Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ nhất định không được quên

Mẹ bỉm nhất định không được lơ là các mũi tiêm phòng cho bé. Bởi đây sẽ là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển sức khỏe của bé sau này. Hãy cùng Góc của mẹ tham khảo thông tin về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ngay sau đây nhé!

1. Tầm quan trọng của các mũi tiêm phòng cho bé

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện. Do vậy, khả năng trẻ bị nhiễm bệnh sẽ khá cao. Nếu không được bảo vệ và tiêm phòng đầy đủ thì sức khỏe của trẻ sẽ khó được duy trì ở mức tốt nhất.

Để trẻ được phát huy một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, nhà mình nhất định không được bỏ qua các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng. Lợi ích chính của các mũi vắc xin này chính là tạo ra kháng thể giúp cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus gây bệnh.

Lợi ích chính của các mũi vắc xin này chính là tạo ra kháng thể giúp cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus
Lợi ích chính của các mũi vắc xin này chính là tạo ra kháng thể 

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, chưa kể hiện nay có một số dịch bệnh vẫn chưa tìm ra được cách điều trị triệt để. Chính vì thế, việc tiêm phòng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

2. Phân loại các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng

Có tổng cộng 10 mũi tiêm chủng quan trọng. Bao gồm vắc xin: Viêm gan B, DTaP, MMR, Thủy đậu, Hib, Bại liệt, PCV, Cúm, Tiêu chảy, Viêm gan A. Gia đình có thể tham khảo chỉ định của bác sĩ để lựa chọn các mũi vắc xin phù hợp nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tối đa.

2.1. Các mũi tiêm phòng cho trẻ mới sinh

Trẻ mới sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt. Đối với mũi 1 viêm gan B, mẹ cần đảm bảo trẻ được tiêm trễ nhất là 24 giờ sau sinh. Và mũi phòng bệnh lao phải được tiêm trước khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 2.

Trẻ mới sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt
Trẻ mới sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt

2.2. Các mũi tiêm phòng cho bé 2 tháng tuổi

Ngoài các mũi tiêm phòng cho bé như viêm gan B, trẻ cũng nên được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra. Mẹ có thể chọn số lần tiêm với liều lượng phù hợp với sức khỏe của trẻ.

2.3. Các mũi tiêm chủng cho trẻ 3 tháng tuổi

Ở tháng này, nhà mình cần tiếp tục đưa trẻ đi tiêm phòng các mũi tiếp theo của những loại vắc xin đã tiêm. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ vắc xin phòng tiêu chảy Rota.

2.4. Các mũi tiêm chủng cho bé 4 tháng tuổi

Trẻ cần được tiêm và cho uống vắc xin các liều tiếp theo của bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib – bại liệt. Trong quá trình trước và sau tiêm các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng, gia đình nên thường xuyên theo dõi bé và kịp thời báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

2.5. Các mũi tiêm phòng cho trẻ 9 – 12 tháng tuổi

Song song với việc tiêm các mũi tiếp theo của những vắc xin đã tiêm trước đó, nhà mình nên tiêm thêm vắc xin sởi Rubella cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.

mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

2.6. Các mũi tiêm phòng cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi

Trong giai đoạn phát triển này, mẹ nên kết hợp tiêm phòng vắc xin phối hợp MMR, Viêm gan A, Thương hàn. Mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng lại các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng theo thời gian đã được chỉ định. Chẳng hạn như:

  • Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt nên được tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi.
  • Vắc xin viêm màng não cần được tiêm 3 năm/1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch.
  • Vắc xin viêm phổi nên tiêm nhắc lại 5 năm/1 lần.

Các mẹ có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thể chăm bé sau sinh đúng cách:

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

3. Một số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Trước khi đi tiêm, mẹ bỉm nên cho trẻ mặc đồ thoải mái. Ngoài ra, mẹ cũng nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, phòng trường hợp vết tiêm bị nhiễm khuẩn. Nhà mình cũng nên nhớ mang theo sổ tiêm chủng để xuất trình cho bác sĩ. Đặc biệt, khi bác sĩ xem khám thì mẹ phải báo cáo ngay các tiền sử dị ứng của trẻ.

Trẻ nên được ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà
Trẻ nên được ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà

Trẻ nên được ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà. Sau khi tiêm, trẻ bị sốt dưới 39 độ là biểu hiện bình thường. Vì vậy, nhà mình không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên lập tức dùng nước ấm hoặc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ. Nếu nhiệt độ vượt quá 39 thì nên đưa trẻ trở lại bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin liên quan đến các mũi tiêm phòng cho bé mà Góc của mẹ muốn chia sẻ. Mong rằng, các mẹ đã có được “cái nhìn” tổng quan về việc tiêm chủng cho trẻ. Để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này các mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

Bất kể trước, trong và sau khi mang thai thì mẹ cũng nên quan tâm đến việc tiêm phòng. Bởi bất kỳ yếu tố nào trong các giai đoạn này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các mẹ có thể tìm hiểu thêm thông qua các bài viết sau.

Các mũi tiêm phòng cần thiết khi mang thai mà mẹ bầu cần biết

10 điều khi mang thai mà có thể các mẹ chưa biết

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/vaccines/parents/by-age/index.html

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ nhất định không được quên”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0