Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị cảm sốt phải làm sao? 10+ sai lầm phổ biến & cách làm đúng

Mẹ không ngăn nỗi lo lắng và xót xa khi thấy bé yêu cảm sốt nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên mẹ không biết cách nào giúp giảm bớt khó chịu cho con. Mẹ muốn tìm hiểu trẻ bị cảm sốt phải làm sao một cách cụ thể, chi tiết và khoa học để con hạ sốt nhanh và mau khỏe trở lại. Hiểu được nỗi lo lắng đó của mẹ, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt những nguyên nhân gây ra cảm sốt khác nhau, những sai lầm mẹ cần tránh và cách xử lý thích hợp giúp con mau hồi phục, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm mẹ nha! 

Trẻ bị cảm sốt phải làm sao?
Trẻ cảm sốt phải làm sao? 10 sai lầm phổ biến và cách làm đúng dành cho mẹ!

1. 2 sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt & cách làm đúng

Thấy trẻ bị cảm sốt phải làm sao, mẹ chỉ kịp áp tay lên trán xác định nhiệt độ rồi vội vàng tìm ngay cách giúp bé giảm bớt khó chịu, mà quên béng đi việc xác định nguyên nhân gây cảm sốt cho bé. Điều này là một sai lầm mẹ ơi! Mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân trước khi đưa ra biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, giúp bé mau hồi phục. Kéo xuống dưới để tìm hiểu kỹ những sai lầm cần tránh khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt ở bé và hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách mẹ nha! 

1.1. Không tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây cảm sốt của con

Xác định đúng nguyên nhân là “chìa khóa” giúp mẹ mở ra hướng xử lý đúng đắn khi bé sốt đó ạ. Để xác định chính xác mẹ cần nắm được, cảm sốt không chỉ do thời tiết thay đổi mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus, sốc nhiệt,…  mỗi trường hợp cần có cách hạ sốt và chăm sóc khác nhau nhằm tiêu diệt triệt để nguồn gốc, giúp bé nhanh khỏe. Cụ thể như sau: 

1- Bé bị sốt do thời tiết

Thời tiết thất thường, nóng lạnh đột ngột kèm theo độ ẩm thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho đám vi khuẩn xấu xa phát triển, xâm nhập vào đường hô hấp gây cảm sốt ở bé. Mẹ nhận biết bé cảm sốt do thời tiết thông qua các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi, đau đầu, bé biếng ăn, bú kém, nước mũi có màu vàng/xanh và thường đặc quánh lại,…

Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, xâm nhập gây cảm sốt ở bé

Khi bé sốt do thời tiết, mẹ không cần quá lo lắng nhé, đây là trường hợp rất thường gặp và sẽ hồi phục nhanh chóng nếu mẹ biết chăm sóc bé đúng cách. Để giảm bớt khó chịu, mệt mỏi và giúp bé hạ sốt nhanh chóng, mẹ cần bình tĩnh áp dụng theo những cách dưới đây:

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tỏa bớt thân nhiệt.
  • Nếu bé sốt nhẹ (khoảng 38 độ), vẫn vui chơi và ăn uống tốt, mẹ chỉ cần cho bé uống nhiều nước giúp hạ nhiệt độ, tránh để cơ thể mất nước dẫn đến sốt cao hơn và co giật. Trong trường hợp bé sốt cao lên đến 38,5 độ C, mẹ cho bé uống Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt. Nếu chưa nắm được chính xác công dụng và cách dùng thuốc, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé mẹ nha.  
  • Bổ sung thêm sữa, nước trái cây (cam, dừa), nước biển khô Oresol,…để tránh mất nước và tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Cho bé nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng phù hợp từ 26 – 28 độ, hạn chế gió lùa khiến bé bị lạnh dẫn đến tình trạng cảm sốt nghiêm trọng hơn.
Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Trẻ bị cảm sốt phải làm sao khi Sốt do thời tiết không quá nghiêm trọng thế nên mẹ cần bình tĩnh thực hiện chăm sóc bé đúng cách giúp bé mau khỏi bệnh mẹ nha

