Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó bé thay răng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Mục lục
1. Trẻ mấy tuổi thay răng
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ. Chúng bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi đến tuổi thay, răng sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật tương tự nhau, lần lượt từng chiếc. Lúc này, dưới mỗi chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa. Vì vậy, thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Trung bình, tuổi mọc răng sữa của bé như sau:
- Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
- Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Vào lúc trẻ được 3-4 tuổi hầu hết sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn trẻ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Cũng có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7-8 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì cần đưa đi khám nha sĩ.
Răng sữa thường được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thứ tự cái nào mọc trước sẽ được thay trước. Các mốc thời điểm bé thay răng mà mẹ cần nắm rõ:
- Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi.
2. Đặc điểm theo từng tuổi thay răng của bé
Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa. Nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: Răng cửa giữa – Răng cửa bên – Răng tiền cối – Răng nanh và các răng cối lớn. Thì đối với hàm dưới sẽ là: Răng cửa giữa – Răng cửa bên – Răng nanh – Răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
Tuổi thay răng của bé diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau:
- Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần. Nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn. Có thể từ 1 – 2 tháng. Các răng được mọc trong điều kiện thoải mái. Thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
- Thói quen của trẻ: Một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống. Và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc này có thể gây ra viêm nhiễm. Nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.
3. Có nên để bé thay răng, nhổ răng tại nhà hay không?
Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp, răng sữa khi đã đến tuổi thay mà vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được. Nếu không sớm can thiệp, sự hiện diện kéo dài của răng sữa sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai lệch. Điều này khiến hàm răng của bé sau này khó đều và đẹp được.
Sự tác động từ bên ngoài đôi khi cũng rất đơn giản. Cha mẹ có thể tự thực hiện cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách hay thao tác không trọn vẹn, người lớn vô tình lại gây tổn thương cho trẻ:
- Viêm nha chu do không đảm bảo vệ sinh.
- Gây nhiễm trùng: Do chân răng không được lấy ra trọn vẹn. Hay thậm chí là áp xe lan rộng một vùng hàm mặt
- Động tác thô bạo đôi khi khiến trẻ quấy khóc, vô tình nuốt phải răng nhổ ra hay khiến cho chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm, gây ra tâm lý hoảng sợ cho các lần thay răng tiếp theo,…
- Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh,… Thì việc tự ý nhổ răng tại nhà là tuyệt đối không được làm. Bởi nhiễm trùng nếu có xảy ra trên nhóm đối tượng này sẽ có mức độ vô cùng nặng nề. Hay thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, nhìn chung cho đa số các trường hợp. Nếu răng sữa không tự rụng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa.
4. Giúp bé thay răng đúng cách tại nhà
Trong các trường hợp trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Không có bệnh lý đặc biệt đi kèm và răng sữa đã lung lay nhiều. Cha mẹ có thể hỗ trợ bé thay răng tại nhà đúng cách bằng việc:
- Rửa tay bằng nước và xà phòng. Lau khô với khăn sạch trước khi đụng chạm vào răng của con.
- Khuyến khích con tự làm lung lay chiếc răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để chân răng tự bật gốc ra ngoài. Trẻ chủ động tự biết cách làm cho phù hợp với bản thân mình thì sẽ an toàn hơn, thoải mái hơn.
- Nếu thất bại, hãy giải thích cho trẻ hiểu và hợp tác. Tuyệt đối không làm trẻ hoảng sợ với các động tác thô bạo.
- Cầm thân răng với một miếng gạc sạch. Dùng một lực xoắn vặn nhỏ, răng sẽ rơi ra.
- Cho trẻ cắn một viên gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu liên tục trong 5 đến 10 phút.
- Sau khi máu đã cầm, kiểm tra nướu tại vị trí cũ để đảm bảo không còn dấu tích nào của chân răng cũ còn sót lại.
- Trong trường hợp thấy còn mẩu chân răng sót lại trong nướu hay phải dùng lực mạnh, trẻ đau đớn nhiều nhưng răng không tự rụng được. Thì hãy đưa bé đến bác sĩ để được can thiệp. Mọi sự cố gắng trong tình trạng này sẽ càng khiến vấn đề tồi tệ thêm.
5. Cách chăm sóc bé thay răng
- Trẻ dưới 3 tuổi thì chỉ dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không dùng kem đánh răng. Vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng.
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Với lượng kem rất ít để tránh tình trạng nuốt kem.
- Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor. Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn. Hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày. Nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống. Và ngược lại.
- Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra. Và điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng (lấy cao răng).
- Hãy luôn theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm. Hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Vì dễ dẫn đến sâu răng.
- Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như: Cháo, súp hoặc nước hoa quả.
- Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như: Mút tay; Lấy lưỡi đẩy vào răng; Nghiến răng; Thở bằng miệng; Chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa. Hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này.
Kết luận
Xem thêm:
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tuoi-moc-rang-sua-rang-vinh-vien-va-thay-rang-o-tre-em/
Giai đoạn mọc răng sữa và bé thay răng là giai đoạn cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng hàm răng vĩnh viễn sau này khi bé trưởng thành.