẹ cảm thấy no nhưng thực tế, cơ thể lại không có được lượng năng lượng cần thiết. Do đó, mẹ chỉ nên ăn khoảng trên dưới 200gr mận mỗi ngày và để dành không gian dạ dày cho những loại thực phẩm giàu năng lượng khác như cơm, thịt cá…

5.2. Bà bầu ăn mận hậu có tốt không?

Mận hậu mang lại nhiều lợi ích tốt cho tim mạch và làn da
Mận hậu mang lại nhiều lợi ích tốt cho tim mạch và làn da

Nhiều mẹ thắc mắc rằng bầu ăn mận hậu được không? Mận xóc muối đồng là món đặc sản không thể bỏ qua nếu muốn thưởng trọn vị mận hậu. Dù mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận theo cách nào đi nữa thì hãy dùng đúng liều lượng để không  ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bây giờ mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận có thể yên tâm thưởng thức loại quả giàu chất dinh dưỡng này ma không còn quá lăn tăn nữa về tác dụng của mận. Mẹ đừng quên theo dõi Góc của mẹ để đón xem những bài viết mới nhất về kiến thức mới lạ về sức khỏe thai kỳ nhé!

Tham khảo thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn được chôm chôm không?

Bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì để vừa sành điệu lại vừa thoải mái?

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu: Nên hay không nên?

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Cùng mẹ khám phá mận miền Bắc và mận miền Nam”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0