2- Bé bị cảm do nhiễm virus

Virus thuộc chủng Rhinovirus, Enterovirus là 2 loại phổ biến gây ra cảm lạnh ở bé. Chúng tồn tại trong không khí và xâm nhập vào cơ thể bé thông qua mắt, mũi, miệng, những giọt bắn của người nhiễm bệnh hoặc chạm vào đồ vật chứa virus. Cảm lạnh do virus là bệnh lý thường gặp ở bé, có thể tự động khỏi sau 3 – 5 ngày. 

Tuy nhiên, đối với bé có đề kháng, hệ miễn dịch kém không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm phổi, viêm xoang,….Thế nên, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần có hướng xử lý kịp thời khi bé có những dấu hiệu sau: 

  • Bé hắt hơi nhiều lần trong ngày, kèm theo nước mắt và nước mũi chảy liên tục.
  • Bé chán ăn, quấy khóc, ho nhiều và đau rát ở vùng cổ họng. 
  • Bé sốt nhẹ hoặc sốt cao, một số trường hợp có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn.
Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Cảm do virus có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với những bé sức đề kháng, hệ miễn dịch kém không được điều trị kịp thời

Chăm sóc bé cảm cúm không quá phức tạp, mẹ chỉ cần “đánh” tập trung vào các triệu chứng sẽ giúp bé hạ sốt, khỏi bệnh nhanh chóng

  • Nước ấm bốc hơi sẽ làm giãn mạch máu, giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Thế nên, nếu bé sốt không quá cao (dưới 38 độ C), mẹ pha nước ấm (cao hơn nhiệt độ cơ thể bé khoảng 1 – 2 độ) tắm cho bé hoặc dùng khăn ấm đặt vào 2 hõm bẹn, nách, thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt của bé giảm.
  • Nếu bé sốt cao trên 39 độ, mẹ cho bé dùng Paracetamol để hạ sốt. Trường hợp bé không hợp tác uống thuốc hay đang ngủ, mẹ dùng viên hạ sốt đặt hậu môn cho bé nhé. 
  • Bổ sung thêm nhiều nước, trái cây như cam, quýt, bưởi,… giúp bé tăng sức đề kháng.
  • Cho bé uống nước ấm mật ong chanh, đường phèn với gừng,…để giảm các triệu chứng ho, đau họng.
  • Bé cảm do virus sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, thế nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động mạnh. 
Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Bé cảm lạnh luôn trong tình trạng mệt mỏi  nên càng khiến mẹ lúng túng trẻ bị cảm sốt phải làm sao lúc này bé cần nghỉ ngơi nhiều hơn mẹ nha

3- Cảm sốt do sốc nhiệt, tiếp xúc ánh mặt trời quá lâu

Do chưa có kinh nghiệm nên mẹ nghĩ chỉ cần cho bé ở trong nhà sẽ không gặp phải tình trạng sốc nhiệt. Nhưng không mẹ ơi! Không đơn giản chỉ do tiếp xúc nhiều dưới ánh mặt trời, khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ quá lạnh chuyển sang quá nóng và ngược lại, cơ thể bé bắt buộc phải tiêu hao rất nhiều năng lượng để thích ứng với thời tiết khiến sức đề kháng suy yếu gây sốt sốc nhiệt. 

Mẹ nhận biết bé sốc nhiệt thông qua những dấu hiệu như thân nhiệt bé cao hơn 40 độ C, đi đứng khó khăn, nôn ói, tiêu chảy, nhịp thở nhanh và nông, khát nước,….

Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Không nên cho bé vui chơi quá lâu dưới trời nắng nóng vì rất dễ say nắng, cảm nắng dẫn đến sốc nhiệt đó ạ

Bé sốt do sốc nhiệt là tình trạng khá nguy hiểm, gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và các bộ phận khác của cơ thể. Thế nên, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc bé đã đứng dưới nắng quá lâu mà xuất hiện các dấu hiệu như khát nước nhiều hơn, da ẩm và lạnh, mệt mỏi,…. Mẹ cần đưa bé đến đến chỗ râm mát, tốt nhất là nơi máy quạt để hạ thân nhiệt cho bé tránh trường hợp bé đột ngột sốc nhiệt, mẹ không trở tay kịp nhé mẹ ơi. Tuy nhiên, me cần lưu ý, đừng vì muốn thân nhiệt bé nhanh về mức bình thường mà mẹ bật điều hòa lạnh cho bé, điều hòa rất dễ làm thân nhiệt bé hạ đột ngột gây ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa của bé,…

Khi bé sốt sốc nhiệt, mẹ đừng quá hoảng hốt, hãy bình tĩnh giúp bé hạ sốt theo cách sau:

  • Mẹ nhanh chóng đưa bé ra khỏi môi trường có nhiệt độ cao đến nơi có bóng mát và cởi bỏ bớt đi quần áo không cần thiết. 
  • Mẹ đắp khăn mát vào những vị trí tập trung nhiều mạch máu như cổ, nách, bẹn thúc đẩy hiện tượng thoát nhiệt nhiều hơn, giúp việc hạ sốt diễn ra nhanh chóng.
  • Mẹ lay và gọi tên bé đến khi tỉnh táo rồi cho bé uống nước và bổ sung chất điện giải bằng Oresol, Pocari Sweat giúp cân bằng nhiệt độ và làm mát cơ thể.  
Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Cho bé uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải khi sốc nhiệt để cân bằng nhiệt độ và làm mát cơ thể mẹ nha!

4- Cảm sốt do tiêm phòng vắc xin

Mẹ thấy bé sốt sau khi được tiêm phòng rất sợ và lo lắng, nhưng đây là phản ứng bình thường mẹ ơi. Cơ thể bé tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại cho thấy đã có tác dụng với cơ thể. Thông thường, các triệu chứng cảm sốt do tiêm phòng như đau, sưng, sốt nhẹ,…sẽ biến mất trong vòng 1 – 2 ngày. 

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bé đề kháng yếu phản ứng không kịp với thuốc gây ra những triệu chứng nguy hiểm như thở khò khè, khàn tiếng, sốt trên 40 độ C, tim đập nhanh,…Vì thế, mẹ cần quan sát bé thật kỹ sau khi tiêm phòng để nắm được các triệu chứng cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. 

Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Cảm sốt do tiêm phòng ở bé là một bình thường và có thể tự động khỏi trong vòng 1 – 2 ngày

Thấy con sốt vô cùng khó chịu mẹ làm sao mà không sót cho được nên muốn tìm cách giúp bé hạ sốt nhanh chóng và giảm đau sau tiêm phòng. Mẹ áp dụng theo cách dưới đây mẹ nha:

  • Nếu bé sốt nhẹ (dưới 38 độ C) mẹ lau người bằng nước ấm cho bé giúp bé hạ thân nhiệt. Tuy nhiên, biện pháp này mẹ chỉ nên thực hiện trong vòng 5 – 10 phút tránh gây cảm lạnh cho bé.
  • Mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen khi bé sốt cao trên 38 độ C hoặc dùng miếng dán hạ sốt, chườm ấm giúp bé hạ thân nhiệt và giảm đau cơ thể nhanh chóng.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, tốt nhất là vải cotton giúp thoát nhiệt và thấm hút mồ hôi tốt.
Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Khi bé sốt mẹ nên cho bé mặc quần áo thoải mái, thoáng mát để thấm hút mồ hôi và thoát nhiệt tốt hơn

5- Tác dụng phụ của thuốc gây cảm sốt ở bé

Mẹ cho bé dùng thuốc mà chưa tìm hiểu kỹ, chủ quan dẫn đến rối loạn các phản ứng trong cơ thể khiến bé cảm sốt. Thời gian trung bình khi sử dụng thuốc cho đến lúc bắt đầu sốt là 7 – 10 ngày và có thể thay đổi theo từng nhóm thuốc khác nhau. Thế nên, để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu sau:

  • Bé sốt từ 37,2 – 42,7 độ C nhưng thân nhiệt lại dao động từ 38,8 – 40 độ C.
  • Nhịp tim của bé chậm hơn bình thường, kèm theo các biểu hiện mẩn trên da như nổi mề đay, phát ban,…
Sai lầm khi xác định nguyên nhân gây cảm sốt
Tác dụng phụ của thuốc thường gây sốt rất cao kèm theo các triệu chứng trên da như nổi mẩn, phát ban

Để giúp bé hạ sốt do tác dụng phụ của thuốc, mẹ áp dụng theo những cách sau:

  • Mẹ ngưng tất cả các loại thuốc đã cho bé uống trong thời gian gần nhất. Sau khi ngưng thuốc biểu hiện sốt sẽ được cải thiện trong vòng 48 – 72 giờ.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát để tỏa bớt nhiệt giúp cơn sốt hạ xuống nhanh hơn.
  • Dùng miếng dán hạ sốt, chườm hoặc lau người bằng nước ấm cho bé để giúp bé bớt khó chịu và làm mát cơ thể hiệu quả. 

1.2. Cho bé uống thuốc không phù hợp hoặc lạm dụng thuốc

Thấy bé sốt khó chịu, mẹ rất xót nên tự ý dùng thuốc, cho bé uống liều lượng cao với mong muốn giúp cơ thể bé được thoải mái hơn và hạ sốt nhanh. Thế nhưng, lạm dụng thuốc, tự ý dùng thuốc hạ sốt không chỉ khiến bệnh “ăn đầm nằm dề” không thuyên giảm mà còn gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như gây kháng thuốc, sốc thuốc, bé luôn trong tình trạng mệt mỏi,…thậm chí có thể gây ra những tổn hại đến gan, thận của bé.

Bé ốm sốt do làm dụng sai thuốc
Lạm dụng, tự ý dùng thuốc gây ra rất nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đó ạ

Mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé sốt từ 38,5 độ C, thuốc cần đúng liều lượng và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bé sốt nhẹ, vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường và không có dấu hiệu trở nặng thì mẹ không nên dùng thuốc cho bé. Thay vào đó, mẹ chú trong hơn về mặt chăm sóc bé như hạ thân nhiệt cho bé bằng cách chườm mát, tăng cường bổ sung nước và thức ăn dinh dưỡng dạng lỏng như cháo, súp, phở giúp bé tăng sức đề kháng, dễ ăn, dễ tiêu,..

2. 4 sai lầm khi hạ sốt cho bé và cách làm đúng

Mẹ thiếu kinh nghiệm nên không biết hạ sốt như thế nào là đúng, cần tránh làm những gì để đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho bé yêu. Dưới đây Góc của mẹ sẽ đưa ra 4 sai lầm khi hạ sốt cho bé mẹ cần tránh, hướng dẫn mẹ cách làm đúng giúp bé hạ sốt nhanh chóng, mẹ chăm bé tốt hơn.

2.1. Không theo dõi nhiệt độ cơ thể bé

Thấy con sốt, phản ứng đầu tiên của mẹ là lấy tay để xác định thân nhiệt rồi cuống cuồng cho bé uống thuốc khi chưa thật sự cần thiết hoặc uống sai thuốc,…Ngoài ra, nếu mẹ mang tâm thế cho bé uống thuốc hạ sốt chắc chắn thân nhiệt sẽ giảm mà không theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, co giật do cơ thể bé không đáp ứng thuốc.

Sai lầm khi hạ sốt cho bé
Nên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên để hạ sốt đúng cách và có biện pháp xử lý kịp thời nếu bé đột ngột sốt quá cao mẹ nhé!

Thế nên, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên, thông thường cách 2 – 3 giờ mẹ tiến hành đo lại 1 lần. Khi bé sốt nhẹ (dưới 38 độ C), mẹ cởi bỏ bớt quần áo, dùng nước ấm lau người để làm mạch máu giãn nở, thoát nhiệt nhanh chóng giúp bé hạ sốt nhanh. 

Trường hợp bé sốt cao (dưới 39 độ C) mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng, kết hợp chườm và lau người bằng nước ấm. Nếu bé sốt quá cao (trên 39 độ), sốt mãi không hạ, mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời nhé. 

2.2. Ủ ấm cho bé quá kỹ

Mẹ lo khi sốt bé sẽ ớn lạnh, rùng mình và sốt nặng hơn nên mặc thêm quần áo, mang tất và đắp chăn cho bé. Điều này là sai lầm mẹ ơi! Làn da của bé có khả năng tự kiểm soát nhiệt độ cơ thể hiệu quả, thế nên nếu mẹ ủ ấm quá kỹ cho bé, nhiệt độ sẽ ngày càng cao, tăng nguy cơ sốt co giật đó ạ. 

Cách hạ sốt cho bé
Khi bé sốt, mẹ tránh ủ ấm cho bé quá kỹ dẫn đến nhiệt độ ngày càng cao, tăng nguy cơ sốt co giật ở bé mẹ nha!

Thay vì ủ ấm, mẹ nên cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết, kể cả khi bé sốt run lạnh mẹ cũng chỉ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc có thể đắp một chiếc khăn mỏng giúp cơ thể bé dễ thoát nhiệt hơn. Ngoài ra, mẹ đặt thêm khăn ấm/lạnh lên trán bé, cho bé uống nhiều nước, nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí cũng giúp thân nhiệt bé nhanh hạ.

2.3. Không chườm khăn ấm cơ thể mà chỉ chườm mỗi trán

Khi sốt bé sẽ nóng cả người, chườm khăn ấm mỗi trán khả năng thoát nhiệt sẽ rất kém và lâu, dẫn đến thân nhiệt hạ chậm. Mẹ nên chườm cả cơ thể và tập trung ở các vị trí hội tụ nhiều mạch máu như nách, bẹn, cổ,…giúp lỗ chân lông và mạch máu giãn nở, thúc đẩy khả năng tản nhiệt để bé mát từ bên trong, giúp hạ sốt nhanh chóng. Sau khi chườm ấm xong, mẹ không nên cho bé nằm trong phòng có nhiệt độ quá lạnh (dưới 21 độ C) hay chĩa thẳng quạt vào bé để tránh nhiễm lạnh mẹ nha.

Cách hạ sốt cho bé
Mẹ nên chườm ấm toàn cơ thể cho bé để khả năng tản nhiệt cao, làm mát cơ thể giúp bé hạ sốt nhanh chóng mẹ nha

2.4. Chưa biết xử lý tình trạng co giật do sốt

Mẹ cần đặc biệt chú ý nếu bé sốt cao (trên 39,5 độ), vì ở mức này rất có thể dẫn đến co giật, đặc biệt đối với bé từ 6 – 18 tháng tuổi. Tuy các cơn co giật chỉ xảy ra dưới 5 phút, sau đó bé thường tỉnh táo lại nhưng không nên chủ quan mẹ nhé. Bởi sốt cao co giật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ngạt thở, thiếu oxy lên não khiến não bị tổn thương…

Vì thế, để đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này,  khi thấy bé sốt cao co giật, mẹ cần thực hiện sơ cứu: 

  • Mẹ đặt bé nằm nghiêng để đờm, nhớt dãi chảy ra ngoài tránh làm tắc đường thở. Nếu bé có nhiều đờm dãi cản trở quá trình thở mẹ cần tiến hành hút ra bằng miệng hoặc nếu có dụng cụ chuyên dụng càng tốt. 
  • Khi co giật, bé thường rơi vào trạng thái mơ màng không thể dùng được thuốc uống, mẹ cần dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho bé.
  • Cởi bớt quần áo cho bé, kể cả bé sốt cao rét run cũng không nên ủ ấm cho bé, dùng khăn ấm lau người để cân bằng nhiệt độ, làm mát cơ thể là cách tốt nhất cắt cơn co giật ở bé. 

Lưu ý cho mẹ: Bé sốt co giật là tình trạng rất nguy hiểm, sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh cơn co giật tái phát lần nữa, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé.

Cách hạ sốt cho bé
Mẹ cần có hướng xử lý đúng và nhanh chóng khi bé co giật tránh để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé mẹ nha

3. 6 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm sốt và cách làm đúng

Mẹ nào tập đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi lúc mắc phải sai lầm trong quá trình chăm sóc bé bị sốt. Góc của mẹ sẽ chỉ ra 5 sai lầm rất dễ mắc phải để mẹ tránh và có cách chăm sóc bé tốt nhất giúp bé mau khỏi bệnh nha. 

3.1. Không đưa bé đi khám mà tự ý chăm sóc tại nhà

Mẹ nghĩ bé “ốm đau là chuyện như cơm bữa” nên thường tự ý chăm bé tại nhà, chỉ khi nào con sốt quá cao, kèm theo những triệu chứng bất thường mới đưa bé đi khám. Điều này là sai lầm cực lớn mẹ ơi! Sốt là phản ứng miễn dịch được đánh giá là rất nguy hiểm ở bé. Nếu mẹ chủ quan, đưa con đi khám muộn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bé như mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải, thậm chí nếu sốt cao (trên 40 độ C) còn dẫn đến co giật, tổn thương hệ thần kinh,…

Thế nên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của con, khi con sốt ( trên 39 độ), mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay để nhận được chẩn đoán chính xác và có hướng xử lý phù hợp. Đặc biệt, đối với bé dưới 3 tháng tuổi, đề kháng còn yếu và chưa được hoàn thiện, để đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho bé, mẹ nên đưa bé đi khám kể cả khi bé mới xuất hiện những dấu hiệu như quấy khóc, thở khò khè, phát ban,…

Cách chăm sóc trẻ bị cảm sốt
Khi con sốt, mẹ nên đưa con đi khám để đảm bảo an toàn tốt ưu nhất cho sức khỏe của con mẹ nhé

3.2. Cho bé tắm nhiệt độ nước như ngày thường

Mẹ chủ quan, quen tay chuẩn bị nước tắm cho con hàng ngày rồi, nghĩ  rằng cứ tắm cho bé với nước ấm ấm như bình thường là được mà không biết rằng khi sốt con cần tắm với nước ở nhiệt độ nóng hơn. Khi bé sốt, nhiệt độ cơ thể thường nóng hơn 1 – 2 độ, nếu mẹ tắm với nhiệt độ nước như bình thường rất dễ khiến bé bị lạnh đột ngột, rùng mình, rét run đó ạ. 

Mẹ nên tắm cho bé với nước ấm ở nhiệt độ từ 38 – 40 độ C trong phòng kín, tránh gió lùa. Đồng thời, mẹ cũng nên tắm cho bé nhanh hơn mọi khi, chỉ trong vòng 5 phút đổ lại, tránh tắm lâu làm bé mất nước hay nhiễm lạnh. 

Sai lầm khi hạ sốt cho bé
Mẹ cần tắm cho bé với nước ấm hơn bình thường 1 – 2 độ và tắm nhanh hơn thường ngày tránh bé nhiễm lạnh khiến tình trạng bệnh nặng hơn mẹ nha

3.3. Để bé nằm ở phòng tù bí – thiếu ánh sáng

Mẹ cho rằng khi sốt, con cần không gian tối, ấm áp để dễ nghỉ ngơi hơn. Nhưng không phải vậy mẹ ơi! Không gian tù bí, thiếu ánh sáng không giúp bé dễ ngủ mà còn khiến bé khó thở, cảm thấy nóng và khó chịu trong người dẫn đến tình trạng sốt khó thuyên giảm. Mẹ nên cho bé nằm ở phòng thoáng mát, có cửa sổ, ánh nắng nhẹ tự nhiên sẽ giúp bé thoải mái, thoát nhiệt nhanh và dễ thở hơn đó ạ. 

Cách chăm sóc trẻ bị cảm sốt
Cho bé nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, đủ ánh sáng cũng góp phần nào cải thiện tình trạng bệnh đó ạ

3.4. Chỉ cho bé ăn mỗi cháo

Mẹ thấy con sốt mệt mỏi, đau rát họng, không chịu ăn gì, mẹ sợ con đói nên hay cho con ăn cháo không cầm hơi cho dễ nuốt. Nhưng điều này rất dễ làm bé rơi vào tình trạng thiếu dưỡng chất, không có sức đề kháng chống lại virus khiến bệnh mãi không thuyên giảm đó mẹ ơi. 

Nếu mẹ sợ bé đau họng, đau bụng, khó chịu khi ăn cơm, bún,… mẹ nên cho bé thay đổi luân phiên giữa cháo, súp, canh với thức ăn, rau củ, thịt xay nhuyễn, hoặc hầm mềm… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo bé dễ ăn, không bị đau rát họng và có hướng thú ăn hơn hẳn. 

Sai lầm khi hạ sốt cho bé
Không nên chỉ cho bé ăn mỗi cháo khi bị sốt, rất dễ khiến bé bị thiếu dưỡng chất, không có đủ sức đề kháng đó ạ

3.5. Không cho bé uống đủ nước

Thấy con sốt mệt mỏi hay khó chịu, quấy khóc mẹ nghĩ cho con nghỉ ngơi, ngủ nhiều sẽ giúp con khỏe nhanh hơn mà quên mất việc cần bù nước khi sốt. Tuy nhiên, bé sốt rất dễ rơi vào tình mất nước nghiêm trọng dẫn đến mệt mỏi liên tục, thiếu sức sống, thậm chí có thể khiến tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn. 

Cách tốt nhất giúp bé hạ cơn sốt là mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho bé, kể cả khi bé không khát. Đối với bé sơ sinh, mẹ tăng thêm cữ bú và lượng bú cho bé thêm khoảng 5 – 10 phút mỗi cữ. Bé trên 1 tuổi mẹ cho bé uống thêm nước trái cây, đặc là các nước giàu vitamin C như: nước cam, quýt, chanh,…vừa tránh mất nước, vừa tăng sức đề kháng cho bé. 

Cách chăm sóc trẻ bị cảm sốt
Bổ sung đủ nước cho bé là một trong những cách giúp bé hạ sốt hiệu quả đó ạ

3.6. Không vệ sinh thức ăn và đồ dùng của bé sạch sẽ

Thấy con sốt mẹ rất cuống, sợ con sốt bất chợt mà mẹ lơ là trong việc vệ sinh dùng đồ dùng, thức ăn cho con. Nhiều lúc mẹ lo quá, mẹ chỉ muốn rửa thật mau để ở bên trông nom con. Nhưng điều này sẽ tạo điều kiện cho đám vi khuẩn xấu xa xâm nhập, ẩn nấp, nhân cơ hội tấn công gây bệnh cho bé đó mẹ ơi. Bé đang trong giai đoạn đề kháng kém, rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mẹ sợ nước rửa không thì không sạch, nhưng lại lo dùng các loại nước vệ sinh dụng cụ có các chất hóa học gây hại đến sức khỏe của bé. 

Tốt nhất, để rửa rau củ và đồ dùng, dụng cụ cho bé cưng, mẹ nên lựa chọn mua riêng những loại nước rửa chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và ưu tiên những thành phần tự nhiên, lành tính để đảm an toàn cho sức khỏe của bé. Bé măm măm ngon lành mà không lo bị vi khuẩn tấn công, kích ứng hay dị ứng mẹ nha. 

Cách chăm sóc trẻ bị cảm sốt
Mẹ rửa sạch thật kỹ rau củ và đồ dùng cho bé để tránh vi khuẩn ẩn nấp, tấn công làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mẹ nha

Gợi ý mẹ tậu ngay Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy – sản phẩm chuyên sử dụng để vệ sinh dụng cụ cho bé sơ sinh và rau quả nhà mình ăn uống hàng ngày. Chẳng lo sợ vi khuẩn, bụi bẩn (kể cả những loại không nhìn được bằng mắt thường) còn sót lại nhờ những thành phần “đắt giá” diệt khuẩn có nguồn gốc tự nhiên, bảo vệ hệ tiêu hóa bé cưng. 

Mamamy khuyến mãi
Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy cực an toàn và lành tính “tậu” ngay về chăm sóc bé cưng mẹ ơi!

Nhà Mamamy hiện đang có chương trình ưu đãi giảm 40% cùng hàng nghìn phần quà hấp dẫn, cực hời luôn ạ. Mẹ còn chần chừ gì nữa, ghé ngay gian hàng Mamamy tậu ngay đồ xịn – giá cực xinh về chăm sóc bé yêu an toàn, tiện lợi nhé! 

4. Mẹ nên làm gì khi bé cảm sốt cao kéo dài không hạ?

Đến giờ trẻ bị cảm sốt phải làm sao chắc là mẹ đã biết rồi đúng không ạ. Tiếp theo, nếu mẹ đã thực hiện nhiều phương pháp hạ sốt như chườm khăn ấm, cho bé uống thuốc và thực hiện chăm sóc bé đầy đủ, đúng cách nhưng bé vẫn sốt cao không hạ trong 24 giờ, mẹ cần: 

1- Đưa bé thăm khám bác sĩ 

Nếu mẹ đã cho bé dùng thuốc hạ sốt đúng cách, đúng liều lượng nhưng bé vẫn sốt kéo dài trong 24 giờ kèm theo những dấu hiệu bất thường như mê man, lừ đừ, đau khi đi tiểu,….mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để nhận được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. 

Mẹ làm gì khi bé sốt cao kéo dài
Nếu bé đã dùng thuốc hạ sốt mà vẫn sốt cao không hạ, kèm theo những triệu chứng bất thường, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có hướng xử lý an toàn nhất

2- Bổ sung truyền dịch cho bé nếu cần

Chỉ nên truyền dịch cho bé khi thật sự cần thiết mẹ nhé. Nếu bé sốt kéo dài trong 24 giờ không hạ nhưng vẫn tỉnh táo, được bổ sung nước, chất dinh dưỡng qua chế độ dinh dưỡng thì không cần truyền dịch cho bé. Chỉ truyền dịch khi bé mất nước nặng, bé không ăn uống trong thời gian dài giúp cung cấp nước, chất điện giải, dinh dưỡng cho bé để tăng sức đề kháng chống lại cơn sốt. 

Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện truyền dịch cho bé trong bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đảm bảo, tránh quá lo lắng và chủ quan mà truyền tại những quầy, tiệm thuốc không uy tín gần nhà không tốt cho bé nhé mẹ ơi. 

Đọc đến đây, chắc hẳn mẹ đã biết trẻ bị cảm sốt phải làm sao rồi. Trong quá trình chăm sóc bé, mẹ cần tránh mắc phải những sai lầm đã được liệt kê trên mẹ nhé. Mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc trong trường hợp cần thiết, không ủ ấm quá kỹ, quan sát nhiệt độ của bé trong cả quá trình sốt để tránh làm tình trạng sốt trở nên tệ hơn và có biện pháp xử lý kịp thời mẹ nha. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ bị cảm sốt phải làm sao? 10+ sai lầm phổ biến & cách làm đúng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0